1.3. Kinh nghiệmtrongkiểm soát chi đầu tưXDCB của một số nước và bài học thực
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, kiểm soát chi và cam kết chi tại Pháp có sự khác biệt giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương do ngân sách không lồng ghép giữa các cấp ngân sách. Đối với ngân sách trung ương phải cam kết, ngân sách địa phương không bắt buộc thực hiện cam kết chi.
Thứ hai, kiểm soát cam kết chi tại Pháp phân định trách nhiệm của KBNN trong kiểm soát chi theo hướng giảm dần, đồng thời tăng cường trách nhiệm của đơn
vị sử dụng ngân sách. Thực tế, KBNN không kiểm soát tính hợp pháp, tính hiệu quả của khoản chi, mà thực hiện kiểm soát theo nội dung chi, KBNN chuyển từ kiểm soát toàn bộ sang hình thức kiểm tra mẫu, kiểm tra theo ngưỡng chi tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của khoản chi hoặc mức độ tin cậy của đơn vị thụ hưởng ngân sách, đây là bài học quan trọng nhất đối với Việt Nam.
Thứ ba, hầu hết các nước không ban hành Luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng tại các luật chuyên ngành đều quy định các cơ chế, biện pháp cụ thể nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí NSNN, vốn, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động, tài nguyên. Tại Hàn Quốc, Luật Quản lý ngân sách và các khoản trợ cấp quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình ngân sách từ khâu lập dự toán phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu ngân sách; đồng thời thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung của bảng dự toán và phải chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ tư, việc ban hành đồng bộ, đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ, chuẩn mực hợp lý, đầy đủ cho từng ngành, lĩnh vực và thường xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tế biến động của thị trường, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ được coi là xương sống bảo đảm việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để thực hiện kiểm soát, xử lý hành vi gây lãng phí.
Thứ năm, việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong quản lý, sử dụng và điều hành hoạt động chi tiêu NSNN giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NSNN.
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào hệ thống cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Việt Namở chương 1và những khảo sát khách quan, ở chương 2 này tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp phù hợp khác nhau, áp dụng trên các đối tượng khác nhau, cũng như đưa ra phương pháp xử lý những dữ liệu thu thập được qua quá trình nghiên cứu để phục vụ các tiêu chí nghiên cứu khác nhau trong quá trìnhphân tích thực trạng kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam.