Chương 2 : Thực trạng quá trình hợp tác tài chính-tiền tệ Đôn gÁ
3.1. Một số mô hình/ quan điểm về hợp tác tài chính-tiền tệ Đôn gÁ
3.1.1. Các ý tưởng của các chính phủ và thủ lĩnh chính trị
Sáng kiến đầu tiên về hợp tác khu vực trong lĩnh vực tài chính là sáng kiến về thành lập Quỹ tiền tệ Châu Á (AMF), được đề xuất tháng 10/1997 ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Nhật Bản là nước đề xuất và nội dung chính là AMF sẽ hoạt động độc lập với IMF, thay thế cho IMF trong một số hoạt động như giám sát tài chính khu vực. Tuy nhiên, sáng kiến này đã vấp phải sự phản đối từ Mỹ và IMF vì lo ngại sự chồng chéo trong hoạt động của AMF và IMF.
Tiếp theo sáng kiến thành lập Quỹ tiền tệ Châu Á là sáng kiến Miyazawa mới (NMI) của Nhật Bản, được đưa ra vào tháng 10/1998. Mục tiêu là thành lập cơ chế hỗ trợ song phương hỗ trợ các nước Châu Á bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính đồng thời góp phần ổn định thị trường tài chính quốc tế. Tổng số tiền cho NMI là 30 tỷ USD, trong đó 15 tỷ USD dành để hỗ trợ khả năng thanh toán ngắn hạn và số còn lại dành cho các dự án trung và dài hạn. Khác với phương pháp tiếp cận đa phương của AMF, NMI thông qua phương pháp tiếp cận song phương để đạt được sự ổn định tiền tệ và tài chính. Chủ yếu số tiền 30 tỷ USD trên là tiền cho vay, không phải tiền viện trợ.
Tiếp theo đó, Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ việc huy động vốn từ các quỹ khu vực tư nhân trong và ngoài nước cho Châu Á (thông qua bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất của JBIC và ADB). Đồng thời, Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ cho đầu tư vào khu vực tư nhân Châu Á thông qua quỹ huy động vốn. Một trong các lĩnh vực ưu tiên khác của giai đoạn này là phát triển các thị trường trái phiếu, được coi là tiền thân của thị trường trái phiếu khu vực.
Đi xa hơn những ý tưởng và đề xuất kể trên, các nguyên thủ ở Đông Á còn nêu lên những ý tưởng về một Cộng đồng Đông Á, coi đây là xu hướng tất yếu và cần thiết của liên kết khu vực. Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đưa ra ý tưởng này trong chuyến thăm Đông Nam Á đầu năm 2002. Đây cũng được coi là bước phát triển tiếp theo của cơ chế 10+3 hiện có. Mới đây, Thủ tướng Malaysia lại kêu gọi thành lập Nhóm kinh tế Đông Á ở một trình độ cao hơn ASEAN + 3. Theo Thủ tướng Malaysia, APEC đã không thực sự quan tâm đến các quyền lợi Đông Á. Ông tuyên bố: “Chúng ta cần phải chấm dứt việc núp sau danh nghĩa giả mạo ASEAN +3 để tự gọi mình là Tổ chức kinh tế Đông Á” [12]. Trung Quốc cũng tỏ ra quan tâm đến một sự hợp tác chặt chẽ hơn của Đông Á, “lấy hợp tác Trung - Nhật làm nền tảng, với vai trò thúc đẩy của ASEAN” [15]. Sự hợp tác này sẽ không chỉ xuất phát từ các mục tiêu kinh tế mà còn giải quyết các vấn đề khu vực khác như ngăn chặn khủng bố và an ninh phi truyền thống. Cựu tổng thống Philippin, Phidel Ramos cho rằng từ sự tương tác về kinh tế, các nước Đông Á sẽ củng cố được vị thế của mình trên thế giới [13]. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Hiromu Nonaka còn tuyên bố mạnh mẽ hơn rằng những vấn đề của Châu Á phải do Châu Á tự giải quyết và Đông Á sẽ bắt đầu bằng việc thay thế phụ thuộc vào IMF bằng việc lập ra AMF và cuối cùng sẽ tiến đến một Liên bang chặt chẽ hơn như EU [14].
