Phân tích thực trạng giảm nghèo theo hƣớng bền vững trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng giảm nghèo theo hƣớng bền vững trên địa bàn

huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Bình

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả chƣơng trình giảm nghèo bền vững của huyện; Tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị làm tốt cơng tác giảm nghèo bền vững, tập trung thực hiện các nhiệm vụ nhƣ: đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng bãi ngang, ven biển; thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi hộ nghèo, HSSV; chính sách hỗ trợ về nhà ở, y tế, giáo dục...; từng bƣớc đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngủ cán bộ làm công tác giảm nghèo, đặc biệt quan tâm phát triển cán bộ, công chức phụ trách giảm nghèo ở địa bàn các xã, thị trấn; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, từng bƣớc cải thiện đời sống của ngƣời nghèo, hộ nghèo. Phấn đấu hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 – 3,5% theo chuẩn mới.

3.2.2. Nội dung hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.2.2.1. Thực hiện chương trình giảm nghèo theo hướng bền vững

Trong những năm qua, huyện Quảng Trạch đã nhận đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ƣơng đến tỉnh và sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, sự nổ lực của các cấp, các ngành, của toàn thể nhân dân, vì vậy, cơng tác giảm nghèo bền vững đã đạt đƣợc kết quả nhất định. Từ huyện đến cơ sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, các ban, ngành, đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững, gắn chƣơng trình giảm nghèo bền vững với các chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội trọng tâm, trọng điểm của địa phƣơng. Các ngành,

các cấp không ngừng nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, giảm nghèo bền vững từ đó giúp hộ nghèo, ngƣời nghèo ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong làm ăn, phát triển kinh tế. Chƣơng trình giảm nghèo bền vững trong thời gian qua đã trở thành phong trào sâu rộng, thu hút đƣợc sự tham gia tích cực của ngƣời dân và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị xã hội trên địa bàn góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ 23, nhiệm kỳ 2010 – 2015 và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, hàng năm, các phịng ban chun mơn đã xây dựng, giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo. Trên cơ sở đó, các xã, thị trấn đã bám sát chỉ tiêu, triển khai đồng bộ bằng nhiều giải pháp có hiệu quả, nhất là cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến ngƣời nghèo nhƣ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cho vay vốn phát triển sản xuất, hƣớng dẫn thực hiện các mơ hình kinh tế, kinh nghiệm làm ăn; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ y tế, văn hóa, giáo dục, hỗ trợ nhà ở, điện, nƣớc, sinh hoạt và cải thiện điều kiện vệ sinh…tạo điều kiện cơ bản để hộ nghèo cải thiện đời sống vƣơn lên thoát nghèo. Đặc biệt trong năm 2013, chƣơng trình giảm nghèo bền vững đã có những kết quả quan trọng tạo đà để thực hiện mục tiêu quốc gia về XĐGN và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện những năm tiếp theo. Huyện đã đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho 08 xã vùng bãi ngang cồn bãi nhƣ xã Quảng Lộc, Phù Hóa, Quảng Hải, Quảng Hƣng, Quảng Phú, Quảng Đông, Quảng Văn và Quảng Minh với trị giá trên 6,5 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ; doanh số cho vay ƣu đãi hộ nghèo, HSSV tại Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện 324.111 triệu đồng với 4.593 lƣợt hộ vay, trong đó doanh số vay hộ nghèo 168.343 triệu đồng với 2.381 lƣợt hộ nghèo vay; doanh số cho HSSV 1155.768 triệu đồng với 2.212 lƣợt HSSV; Chính sách cho vay vốn hỗ trợ về nhà ở tiếp tục quan tâm triển

