Hoàn thiện quy trìnhkiểm soát chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 86)

2.1.2 .Tài liệu sơ cấp

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường KSC đầu tưXDCB tạiKBNNViệt Nam

4.2.1. Hoàn thiện quy trìnhkiểm soát chi

- Sửa đổi quy trình kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư XDCB tại KBNN. Cụ thể, điều chỉnh số ngày kiểm soát chi tại KBNN nơi dự án mở tài khoản theo hướng bỏ khái niệm “thanh toán trước kiểm soát sau” và “kiểm soát trước thanh toán sau”. Số ngày kiểm soát chi còn lại là 3 ngày không phân biệt nội dung kiểm soát hay thời điểm kiểm soát, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ kiểm soát chi. Tránh gây khó khăn, phiền hà cho chủ đầu tư, đơn vị sử dụng NSNN.

- Rà soát đánh giá các quy định về chức năng nhiệm vụ của KBNN các cấp, từ đó bổ sung điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với chức năng nhiệm vụ được phân công cho từng cấp KBNN, nhằm phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp KBNN, tránh chồng chéo, nhầm lẫn chức năng nhiệm vụ.

- Tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành cho KBNN các cấp, đảm bảo đủ nhân lực, vật lực, khuôn khổ pháp lý để thực hiện kiểm soát chi đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Việt Namtheo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tăng cường năng lực, trình độ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuộc KBNN, đảm bảo đủ nhân lực, vật lực, khuôn khổ pháp lý để thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện hoạt động kiểm soát chi các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Việt Namtheo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

4.2.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ KBNN nói chung và cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi nói riêng được coi là một yếu tố then chốt trong Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2010-2020. Đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ không chỉ nhằm đạt hiệu

quả cao nhất đối với các nhiệm vụ hiện tại, mà còn chuẩn bị nguồn lực cho các yêu cầu phát triển KBNN trong tương lai.

Nhận thức được tầm quan trọng này, cộng với tính chất phức tạp, đặc thù của cơ chế, chính sách liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Việt Nam, tác giả có những kiến nghị về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm mục đích nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu XDCB cụ thể như sau:

4.2.2.1. Xây dựng lộ trình và kế hoạch đào tạo, xác định rõ đối tượng thực hiện nhiệm vụ KSC tham gia đào tạo

Bao gồm: đội ngũ cán bộ giữ chức vụ Lãnh đạo, cán bộ đang trong diện quy hoạch, cán bộ tổng hợp, và cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi phải được đào tạo cập nhật các kiến thức mới liên quan đến quản lý, đầu tư và xây dựng; các kiến thức đổi mới phương thức kiểm soát chi từ kiểm soát chi thủ công sang kiểm soát chi điện tử; các kiến thức để nâng cao năng lực lãnh đạo, hoạch định chính sách, dự báo,…; các kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học; các kiến thức về hoạt động nghiệp vụ của KBNN như: Kế toán, quản lý ngân quỹ; … Tùy theo từng đối tượng cụ thể để bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh việc bố trí cán bộ tham gia đào tạo mang tính hình thức, lấp chỗ trống, gây lãng phí tiền của ngân sách nhà nước. Trước mắt cần có kế hoạch đào tạo bộ làm hoạt động kiểm soát chi có trình độ trung cấp để đi học đại học, nâng cao trình độ năng lực hoặc các cán bộ KSC tại KBNN huyện ở vùng sâu, vùng xa nâng cao năng lực trình độ và cập nhật văn bản chế độ kịp thời.

4.2.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ KSC đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Việt Nam

Nhằm khắc phục được các sai sót do chưa hiểu rõ chế độ, đồng thời bổ sung các kiến thức mới cho cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng quản lý để phục vụ công việc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Việc tập

huấn, cập nhật kiến thức được thực hiện trên cơ sở yêu cầu về thay đổi cơ chế chính sách, thay đổi về phương thức kiểm soát chi, không nhất thiết phải tập huấn theo định kỳ hàng năm, gây tốn kém, lãng phí cho ngân sách nhưng không mang lại hiệu quả cao. Trước đây khi tập huấn nghiệp vụ kiểm soát chi tổ chức tại 2 miền, và mỗi KBNN tỉnh chỉ có 1 lãnh đạo phụ trách tham gia và 2-3 cán bộ tại phòng KSC ở KBNN tỉnh tham gia. Do bị hạn chế về số lượng và tổ chức tại 2 miền nên nhiều nội dung vướng mắc tại miền này thì miền kia cũng biết và số lượng bị hạn chế do vậy tất cả các cán bộ không được tham gia, chỉ tập trung ở các cán bộ tổng hợp, cán bộ có trình độ do vậy không đồng đều, hay các cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi ở KBNN các quận, huyện không được tham gia.