3.1.2. Các sáng kiến trong khuôn khổ ASEAN + 3
Đề xuất của Nhóm tầm nhìn Đông Á
Nhóm Tầm nhìn Đông Á được thành lập năm 1999 tại Seoul (Hàn Quốc). Thành viên của nhóm bao gồm các nhà khoa học từ các nước ASEAN+3 (mỗi nước có hai nhà khoa học đại diện). Nhiệm vụ chủ yếu của Nhóm là đưa ra các chiến lược hợp tác trong khu vực. Tháng 10 năm 2001, Báo cáo “Hướng tới một Cộng đồng Đông Á” của nhóm đã được trình bày tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN +3 tại Bandar Seri Begawan, Brunei.
chính, an ninh chính trị, môi trường, văn hóa xã hội và thể chế nhằm xây dựng một Cộng đồng Đông Á. Điểm nổi bật trong đề xuất này là hợp tác Đông Á sẽ chú trọng vào phát triển con người, giảm đói nghèo và khoảng cách giữa các nước. Đề xuất cũng nhấn mạnh sự phối hợp của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong hợp tác khu vực. Hợp tác kinh tế sẽ là nền tảng và chất xúc tác cho hợp tác trong các lĩnh vực còn lại. Nhóm tầm nhìn Đông Á cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính hài hòa của Cộng đồng Đông Á với hệ thống thế giới.
Trong hợp tác kinh tế, báo cáo đưa ra 15 biện pháp cụ thể trong đó có những đề xuất quan trọng được đưa ra nhằm mục tiêu cuối cùng là thành lập Cộng đồng Kinh tế Đông Á.
Hợp tác tài chính cũng là một trọng tâm quan trọng trong đề xuất của Nhóm tầm nhìn Đông Á. Nhóm đề xuất cách tiếp cận từng bước, xoay quanh ba trụ cột chính của hợp tác tài chính là thể chế tín dụng khu vực, cơ chế tỷ giá và cơ chế giám sát với các biện pháp cụ thể sau:
- Thành lập Quỹ tự hợp tác tài chính để hỗ trợ cho nội bộ khu vực, ví dụ như các Hiệp định vay mượn khu vực (Regional Arrangements to Borrow) hoặc Quỹ tiền tệ Đông Á. Tuy nhiên, đặc điểm cơ bản của quỹ này là bổ trợ cho IMF, chứ không cạnh tranh với IMF như trong đề xuất về AMF.
- Thực hiện một cơ chế phối hợp tỷ giá nhằm ổn định tài chính và phát triển kinh tế. Theo đánh giá của nhóm, tỷ giá linh hoạt nhưng ổn định sẽ tốt hơn cho phát triển kinh tế dài hạn so với tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Do vậy, nhóm cho rằng cơ chế tỷ giá neo theo rổ tiền tệ sẽ phù hợp hơn việc neo vào một đồng tiền duy nhất. Việc phối hợp thực hiện cơ chế tỷ giá này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ trong các chính sách tiền tệ và tài khóa. Về dài hạn, nhóm đề xuất Đông Á là khu vực tiền tệ chung, khi các điều kiện kinh tế chính trị xã hội đã chín muồi
- Tăng cường quy trình giám sát khu vực, bổ trợ cho quy trình giám sát toàn cầu của IMF và thống nhất với IMF về các biện pháp tư vấn.
Đề xuất của Nhóm nghiên cứu Đông Á
Nhóm nghiên cứu Đông Á gồm các quan chức chính phủ được thành lập vào tháng 3 năm 2001 với nhiệm vụ đánh giá các đề xuất của Nhóm tầm nhìn Đông Á và nội dung của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Tháng 11 năm 2002, báo cáo của nhóm được trình bày tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 tại Phnompenh.
Về cơ bản, Nhóm nghiên cứu Đông Á nhất trí với những đề xuất trong báo cáo “Hướng tới một Cộng đồng Đông Á” đặc biệt là mục tiêu cuối cùng của hợp tác Đông Á là hướng tới một Cộng đồng Đông Á.
Đóng góp quan trọng nhất của Nhóm nghiên cứu Đông Á là lựa chọn trong các đề xuất của báo cáo “Hướng tới một Cộng đồng Đông Á” những biện pháp hợp tác cụ thể mà theo nhóm là quan trọng và đề xuất thứ tự ưu tiên. Cụ thể, Nhóm đưa ra 26 biện pháp cần ưu tiên thực hiện, trong đó có 17 biện pháp ngắn hạn và 9 biện pháp trung hạn. Theo đánh giá của Nhóm, trong phát triển hợp tác kinh tế ngắn hạn cần chú trọng hỗ trợ và hợp tác trong cơ sở hạ tần g, công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực. Nhóm kiến nghị phải chú trọng hơn đến vấn đề thể chế hợp tác trong ngắn hạn như thành lập Ủy ban kinh doanh Đông Á, Diễn đàn Đông Á. Thành lập khu mậu dịch tự do và khu vực đầu tư Đông Á là những biện pháp trung hạn. Tuy nhiên, cả trong ngắn hạn và trung hạn, việc khuyến khích đầu tư thông qua FDI và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời thiết lập mạng lưới thông tin đầu tư Đông Á là những biện pháp cần ưu tiên.
