Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 103 - 109)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Các giải pháp chủ yếu giảm nghèo bền vững

4.3.2. Giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Giải pháp về chính sách tín dụng và tiến bộ khoa học cơng nghệ

Chính sách hỗ trợ vay vốn và đƣa tiến bộ khoa học công nghệ. Muốn thực thi chính sách này một cách có hiệu quả thì cần phải giải quyết chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí và tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng giao thông nông thôn. Ngƣời nơng dân mong muốn và có ƣớc nguyện làm giàu trên mảnh đất của mình, tuy nhiên họ cần đƣợc hỗ trợ về chính sách vay vốn. Với một lãi suất ƣu đãi, hợp lý, vốn đƣợc xem nhƣ một “cú hích”

nhƣ sự “cứu cánh” cho những ƣớc mơ đích thực của ngƣời nơng dân muốn tự mình vƣơn lên thốt nghèo. Ngƣời xƣa có câu “có bột mới gột nên hồ”, vốn chính là “bột” cho ngƣời nơng dân “gột” lên sản phẩm của mình. Khi đã có vốn lại đƣợc cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ cùng với bàn tay, khối óc, sự khao khát vƣơn lên thốt nghèo của ngƣời nơng dân, giải quyết đƣợc bài toán giảm nghèo một cách bền vững.

- Xác định chính xác số lƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở từng giai đoạn cụ thể;

- Phân biệt hộ nghèo có nhu cầu vay vốn và hộ khơng có nhu cầu vay vốn (là những hộ khơng có sức lao động, hộ già neo đơn, hộ tàn tật…);

Trên cơ sở đó dự kiến mức cho vay bình quân mỗi hộ gia đình và tổng nguồn vốn cho vay. Có nhiều chƣơng trình, dự án để vay vốn sản xuất kinh doanh; làm mới và sữa chữa nhà; nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, cho vay để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu cho học tập; vay vốn đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài. Việc vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo phải đảm bảo mục đích sử dụng, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay.

4.3.2.2. Giải pháp về chính sách về giáo dục, đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, phát triển hệ thống khuyến nông gắn với giải quyết việc làm

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm là một trong những động lực cơ bản để giúp ngƣời nghèo thoát nghèo; một mặt quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, mặt khác khôi phục và phát huy các ngành nghề truyền thống, nghề mới; phát huy nguồn lao động tại chỗ, hƣớng tới xây dựng nông nghiệp nơng thơn hiện đại với đội ngủ nơng dân có học vấn, có kỹ thuật phục vụ cơng nghiệp hóa và xuất khẩu lao động.

Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, phát triển hệ thống khuyến nông là mục tiêu nâng cao dân trí.

Ơng cha ta có câu: “Cho cái cần câu thay vì cho con cá”. Đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí ở các vùng, các xã có nhiều hộ nghèo chính là trao “cái cần câu” cho ngƣời dân. Một khi ngƣời dân có nhận thức, có kiến thức thì họ sẽ biết làm gì trên “luống cày” của mình. Họ sẽ tự biết trồng cây gì, ni con gì cho năng suất, có hiệu quả cao nhất.

Đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí ở các vùng nghèo đƣợc xem nhƣ “chiếc chìa khóa” để cho ngƣời dân tự mở khóa kho tàng kiến thức cũng nhƣ những tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên mảnh đất của họ.

Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề, tổ chức các lớp tập huấn khoa học, kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho ngƣời nghèo; Đào tạo nghề phải đảm bảo khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, sở thích, sở trƣờng của ngƣời nghèo; Phát triển hệ thống khuyến nông đa dạng, tạo cơ hội lựa chọn cho ngƣời nghèo.

4.3.2.3. Giải pháp về chính sách đất đai cho hộ nghèo

Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng, đặc biệt đối với hộ nghèo, cận nghèo. Chính sách hỗ trợ đất đai, đất sản xuất đƣợc xem là giải pháp hữu hiệu, giúp hộ nghèo, cận nghèo giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ ngay trên mảnh đất của mình, tăng thu nhập, vƣơn lên thốt nghèo trên cơ sở phát triển các mơ hình kinh tế nhƣ trồng trọt, chăn ni với quy mô phù hợp với khả năng, tiềm lực của hộ gia đình.

4.3.2.4. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn

Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của nhân dân, đặc biệt quan tâm phát triển giao thông nông thôn. Giao thông là huyết mạch quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, giao thông nơng thơn lại càng có ý nghĩa cho sự phát triển đối với các vùng nghèo. Thiếu giao thơng thì khơng thể thơng thƣơng, càng không thể giao thƣơng khi mà sản xuất hàng hóa ở các vùng

nghèo còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Ngƣời dân ở vùng này khi sản xuất và chăn nuôi đã vơ cùng khó khăn do điều kiện tự nhiên và điều kiện địa lý khơng thuận lợi nhƣng lại càng khó khăn hơn khi sản phẩm làm ra không đƣợc tiêu thụ dễ dàng. Ở địa bàn huyện, nhiều xã cịn mang tính tự cung, tự túc, sản phẩm làm ra khi tiêu thụ cũng khó khăn để tiếp cận thị trƣờng, dẫn đến bị tƣ thƣơng ép giá. Khơng có giao thơng thì khơng có nền nơng nghiệp hàng hóa, nơng dân vốn đã nghèo giao thông nông thôn cũng không thuận tiện khiến cuộc sống của họ càng nghèo hơn.

