Quan điểm về hoạt động giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 98 - 102)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Quan điểm về hoạt động giảm nghèo bền vững

4.2.1. Quan điểm chung

XĐGN nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trƣởng bền vững. XĐGN và giảm nghèo bền vững không chỉ là cơng việc trƣớc mắt mà cịn là nhiệm vụ lâu dài. Trƣớc mắt là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài là giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.

XĐGN và giảm nghèo bền vững phải dựa trên cơ sở tăng trƣởng kinh tế trên diện rộng với chất lƣợng cao và bền vững, tạo ra những cơ hội thuận lợi để ngƣời nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận đƣợc các cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh và hƣởng thụ đƣợc từ thành quả tăng trƣởng. Tăng trƣởng chất lƣợng cao là để giảm nhanh mức nghèo đói. XĐGN và giảm nghèo bền vững phải đƣợc xác định là một bộ phận của chiến lƣợc 10 năm, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội từ Trung ƣơng đến cơ sở. Công tác XĐGN và giảm nghèo bền vững phải đƣợc quan tâm ngay từ khi xây dựng chủ trƣơng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc và chính quyền các cấp đối với công tác XĐGN và giảm nghèo bền vững. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nƣớc, chính quyền các cấp chủ động điều tiết hợp lý các nguồn lực của xã hội vào mục tiêu và hoạt động XĐGN và giảm nghèo bền vững. Nhà nƣớc và chính quyền các cấp xây dựng các biện pháp thiết yếu nhƣ đầu tƣ hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ cứu trợ xã hội,... để giúp đở, bảo vệ ngƣời nghèo. Duy trì liên tục sự trao đổi, phân phối mang tính thị trƣờng nhƣng khơng loại ngƣời nghèo ra khỏi những nguồn lực và lợi ích của sự thịnh vƣợng chung về kinh tế.

XĐGN và giảm nghèo bền vững không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nƣớc, của các cấp chính quyền và tồn xã hội mà trƣớc hết là bổn phận của chính ngƣời nghèo phải tự vƣơn lên để thoát nghèo. Đây phải đƣợc xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bản thân ngƣời nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nổ lực phấn đấu vƣơn lên để thốt nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành cơng của mục tiêu chống đói nghèo, hƣớng tới giảm nghèo bền vững, đảm bảo xã hội công bằng. Nhà nƣớc và các cấp chính quyền sẽ trợ giúp ngƣời nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về

vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho ngƣời nghèo bằng cách hƣớng dẫn ngƣời nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện XĐGN thành cơng nhanh và bền vững.

4.2.2. Quan điểm riêng

Hoạt động giảm nghèo nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng là nhiệm vụ không chỉ đặt ra đối với huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình mà nó cịn là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lƣợc của nhiều quốc gia, của các tổ chức quốc tế và thế giới. Nguyên nhân dẫn đến nghèo không chỉ đơn thuần là một vài nguyên nhân mà nó là tổng hợp của tất cả các yếu tố nhƣ: Vốn con ngƣời; vốn tự nhiên; vốn vật chất; vốn tài chính… Chính vì vậy, muốn giải quyết có hiệu quả giảm nghèo bền vững và thực hiện thành công chiến lƣợc mục tiêu quốc gia về XĐGN phải nhìn nhận, đánh giá và dùng các công cụ để tác động một cách tổng thể, đa chiều. Mục đích nhằm tạo nội lực bên trong của đối tƣợng nghèo vƣơn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình.

4.2.2.1. Vốn con người

Vốn về con ngƣời là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển về kinh tế, xã hội của bất kỳ một quốc gia hay của một địa phƣơng. Đây là một yếu tố mà chất là lƣợng của nó đóng vai trị quan trọng; nguồn lao động dồi dào khơng chỉ tạo cho nền kinh tế có nhiều sự lựa chọn các loại hình lao động mà cịn thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng các loại ngành nghề phù hợp với đặc điểm của lao động. Nguồn lao động dồi dào sẽ giúp cho một quốc gia hay một địa phƣơng tự chủ động trong việc hoạch định các chính sách đào tạo, tạo nguồn lao động có chất lƣợng cũng nhƣ việc hoạch định các chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội.

