Nội dung quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 28 - 30)

7. Bố cục luận văn

1.2. Quản lý dự án đầu tƣ phát triển sử dụng nguồn vốn NSNN

1.2.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách

sách nhà nước.

- Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà

nước: Các dự án đƣợc ghi vào kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ phải phù hợp với quy

hoạch phát triển ngành và lãnh thổ đƣợc duyệt, quyết định đầu tƣ phù hợp với những quy định của quy chế quản lý đầu tƣ. Công tác kế hoạch hoá vốn đầu tƣ nhằm phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án đầu tƣ phát triển cơ bản một cách hợp lý có hiệu quả phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn.

- Phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước: Quy định các biện pháp, cách thức tổ chức và vận hành các biện pháp nhằm phân định thẩm quyền quản lý vốn đầu tƣ phát triển cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc của các cơ quan có thẩm quyền nhƣ: Thẩm quyền quyết định đầu tƣ, bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển cơ bản hàng năm, phê duyệt thiết kế, dự toán, kết quả đấu thầu, chỉ định thầu. Phân cấp quản lý vốn đầu tƣ phát triển cơ bản phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của chính sách nhà nƣớc về phân cấp quản lý kinh tế xã hội theo ngành, lãnh thổ, mục đích của cơ chế này nhằm giảm sự tập trung cao độ vào các cơ quan Trung Ƣơng đồng thời nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý các dự án thuộc phạm vi ngành, lãnh thổ phụ trách.

- Công tác lập và quản lý quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển vùng. Mục đích, yêu cầu của công tác lập và quản lý quy hoạch là xây dựng những căn cứ khoa học, thực tiễn làm cơ sở cho việc hoạch định, chỉ đạo thực hiện các chủ trƣơng và các kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển trong 5 năm, 10 năm và 15

năm. Quy hoạch giúp cho nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ trong,

năng hợp tác liên doanh, liên kết trên địa bàn cũng nhƣ với các tỉnh khác.

- Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán: Thẩm định dự án đầu tƣ đƣợc xem nhƣ là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tƣ. Đây là công việc đƣợc tiến hành trong các giai đoạn hình thành dự án. Thẩm định dự án nhằm làm sáng tỏ và phân tích về một loạt các vấn đề có liên quan tới tính khả thi trong quá trình thực hiện dự án: thị trƣờng, công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án. Giai đoạn thẩm định dự án bao hàm một loạt khâu thẩm định và quyết định, đƣa tới kết quả là chấp thuận hay bác bỏ dự án. Nhƣ vậy, về mặt chuyên môn yêu cầu chung của công tác thẩm định dự án là đảm bảo tránh thực hiện đầu tƣ các dự án không có hiệu quả, mặt khác không bỏ mất các cơ hội đầu tƣ có lợi.

- Quản lý công tác đấu thầu: Công tác đấu thầu là việc lựa chọn nhà thầu theo những tiêu thức nhất định. Tuỳ theo quy mô, tính chất, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng dự án để quy định các cách tổ chức đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế) quy định thang điểm chấm thầu, nhằm mục đích giảm chi phí đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng công trình, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.

- Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng: Quản lý chất lƣợng dự án là đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dự án đáp ứng mong muốn của chủ đầu tƣ. Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý chất lƣợng dự án đầu tƣ xây lắp bao gồm: thẩm tra thiết kế và quy hoạch, kiểm định chất lƣợng vật liệu, bán thành phẩm và thiết bị của công trình, tổ chức kiểm tra, giám sát tại hiện trƣờng trong quá trình thực hiện dự án, đánh giá chất lƣợng dự án sau khi hoàn thành.

Quản lý chất lƣợng dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện thông qua một hệ thống các biện pháp kinh tế, công nghệ, tổ chức, hành chính và giáo dục, thông qua cơ chế nhất định và hệ thống các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm soát, các chính sách khuyến khích.

Quản lý chất lƣợng dự án là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên, các cấp trong đơn vị, đồng thời là trách nhiệm chung của các cơ quan có liên quan đến dự án, bao gồm: Chủ đầu tƣ, các nhà thầu, các nhà tƣ vấn, những ngƣời hƣởng lợi từ dự án.

- Công tác thanh quyết toán: Nhằm đánh giá lại toàn bộ hoạt động đầu tƣ, xác định giá trị và hiệu quả thực tế của các dự án hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 28 - 30)