Đặc biệt, Nhóm đề xuất Đông Á cần hỗ trợ khối ASEAN trong hội nhập kinh tế khối. Những hỗ trợ hợp tác trong khuôn khổ ASEAN sẽ làm giảm khoảng cách phát triển giữa các thành viên ASEAN, và do vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập Đông Á.
Ngoài ra, Nhóm Nghiên cứu Đông Á còn đề nghị bổ sung những lĩnh vực hợp tác quan trọng như du lịch, lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp. Đây là
những lĩnh vực mà Nhóm tầm nhìn Đông Á không đánh giá đầy đủ trong Báo cáo “Hướng tới một Cộng đồng Đông Á”.
3.1.3. Một số sáng kiến đề xuất của giới học giả và tổ chức nghiên cứu
Ngoài các sáng kiến của chính phủ các nước hoặc của ASEAN + 3, hợp tác Đông Á còn nhận được một số đề xuất của các nhà khoa học hoặc các tổ chức nghiên cứu có uy tín. Nhìn chung, các đề xuất này đều thống nhất quan điểm là hợp tác toàn diện Đông Á sẽ có lợi cho cả khu vực. Tuy nhiên, có thể có những ý tưởng khác nhau về hình thức hoặc tiến độ thực hiện trong ngắn hạn và trung hạn để có thể tiến tới một Cộng đồng Đông Á, như đề xuất của Nhóm tầm nhìn Đông Á.
Đề xuất của Brouwer và Ito (2003): Trong khi Nhóm tầm nhìn Đông Á chưa đưa ra được các kiến nghị cụ thể về thể chế cần thiết cho hợp tác khu vực ngoài việc đổi tên Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 thành Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Brouwer và Ito (2003) đề xuất thành lập một nền tảng thể chế quản lý hội nhập hợp tác khu vực. Theo các tác giả, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 hay Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á là những diễn đàn đối thoại chính sách tốt nhưng chưa đủ để đảm bảo hiệu quả cho hợp tác khu vực. Do vậy, các tác giả ủng hộ việc thành lập Ban Thư ký Đông Á, và kiến nghị theo mô hình EU không nên đặt trụ sở ở trong nhóm các nước lớn như Nhật Bản, Trung Quốc hay Indonesia. Ngoài ra, trụ sở Ban Thư ký cần đặt ở nơi có thể cân bằng được lợi ích trong khu vực và phải là nơi có nền kinh tế tương đối phát triển. Seoul (Hàn Quốc), theo các tác giả, sẽ là điểm tối ưu.
Một đề xuất khác của Brouwer và Ito là không chỉ giới hạn quy mô cộng đồng trong nhóm 13 nước ASEAN+3. Các tác giả ủng hộ việc mở rộng quy mô hợp tác gồm cả Đài Loan, Hồng Kông thậm chí cả Úc và Niudilân. Tuy nhiên, các tác giả không ủng hộ việc các nước Nam Á tham gia vào khu vực do sự căng thẳng trong quan hệ vùng Nam Á.
Ngoài bước đầu tiên là thiết lập thể chế khu vực, Brouwer và Ito coi hoàn thiện thị trường và thể chế tài chính là bước quan trọng thứ hai. Trong đó, các tác giả cho rằng cần chú trọng xây dựng năng lực cũng như phát triển thị trường trái phiếu trong nước và khu vực.
Bước thứ ba, theo Brouwer và Ito, là phát huy thế mạnh của các nhà học giả và nghiên cứu chính sách hàng đầu của khu vực và kết hợp hài hoà hoạt động của nhóm này với hoạt động của chính phủ, coi trọng đối thoại của cả hai nhóm trong hợp tác khu vực. Các tác giả coi đây là phương pháp đối thoại cân bằng hai nhóm, và kiến nghị thành lập các diễn đàn thích hợp cho trao đổi ý tưởng hợp tác.