khai thực hiện. Tổng số hộ nghèo khó khăn về nhà ở cần đƣợc hỗ trợ trên địa bàn toàn huyện là 1.709 nhà. Sau gần 5 năm (từ năm 2009 – 2013) thực hiện, toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng hoàn thành 1.641 nhà. Chƣơng trình đã giúp cho 1.641 hộ nghèo có nhà ở an toàn, vững chắc; tạo điều kiện để các hộ yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống, vƣơn lên thốt nghèo. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội nhƣ y tế, giáo dục… Đối với chính sách hỗ trợ về y tế, tổng số thẻ BHYT cấp cho ngƣời nghèo địa bàn toàn huyện năm 2013 là 22.853 thẻ, chính sách hỗ trợ y tế đã giúp ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng cao và hƣởng chính sách khám, chữa bệnh miễn phí, góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong quan niệm và biện pháp chữa bệnh, nâng cao sức khỏe nhân dân; Đối với chính sách hỗ trợ về giáo dục, những năm qua, huyện Quảng Trạch có 14.502 học sinh thuộc hộ nghèo và xã 135 đƣợc hỗ trợ chi phí học tập với số tiền 7.277 triệu đồng. Hỗ trợ học phí cho gần 300 sinh viên con hộ nghèo với gần 700 triệu đồng; Trong năm 2013, tồn huyện có 7.293 hộ nghèo đƣợc hỗ trợ tiền điện theo Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 23/02/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về biểu giá bán lẽ điện, với số tiền 3.353,49 triệu đồng; tiếp tục thực hiện Dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo, xã Quảng Châu đã đƣợc Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội hỗ trợ từ nguồn vốn chƣơng trình giảm nghèo (UBND huyện Quảng Trạch, 2013)

3.2.2.2. Kết quả hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững

Trong những năm qua, huyện Quảng Trạch gặp khơng ít khó khăn trong q trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị; cùng với thiên tai, bão lũ ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời sống ở vùng miền núi, ven sơng, ven biển trong tồn huyện. Nhƣng với sự nỗ lực phấn đấu của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã, sự nỗ lực phấn đấu các cấp, các ngành, của tồn thể nhân nhân, cơng tác giảm nghèo của huyện đã

đạt đƣợc kết quả nhất định, giúp hộ nghèo, ngƣời nghèo có ý thức trách nhiệm trong cách làm ăn, phát triển kinh tế để vƣơn lên thoát nghèo.

Bảng 3.4 cho thấy, tổng số hộ trong toàn huyện tăng tƣơng đối đồng đều từ năm 2011 đến năm 2013, số hộ bình quân mỗi năm tăng 3.27%; Tổng số khẩu trong tồn huyện có xu hƣớng tăng từ 207,170 khẩu lên 209,199 khẩu, tăng bình quân trong 03 năm (2011 – 2013) là 0.49%.

Tiêu chí hộ nghèo và hộ cận nghèo có biến động trái chiều. Tỷ lệ hộ nghèo có xu hƣớng giảm mạnh từ 21.18% năm 2011 giảm xuống còn 13.47% năm 2013. Đây là một kết quả đáng mừng trong giảm nghèo của huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ cận nghèo có xu hƣớng tăng, cịn ở mức cao; tỷ lệ hộ cận nghèo là 23.24% năm 2011 tăng lên 27.57%. Nhƣ vậy, hoạt động giảm nghèo chƣa thực sự bền vững, 27.57% hộ cận nghèo có thể tái nghèo nếu nhƣ gặp rủi ro nhƣ lũ bão, hạn hán, đau ốm, bệnh tật..., hơn nữa hộ cận nghèo lại có xu hƣớng tăng mạnh trong 03 năm, bình quân mỗi năm tăng 8.92%.

Để khắc phục điều này, Quảng Trạch cần có một giải pháp vĩ mơ, thực sự phù hợp, tác động đến chủ thể và khách thể của hoạt động giảm nghèo.