4.3.2.5. Giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

- Thứ nhất, hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo. Thực hiện mục tiêu BHYT tồn dân; đổi mới cơng tác quản lý Nhà nƣớc về BHYT; Nâng cao chất lƣợng cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là cơng tác chăm sóc sức khỏe của ngƣời nghèo; cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ƣu tiên các xã nghèo, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Thứ hai, hỗ trợ về giáo dục, cần hỗ trợ ngƣời dân có trình độ giáo dục tối thiểu, tăng cƣờng chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân đƣợc học tập suốt đời; tăng cƣờng tiếp cận của ngƣời dân đối với giáo dục các cấp, bảo đảm phổ cập giáo dục; tập trung nâng cao tiếp cận giáo dục của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, có 99% trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học, 95% ở bậc trung học cơ sở, 80% đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tƣơng đƣơng; tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân tăng lên 350-400; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó đào tạo nghề là 40%; tỷ lệ ngƣời biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% [16].

- Thứ ba, hỗ trợ về nhà ở, nƣớc sạch đối với ngƣời nghèo. Tiếp tục cải thiện điều kiện ở cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp; đổi mới cơ chế hỗ trợ nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp và khắc phục những khó khăn về đất đai, quy hoạch, vốn, thủ tục và có chính sách ƣu đãi doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội tại các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn. Đến năm 2020, hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 900 nghìn hộ nghèo (bổ sung giai đoạn 2013- 2020); Chính sách hỗ trợ về nhà ở phải đảm bảo kiên cố, vững chắc phù hợp với điều kiện thiên tai khắc nghiệt.

Cần nâng cao sức khỏe và chất lƣợng sống cho ngƣời dân nông thôn thông, quan tâm ngƣời nghèo thông qua cải thiện cơ bản tình hình sử dụng nƣớc sạch của dân cƣ, đặc biệt là dân nơng thơn, vùng đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản cung cấp nƣớc sạch cho đồng bào dân tộc miền núi , vùng sâu, vùng xa, vùng dân cƣ bị xâm thực do nƣớc biển dâng. Đến năm 2020 đảm bảo 100% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 70% sử dụng nƣớc sạch đạt quy chuẩn Việt Nam.

- Thứ tư, Tăng cƣờng hỗ trợ pháp lý đối với ngƣời nghèo. Để khẳng định đƣợc vị trí, vai trị của mình trong đời sống xã hội, nhằm đạt đƣợc mục đích, ý nghĩa đích thực của hoạt động trợ giúp pháp lý trong thực tiễn, góp phần đƣa chủ trƣơng xố đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng vào cuộc sống, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nƣớc cần có chính sách tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức trợ giúp pháp lý, tăng cƣờng năng lực đội ngũ cán bộ và cộng tác viên; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi, trên tất cả các lĩnh vực, cho tất cả đối tƣợng bằng nhiều hình thức, phƣơng thức trợ giúp pháp lý, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý đa dạng và ngày một tăng của nhân dân; tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các

cấp ủy Đảng đối với công tác trợ giúp pháp lý; tạo cơ chế phối hợp và huy động sự tham gia tích cực của tồn bộ hệ thống chính trị vào cơng tác trợ giúp pháp lý, phát huy vai trò nòng cốt của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nƣớc, huy động các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và toàn xã hội tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong hoạt động trợ giúp pháp lý, xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các lực lƣợng xã hội tích cực tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, giữa các tổ chức trợ giúp pháp lý của nhà nƣớc với các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, thực hiện đa dạng hóa các mơ hình và hình thức trợ giúp pháp lý, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý phong phú, đa dạng của nhân dân; Tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ chức trợ giúp pháp lý hiện có; phát triển mạng lƣới tổ chức trợ giúp pháp lý ở cấp huyện và cấp xã để thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý của tƣ pháp cấp huyện và tƣ pháp cấp xã; Xây dựng đội ngũ cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý đủ về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng. Các cấp chính quyền cần quan tâm bảo đảm cho các tổ chức trợ giúp pháp lý có đủ đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý ở mức tối thiểu, ít nhất mỗi lĩnh vực pháp luật phải có một chuyên viên chuyên sâu về một lĩnh vực đó đảm nhiệm. Để khắc phục hạn chế về biên chế, cần mở rộng và tăng cƣờng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, có chính sách để thu hút các chuyên gia pháp luật, luật sƣ, ngƣời có đủ điều kiện và tiêu chuẩn làm cộng tác viên tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cần tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới, kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và đạo đức nghề nghiệp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị và giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có tinh thần phục vụ nhân dân.

4.3.2.6. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo

Tăng cƣờng công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, mục tiêu giảm nghèo bền vững phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đặc biệt phải khơi dậy ý thức tự vƣơn lên của ngƣời nghèo, xã nghèo, chống tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nƣớc, vào cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)