Hiện nay KBNN đã áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến và khắc phục được vướng mắc trên. Ở tất cả các KBNN tỉnh đều đã có điểm cầu kết nối với KBNN, khi tập huấn trực tuyến về nghiệp vụ kiểm soát chi sẽ có tất cả các cán bộ của bộ phận kiểm soát chi ở phòng KSC tại KBNN các tỉnh, các cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi ở KBNN các huyện và các lãnh đạo phụ trách kiểm soát chi ở KBNN tỉnh và huyện cùng tham gia, hình thức tập huấn này áp dụng từ năm 2016.

4.2.2.3. Có kế hoạch cử các cán bộ KSC đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài nhằm học tập các kiến thức mới về kiểm soát chi

Những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, được giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình thực hiện về kiểm soát chi NSNN cho cả hệ thống KBNN cần có kế hoạch được cử đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài nhằm học tập các kiến thức mới về kiểm soát chi như: kiểm soát chi điện tử, hồ sơ kiểm soát chi điện tử, chứng từ kiểm soát chi điện tử, kiểm soát chi theo ngưỡng, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, cải tiến quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi của KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phải tương thích trong điều kiện triển khai tại Việt Nam.

4.2.2.4. Ngoài các biện pháp trên còn phải xây dựng ý thức, tác phong tự nghiên cứu học tập của cán bộ thực hiện nhiệm vụ KSC

Hoạt động kiểm soát chi có đặc thù công việc riêng, công táckiểm soát chi phải căn cứ vào các chế độ quy định hiện hành của nhà nước, ngoài ra còn bị điều chỉnh bởi các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các Bộ ban ngành liên quan, nên việc tự nghiên cứu học tập của mỗi cán bộ là rất cần thiết, có như thế mới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, việc tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách, ý thức trách nhiệm, bản lĩnh của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soán chi NSNN cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi lĩnh vực kiểm soát chi là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến quá trình giải ngân, nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt sẽ dễ bị lợi dụng quyền hạn để làm sai quy định, dẫn đến thất thoát tiền của ngân sách nhà nước.

4.2.2.5. Tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ

Cần phải quy định chặt chẽ trong việc tuyển dụng cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi nói chung, ngay từ khi xây dựng yêu cầu tuyển dụng, cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi là những cán bộ phải có khả năng nghiên cứu, nắm bắt cơ chế chính sách của nhà nước để áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi. Vì vậy, yêu cầu về tuyển dụng đối với cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi phải có trình độ đại học trở lên và ngành học được tuyển dụng phải phù hợp với chuyên môn được đào tạo như: kinh tế đầu tư, tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, ngoài hình thức thi tuyển dụng cần bổ sung hình thức thi phỏng vấn để lựa chọn những cán bộ năng động, có khả năng ứng xử tốt, xử lý tình huống thông minh.

Về sử dụng cán bộ công chức mới tuyển dụng: cần mạnh dạn giao việc ngay từ khi cán bộ mới đến nhận nhiệm vụ và giao cho cán bộ hướng dẫn tập sự phải có trách nhiệm hướng dẫn để cán bộ công chức mới vận hành được công việc. Bố trí cán bộ mới được làm việc theo nhóm, chịu sự phân công, công việc của nhóm trưởng, để các cán bộ mới sớm được phát huy khả năng làm việc.

Về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi: Đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi có trình độ chuyên môn tốt, ý thức trách

nhiệm cao cần có chính sách, chế độ đãi ngộ như: cử đi học tập, khảo sát nâng cao trình độ trong và ngoài nước, khen thưởng kịp thời, nâng lương trước hạn, tổ chức các hoạt động tập thể để gắn kết tình cảm đồng nghiệp… để động viên cán bộ yên tâm công tác.

4.2.3. Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin.

Trên cơ sở quy trình kiểm soát chi của KBNN, hệ thống KBNN cần phải rà soát, nghiên cứu sửa đổi, xây dựng quy trình kiểm soát chi điện tử, qua đó quy định rõ đối tượng thực hiện kiểm soát chi điện tử, hồ sơ kiểm soát chi điện tử, chứng từ kiểm soát chi điện tử, thời gian kiểm soát chi điện tử, trình tự thực hiện và các bước thực hiện trong quy trình kiểm soát chi điện tử,…..Việc xây dựng quy trình kiểm soát chi điện tử phải bảo đảm an toàn, bảo mật nhưng phương thức lưu trữ và khai thác thông tin điện tử trong hệ thống cũng phải thuận tiện cho cán bộ tiếp nhận, sử dụng và các CĐT, Ban quản lý dự án, các Bộ ngành và địa phương khi đến giao dịch, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý hồ sơ cũng như quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Các quy định và thủ tục thực hiện kiểm soát chi điện tử phải được niêm yết công khai; quy trình thực hiện phải chặt chẽ và đồng bộ giữa các phòng ban với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giúp CĐT, Ban quản lý dự án không phải đi lại nhiều lần, hạn chế tối đa tiêu cực, tiết kiệm được thời gian, đồng thời cán bộ tiếp nhận hồ sơ giảm được khâu tuyên truyền, giải thích và công khai các thủ tục hành chính để CĐT, Ban quản lý dự án tiếp cận thủ tục, quy trình kiểm soát chi điện tử kịp thời.