Đề xuất của Viện phát triển Hàn Quốc (KDI, 2003): Theo nghiên cứu của Viện phát triển Hàn Quốc thực hiện cùng với Viện các nền kinh tế đang phát triển (IDE, Nhật Bản), việc thực hiện một khu vực mậu dịch tự do giữa ba nước Đông Bắc Á hoặc giữa Nhật Bản – Hàn Quốc hiện tại còn chưa mang tính khả thi cao. Chỉ có duy nhất Nhật Bản là nước sẽ hưởng lợi từ việc hình thành một khu vực mậu dịch tự do như vậy. Hàn Quốc và Trung Quốc đều thiệt thòi do cán cân thương mại bị xấu đi. Do vậy, KDI cho rằng trước hết Nhật Bản cần tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế, đặc biệt giảm các hàng rào phi thuế quan để hội nhập có tính khả thi cao hơn. Ngoài ra, KDI còn đề xuất khả năng tự do hoá thương mại không cân xứng, trong đó Hàn Quốc và Trung Quốc có nhiều thời gian hơn để thực hiện tự do hoá. Đồng thời, Nhật Bản cần tăng cường đầu tư và chuyển giao công nghệ cho hai nước kia.
Nghiên cứu của KDI cũng đưa ra các đánh giá về việc thành lập liên minh tiền tệ Châu Á và cho rằng với sự khác biệt rất lớn trong khoảng cách phát triển ở Đông Á hiện nay, việc hình thành một Liên minh tiền tệ sẽ còn mất nhiều năm mới có thể hoàn tất. Trong ngắn hạn và trung hạn, KDI đề xuất Nhật Bản cần phải xoá bỏ các hàng rào ngăn trở việc sử dụng đồng Yên rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Cụ thể, nghiên cứu kiến nghị cải cách thị trường Tokyo, nâng cấp thành một thị trường quốc tế và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có quyền như các nhà đầu tư trong nước.
Đề xuất của Zhang Yunling (2002): Zhang Yunling phân tích 3 khả năng tăng cường hợp tác khu vực. Theo phương thức một, mô hình ASEAN sẽ được coi làm trung tâm, ba nước còn lại gia nhập ASEAN. Hệ thống và mô hình hợp tác ASEAN sẽ được vận dụng cho cả khu vực. Theo phương thức thứ hai, Đông Bắc Á tiến hành hội nhập và hợp tác với ASEAN, cuối cùng nhất thể hoá khu vực. Và phương án cuối cùng, thông qua nhiều quá trình hợp tác, một khung hội nhập khu vực sẽ được thiết lập dần dần và cuối cùng, tiến đến nhất thể hoá khu vực.
Với động thái khu vực hiện nay, dường như các nước đã nghiêng về giải pháp kết hợp phương án thứ hai và thứ ba, việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Bắc Á đang được nghiên cứu và một loạt các khu mậu dịch tự do song phương đang được đàm phán. Phương án đầu không có tính khả thi cao vì quy mô ASEAN nhỏ, và trình độ phát triển lại rất khác biệt so với Đông Bắc Á. Đối với phương thức thứ hai, việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Bắc Á không đơn giản do mối quan hệ Trung - Nhật còn nhiều phức tạp. Ngoài ra, các phân tích định lượng cho thấy Trung Quốc và Hàn Quốc dường như bị thiệt thòi và chỉ có Nhật Bản có lợi từ việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Bắc Á. Tuy nhiên, việc phát triển hợp tác trong các lĩnh vực hạ tầng, năng lượng và môi trường cũng như trong khuyến khích thương mại đầu tư giữa các nước Đông Bắc Á sẽ có tính khả thi cao hơn.
Đề xuất của Tatsuhiko Yoshizuaki (2003): Tương tự như Brouwer và Ito, Tatsuhiko Yoshizaki cho rằng phương thức hợp tác hiện tại của Đông Á có một yếu điểm là không hề tính đến Đài Loan và Hồng Kông. Đài Loan có tham gia APEC, nhưng không được đề cập đến trong khuôn khổ ASEAN+3.
Theo Tatsuhiko Yoshizuaki, Đài Loan có một vị trí đã được khẳng định trong ngành công nghệ thông tin. Yoshizuaki dẫn tờ Tuần báo kinh doanh (tháng 6/2002) cho biết hiện Đài Loan có 11 công ty trong 100 công ty công nghệ thông tin lớn nhất. Theo thống kê của Bộ Kinh tế Đài Loan, Đài Loan hiện cũng có tỷ phần buôn bán lớn nhất thế giới trong 14 sản phẩm IT trong đó có máy tính xách tay (49%), đĩa CD-R (83.3%), và đĩa DVD (74.5%).
Ông tỏ ra khá thận trọng khi đánh giá hợp tác với Trung Quốc. Đặc biệt ông khuyến cáo, không nên thành lập một khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc quá sớm vì hiện tại mức bổ trợ giữa hàng hoá ASEAN và Trung