Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 53 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Thiết kế nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu

* Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các cơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản. Đặc biệt, nguồn dữ liệu về tình hình cơ bản, số liệu thống kê phản ánh kết quả hoạt động giảm nghèo bền vững, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đƣợc lấy từ nguồn huyện Quảng Trạch và tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 - 2013. Ngồi ra, chúng tơi cịn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính tốn các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp đƣợc tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.

- Chọn điểm điều tra: Vùng đồng bằng với điều kiện, đặc điểm tình hình khác nhau, gồm các xã phân theo vùng.

- Số mẫu điều tra: 110 mẫu điều tra.

+ Nội dung của biểu mẫu điều tra gồm: Số khẩu, số lao động, diện tích

đất các loại, tình hình việc làm, tình hình vay vốn, mục đích vay vốn, đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất, phát triển hệ thống khuyến nông, tiếp cận các dịch vụ xã hội, tham gia các lớp tuyên truyền nhận thức cho ngƣời nghèo, tham gia các dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo, tài sản cố định, thu thập … những thông tin, số liệu này bằng phƣơng pháp quan sát, khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý xã, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình.

Tên xã điều tra Số mẩu điều tra

1. Xã Quảng Văn 10 2. Xã Quảng Trung 10 3. Xã Quảng Hải 10 4. Xã Quảng Thanh 10 5. Xã Quảng Phƣơng 10 6. Xã Quảng Trƣờng 10 7. Xã Quảng Liên 10 8. Xã Cảnh Hóa 10 9. Xã Cảnh Dƣơng 10 10 Xã Quảng Phú 10 11. Xã Quảng Đông 10 Tổng cộng: 110

Phƣơng pháp điều tra, thu thập các thơng tin mục đích làm rõ hoạt động giảm nghèo bền vững trên cơ sở tiếp cận phƣơng pháp đánh giá nghèo đa chiều, đo lƣờng đƣợc các chiều, các khía cạnh khơng chỉ về thu nhập mà bao

phủ đƣợc mọi mặt đời sống của ngƣời nghèo, đƣợc thể hiện qua các nhóm chính sách hỗ trợ sinh kế, cơ hội việc làm, các vấn đề về an sinh xã hội, hỗ trợ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, điều kiện và môi trƣờng sống, trợ giúp thông tin…

Việc tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều nhằm mục đích đánh giá một cách toàn diện hơn kết quả giảm nghèo của địa phƣơng, làm cơ sở để xây dựng hệ thống các giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay trong hoạt động giảm nghèo bền vững.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Luận văn này có các phƣơng pháp phân tích dữ liệu và tài liệu nhƣ sau:

2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phân tích các tài liệu thứ cấp bao gồm tạp chí, sách, báo cáo và các tài liệu khác. Phƣơng pháp này giúp chúng tôi kế thừa thành quả nghiên cứu trƣớc đó về hệ thống lý thuyết, phƣơng pháp, bằng chứng thực nghiệm và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng dữ liệu sơ cấp từ điều tra, luận văn sẽ cung cấp những thông tin định lƣợng về nghèo trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Phƣơng pháp này cung cấp thêm bằng chứng định lƣợng, tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; Dữ liệu khảo sát giúp đánh giá thực trạng nghèo, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, ngƣời nghèo, tình hình việc làm, lao động, thu nhập của hộ nghèo, đồng thời tìm hiểu những khó khăn của hộ nghèo trong quá trình sản xuất, vƣơn lên thoát nghèo. Dữ liệu khảo sát là cơ sở để đánh giá, phân tích và xây dựng một số giải pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động giảm nghèo.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Hệ thống các số liệu đƣợc sử dụng trong Luận văn bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp (số liệu điều tra). Để phản ánh một cách đúng đắn và tổng thể sự biến động của các chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, phân tích trong từng điều kiện cụ thể của từng tiêu chí, đồng thời so sánh sự biến động (tăng, giảm) để biết quá trình vận động, thay đổi của hệ thống các tiêu chí. Đây là phƣơng pháp quan trọng để nhận biết tính hiểu quả của các hoạt động về giảm nghèo bền vững cũng nhƣ những vấn đề cịn tồn tại, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, áp dụng phù hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động giảm nghèo bền vững.

2.2.2.4. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Do nghèo đói và giảm nghèo bị tác động bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, do vậy trong khi phân tích đã vận dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, tạm gạt bỏ những nhân tố ngẫu nhiên, ít quan trọng hơn để tập trung vào vấn đề phân tích đánh giá những nhân tố quan trọng nhất tác động tới giảm nghèo bền vững.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH

Quảng Trạch là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng về con ngƣời, tài nguyên thiên nhiên: biển, đất đai, khống sản …. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững trên địa bàn, góp phần cùng tỉnh Quảng Bình và cả nƣớc từng bƣớc hồn thành các mục tiêu quốc gia về XĐGN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)