Bảng 3.4: Tình hình giảm nghèo trên địa bàn huyện trong 03 năm (2011 – 2013) Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 So sánh (%) Bình quân (%) 12/11 13/12 1. Tổng số hộ, khẩu: + Hộ Hộ 50,781 52,012 54,157 102.42 104.12 103.27 + Khẩu Ngƣời 207,170 208,063 209,199 100.43 100.55 100.49 2. Hộ nghèo: + Số lƣợng Hộ 11,017 9,337 7,293 84.75 78.11 81.43 + Tỷ lệ % 21.18 17.60 13.47 83.10 76.53 79.82 3. Hộ cận nghèo: + Số lƣợng Hộ 12,090 13,383 14,932 110.69 111.57 111.13 + Tỷ lệ % 23.24 25.22 27.57 108.52 109.32 108.92

3.2.3. Các chính sách giảm nghèo bền vững

3.2.3.1. Thực hiện các dự án nâng cao năng lực cho cán bộ

- Thơng qua việc thực hiện chƣơng trình nhận thức về trách nhiệm của các cấp, các ngành và chính ngƣời nghèo đã đƣợc nâng cao.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực đối với đội ngủ làm công tác giảm nghèo bền vững từ huyện đến cơ sở, đặc biệt đối với Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Chủ tịch các tổ chức Hội nhƣ: Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, cán bộ Lao động TB&XH của 34 xã, thị trấn và cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện;

- Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng phát triển kinh tế hộ gia đình cho các hộ nghèo, gắn với mơ hình kinh tế phù hợp với từng đối tƣợng, từng địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa giải quyết việc làm, vừa nâng cao thu nhập đối với hộ nghèo.

3.2.3.2. Thực hiện các dự án tín dụng cho hộ nghèo

Thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo luôn đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Qua bảng 3.5 cho ta thấy, trong những năm qua, doanh số cho vay có xu hƣớng tăng đều, đặc biệt doanh số cho vay hộ nghèo là 145.194 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 168.343 tỷ đồng năm 2013, bình quân trong 03 năm tăng 9.92%. Đây là nguồn vốn vay trực tiếp giúp ngƣời nghèo, hộ nghèo tham gia sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào các ngành nghề phù hợp với trình độ, kỹ thuật chuyên môn của ngƣời lao động nhƣ ngành xây dựng (phụ nề), các ngành nghề khác nhƣ đan nón, đan lát, mây tre đan... việc cho vay vốn tạo điều kiện hộ nghèo sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần phục hồi và phát triển thêm các ngành nghề TTCN trên địa bàn huyện; chính sách cho vay HSSV có xu hƣớng giảm, doanh số cho vay HSSV năm 2011 là 160.769 tỷ đồng xuống 155.769 tỷ đồng năm 2013. Bên cạnh đó, thực hiện một số chính sách tín dụng nhƣ: cho vay

hộ nghèo về nhà ở, cho vay hộ nghèo xây chòi tránh lũ và cho vay hộ cận nghèo. Tổng doanh số cho vay hộ nghèo, hộ cần nghèo năm 2013 là 350.663 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 34.556 tỷ đồng.

Bảng 3.5: Tình hình vay vốn giảm ngheo trong thời gian qua

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 12/11 13/12

1. Cho vay hộ nghèo 145,194 153,149 168,343 104.94 109.92 2. Cho vay học sinh sinh viên 160,769 177,767 155,769 110.57 87.63 3. Cho vay hộ nghèo về nhà ở 10,144 11,967 11,916 117.97 99.57 4. Cho vay hộ nghèo xây chòi

tránh lũ

0 400 490 - 122.50

5. Cho vay hộ cận nghèo 0 0 14,145 - -

Tổng cộng 316,107 343,283 350,663 108.39 102.15

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch 3.2.3.3. Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

Sau gần 05 năm thực hiện (2009 – 2013), toàn huyện đã hỗ trợ xây dựng hồn thành 1.641 nhà. Chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã giúp cho 1.641 hộ nghèo có nhà ở an tồn, vững chắc; tạo điều kiện để các hộ yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống, vƣơn lên thốt nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt thơn, xóm. Việc thực hiện thành cơng chƣơng trình 167 giai đoạn I là một thuận lợi để huyện tiếp tục triển khai chƣơng trình 167 giai đoạn II và chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ.