Việc áp dụng kiểm soát chi điện tử đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, sử dụng vốn NSNN góp phần đổi mới phương thức kiểm soát chi ngân sách theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời nâng cao chất lượng kiểm soát chi của KBNN, qua đó sẽ đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực như: tham nhũng, lãng phí, thiếu công khai, trung thực..

4.2.3.1. Xây dựng dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của hệ thống KBNN

Theo Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội, các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; đồng thời thực hiện mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2010-2020, trong đó đã đề ra mục tiêu “Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”. Trên cơ sở các yêu cầu nêu trên, tác giả kiến nghị KBNN hoàn thiện xây dựng dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của hệ thống KBNN, qua đó cho phép các CĐT, Ban quản lý dự án kết nối từ xa để gửi tài liệu đến KBNN để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán; bao gồm các tài liệu để mở tài khoản, tài liệu cơ sở, tài liệu đề nghị tạm ứng, thanh toán. Mặt khác, các CĐT, Ban quản lý dự án, các Bộ ngành và địa phương có thể tra cứu số dư tài khoản của dự án, tra cứu quy trình kiểm soát chi của KBNN, tra cứu hồ sơ KSC, tra cứu các thông tin khác liên quan đến dự án. Đối với KBNN, thông qua dịch vụ công trực tuyến, KBNN sẽ nhận tài liệu trực tuyến, phản hồi về tài liệu đã nhận và thông báo kết quả kiểm tra tài liệu đã nhận, chấp nhận hoặc không chấp nhận hợp đồng khung, chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết chi, chấp nhận hoặc không chấp nhận số vốn để tạm ứng, thanh toán, …

Đầu năm 2016, KBNN đã thí điểm dịch vụ công trực tuyến tại KBNN 5 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, qua phản hồi từ các cán bộ KBNN và CĐT đánh giá tốt dịch vụ này và trong tương lai không xa sẽ triển khai rộng rãi trên 64 đơn vị KBNN cấp tỉnh và tiến đến triển khai tại tất cả các KBNN quận, huyện trên toàn quốc. Dự kiến một số dịch vụ công có thể triển khai để áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB đó là:

+ Nhập và phê duyệt tài liệu cơ sở của dự án thông qua truy cập trực tuyến trên cổng hoặc hoặc tải các file liên quan lên cổng Thông tin điện tử KBNN.

+ Nhập và phê duyệt hợp đồng khung thông qua truy cập trực tuyến trên cổng hoặc hoặc tải các file liên quan lên cổng Thông tin điện tử KBNN.

+ Nhập và phê duyệt cam kết chi thông qua truy cập trực tuyến trên Cổng hoặc tải các file liên quan lên cổng Thông tin điện tử KBNN.

+ Nhập và phê duyệt đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán thông qua truy cập trực tuyến trên Cổng hoặc tải các file liên quan lên cổng Thông tin điện tử KBNN.

4.2.3.2. Hoàn thiện chương trình quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB.

Từ thực tế hiện nay các chương trình chưa đáp ứng được một số yêu cầu quản lý mới như: mô hình quản lý dữ liệu phân tán ở khắp mọi nơi; chưa tổng hợp được báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thanh toán vốn đầu tư XDCB trên phạm vi toàn quốc; yêu cầu thanh toán trước, kiểm soát sau; Tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm. Để khắc phục một số tồn tại nêu trên, kiến nghị xây dựng một chương trình quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB của các Bộ, ngành và địa phương, kế thừa được các chức năng và yêu cầu quản lý của chương trình hiện tại, tiếp nhận dữ liệu từ các hệ thống kiểm soát chi đang vận hành tại các đơn vị sang hệ thống mới cũng như khai thác có hiệu quả kho dữ liệu công trình đầu tư xây dựng cơ bản đặt tại Bộ Tài chính. Ngoài ra, việc xây dựng chương trình mới này phải đạt được các mục tiêu, yêu cầu sau:

+ Xây dựng chương trình theo mô hình quản lý dữ liệu tập trung, nối mạng toàn hệ thống KBNN, từ Trung ương xuống địa phương, đảm bảo nguyên tắc cập nhật được số liệu tức thời (số dư kế hoạch vốn, số dư tạm ứng, lũy kế số vốn thanh toán, các thay đổi về thông tin dự án). Quản lý được các nghiệp vụ cốt lõi và luồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)