Xuất về nước đứng đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 93 - 94)

Chương 2 : Thực trạng quá trình hợp tác tài chính-tiền tệ Đôn gÁ

3.2. Các đề xuất tăng cường hợp tác tài chính-tiền tệ Đôn gÁ

3.2.4. xuất về nước đứng đầu

Xác định quốc gia giữ vị trí đứng đầu khu vực Đông Á là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Tuy nhiên, có thể có các giải pháp sau:

Thứ nhất là Trung Quốc và Nhật Bản cùng nắm giữ vai trò quyết định trong việc phát triển Đông Á mặc dù hai nước có sự khác biệt trong chiến lược phát triển. Theo Sakakibara (2003) vai trò của Trung Quốc và Nhật Bản đối với quá trình liên kết Đông Á cũng tương tự như vai trò của Đức và Pháp trong quá trình liên kết Châu Âu. Tương tự như vậy, theo dự án nghiên cứu Kobe tháng 7 năm 2002 tại Copenhagen, Đông Á “rất cần thiết phải có sự hợp tác Trung - Nhật, như là liên minh Pháp - Đức, đóng vai trò trung tâm trong quá trình liên kết và hợp tác ở Châu Âu”.

Để thực hiện điều này, Trung Quốc và Nhật Bản cần thỏa hiệp một cấu trúc thể chế và cấu trúc tài chính đã có sẵn ở Đông Á. Chẳng hạn, Trung Quốc có thể chấp nhận yêu cầu của Nhật Bản về quản lý phi chính thức các vấn đề giám sát và kiểm soát đáp lại Nhật Bản cam kết gia tăng đáng kể sự hỗ trợ tài chính các các hoán đổi một chiều và ODA tới các nước ASEAN.

Thứ hai là Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo chính trong liên kết khu vực. Với vai trò lãnh đạo này, Trung Quốc có thể lựa chọn đàm phán và mở rộng các BSA và hiệp ước thương mại tự do với ASEAN. Trong trường hợp này, CMI ban đầu có thể trở thành “ASEAN+1”. Tuy nhiên, nếu không có Nhật Bản, thì ASEAN+1 sẽ không thể là một hiệp định độc lập để phát triển tài chính khu vực bởi vì Trung Quốc rất khó có thể cam kết tài trợ cho thâm hụt thanh toán của các nước thành viên ASEAN.

Thứ ba là mở rộng CMI tới các nước Úc và New Zealand và có thể là Ấn Độ từ Nam Á để nâng cao vị thế của Nhật Bản. Lộ trình này được Nhật Bản ủng hộ bởi vì Nhật Bản có thể nâng cao vị thế của mình so với Trung Quốc khi có nhiều nước hỗ trợ chiến lược của mình. Tuy nhiên, nhiều thành viên của ASEAN+3 lại cho rằng, trong giai đoạn hiện nay CMI không nên có bất kỳ việc mở rộng nào bởi vì việc mở rộng không giống như việc tăng về thực chất các khoản hỗ trợ tài chính ngắn hạn có sẵn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)