3.2.3.4. Hỗ trợ về y tế, giáo dục

- Thực hiện Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho ngƣời nghèo đã triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế

phục vụ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, hộ nghèo từ Trạm Y tế cấp xã đến Bệnh viên tuyến trên. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 34 trạm y tế cấp xã, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ về y tế đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Việc tổ chức miễn giảm học phí cũng nhƣ cho học sinh vay vốn đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đƣợc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Nhờ vậy, học sinh và phụ huynh học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo yên tâm, động viên con em đến trƣờng, đồng thời giảm bớt gánh nặng đối với gia đình, tạo cơ hội để hộ nghèo vƣơn lên trong cuộc sống.

3.2.3.5. Hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề

Trong 03 năm (2011 – 2013), Ngân hàng chính sách xã hội huyện Quảng Trạch đã thực hiện chính sách tín dụng nhằm đảm bảo hỗ trợ về nguồn vốn sản xuất đặc biệt với hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn; Tính trong 03 năm, doanh số cho vay giải quyết việc làm là 42 tỷ 147 triệu đồng, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 97 tỷ 679 triệu đồng. Chính sách tín dụng đã tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ khó khăn có nguồn vốn để phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, từng bƣớc nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống và vƣơn lên thoát nghèo.

3.2.3.6. Khuyến nông, lâm, ngư cho người nghèo

Mở các lớp chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất đối với hộ nghèo nhƣ: Kỹ thuật thâm canh lúa, ngô, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cải tạo vƣờn tạp, kỹ thuật nuôi cá, các giống gà. Thông qua lớp tập huấn giúp hộ nghèo nâng cao kiến thức và tiếp thu kỹ thuật sản xuất để chủ động áp dụng vào sản xuất kinh doanh.

3.2.3.7. Xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo, đặc biệt khó khăn

Huyện Quảng Trạch từ năm 2011 đến nay, bằng nguồn vốn chƣơng trình 135, huyện đã đầu tƣ xây dựng nhiều cơng trình hạ tầng thiết yếu nhƣ:

Trạm điện, đƣờng giao thông, trạm y tế, trƣờng học và hệ thống thủy lợi tại các thơn, xã đặc biệt khó khăn. Đáng chú ý là hệ thống cơng trình thủy lợi đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp nơng dân tích cực đƣa những cây trồng có năng suất, chất lƣợng cao vào luân canh tăng vụ. Điển hình nhƣ xã Quảng Hải nhờ nguồn vốn của chƣơng trình 135 đến nay đã có nhiều cơng trình thủy lợi đƣợc nâng cấp, xây mới nhƣ bê tơng hóa các tuyến kênh mƣơng nội đồng, đƣờng ống dẫn nƣớc vƣợt sông Gianh tạo điều kiện giúp bà con nông dân chủ động tƣới phục vụ sản xuất; việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn cịn đƣợc triển khai tại các xã nhƣ: Quảng Minh, Phù Hóa, Quảng Lộc, Quảng Hƣng, Quảng Đơng... chƣơng trình đã thực sự tác động tích cực đến đời sống của nhân dân nói chung và hộ nghèo, vùng nghèo nói riêng.

3.2.3.8. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất

Diện tích đất sản xuất đƣợc hỗ trợ, các hộ sử dụng để trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, mơ hình cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực trƣớc mắt và từng bƣớc khắc phục tình trạng thiếu đói, đồng thời tạo việc làm, góp phần ổn định cuộc sống cho hộ nghèo, tạo tâm lý yên tâm để lao động, sản xuất, phấn đấu thốt nghèo.

3.2.3.9. Thực hiện chương trình đào tạo, dạy nghề

Dạy nghề, huấn luyện nghề nhằm nâng cao chất lƣợng lao động, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu học nghề của ngƣời lao động, đặc biệt là ngƣời nghèo và yêu cầu của thị trƣờng lao động; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)