Vốn về con ngƣời bao gồm quy mơ nhân khẩu, trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trình độ chun mơn, kỹ thuật, sức khỏe… Đây là những nhân tố

tạo nên lƣợng và chất của lao động. Giảm nghèo có thực sự bền vững hay khơng tùy thuộc phần lớn vào chính sách phát triển con ngƣời. Việc phát triển con ngƣời đƣợc xem là giải pháp nền tảng nhất và quan trọng nhất.

4.2.2.2. Vốn tự nhiên

Vốn tự nhiên đƣợc xem là tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con ngƣời và chính là yếu tố quan trọng để cùng con ngƣời tồn tại, phát triển. Vốn tự nhiên bao gồm đất nông nghiệp, tƣới tiêu, đất trông cây hàng năm… Về số lƣợng vốn tự nhiên cơ bản không thay đổi, tuy nhiên chất lƣợng thay đổi tùy thuộc vào thái độ của con ngƣời trong quá trình sản xuất. Ở con ngƣời, sau một ngày lao động sản xuất cần có thời gian nghỉ ngơi, thƣ giản để tái tạo sức lao động. Đối với đất đai cũng vậy, sau một chu kỳ sản xuất, con ngƣời cần phải chăm bón để đảm bảo kết cấu đất và hàm lƣợng dinh dƣỡng để sản xuất chu kỳ tiếp theo. Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng không chỉ đối với ngƣời lao động nói chung mà đặc biệt quan trọng đối với ngƣời nơng dân, ngƣời nghèo nói riêng. Thực tế cho thấy, có nhiều gƣơng điển hình vƣơn lên thốt nghèo và làm giàu từ đất thơng qua các mơ hình kinh tế nhƣ trông trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…

4.2.2.3. Vốn vật chất

- Tài sản sản xuất: Đất vƣờn cây lâu năm, gia súc cày kéo, chuồng trại, máy kéo, thuyền máy, bơm nƣớc…

- Tài sản tiêu dùng: Xe máy, điện thoại di động, máy thu hình màu, dàn nhạc, máy vi tính, tủ lạnh, máy điều hịa khơng khí…

- Diện tích nhà ở: Diện tích của nhà ở;

- Kiểu nhà: Nhà biệt thự, nhà kiên cố khép kín, nhà bán kiên cố và nhà tạm; - Giá trị nhà ở;

- Nguồn nƣớc sinh hoạt: Nƣớc máy, giếng khoan, giếng đào, suối, nƣớc mƣa, nƣớc sông;

- Nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh tự hoại, bán tự hoại, dội thấm nƣớc, hai ngăn, …; - Điện thắp sáng: Điện lƣới, điện ắc quy/máy nổ, đèn dầu;

Vốn vật chất vừa là phƣơng tiện sản xuất, vừa đóng vai trị phƣơng tiện hỗ trợ sản xuất đối với hộ nghèo, đồng thời qua đó phản ánh mức sống, sức sản xuất của hộ nghèo.

4.2.2.4. Vốn tài chính

- Có vay tín dụng;

- Giá trị món vay tín dụng; - Chi tiêu bình quân;

Việc giải quyết giảm nghèo bền vững phải đứng trên một góc nhìn đa chiều với những yếu tố nhƣ vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính để nhìn nhận, đánh giá, phân tích thực trạng và diễn biến để từ đó rút ra những quy luật vận động, biến đổi làm căn cứ hoạch định những chính sách, hay đề xuất những chính sách và có những hoạt động gắn sát thực tiễn giúp hộ nghèo đảm bảo các yếu tố trên, vƣơn lên thoát nghèo một cách bền vững, không để tái nghèo với sự phát huy tối đa nội lực của ngƣời nghèo làm nồng cốt và sự tác động, hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài nhƣ sự tác động hỗ trợ của Nhà nƣớc cũng nhƣ của chính quyền địa phƣơng và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)