Thuận lợi và hạn chế khi chuyển đổi mô hình quản lý dự án hiện nay trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 69 - 71)

7. Bố cục luận văn

3.2. Thuận lợi và hạn chế khi chuyển đổi mô hình quản lý dự án hiện nay trên

hiện nay trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên sang cơ chế hoạt động của doanh nghiệp

3.2.1. Thuận lợi:

Các dự án sẽ đầu thầu để lựa chọn đơn vị quản lý dự án, nhƣ vậy đơn vị nào có năng lực sẽ chứng tỏ vị thế của mình, thu nhập hoàn toàn khác với những ngƣời vẫn sống vào cơ chế xin cho nhƣ hiện nay.

Đấu thầu dịch vụ quản lý dự án góp phần phân định rõ các chủ thể tham gia vận hành dự án. Trách nhiệm này sẽ cụ thể hóa bằng những điều khoản trong hợp đồng có tính pháp lý cao.

Có đội ngũ nhân viên tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu trong lĩnh vực quản lý dự án, tiết kiệm đƣợc chi phí hoạt động vì một doanh nghiệp có thể thực hiện cùng một lúc nhiều dự án khác nhau với ngân sách hoat động lớn, do vậy doanh nghiệp linh hoạt trong việc sử dung ngân sách đó cho các dự án khác nhau.

3.2.3. Khó khăn:

Đa phần mô hình quản lý dự án cũ là một đơn vị sự nghiệp hoặc do chủ đầu tƣ thành lập để quản lý dự án có nhiệm vụ thay mặt chủ đầu tƣ quản lý dự án, nay chuyên sang hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp một số lĩnh vực còn lúng túng. Đa số cán bộ, viên chức còn chịu ảnh hƣởng của cơ chế cũ, chƣa quen mô hình làm việc của doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng.

Nguồn vốn là các tổ chức hành chính sự nghiệp làm nhiệm vụ đại diện cho chủ đầu tƣ quản lý triển khai dự án, khi chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp làm kinh tế thì vốn điều lệ cần phải có. Tuy nhiên, trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP hiện nay chƣa có một điều khoản nào nhà nƣớc sẽ hỗ trợ một phần vốn nào để Ban quản lý dự án có đủ điều kiện thành lập riêng.

Khi các Ban quản lý dự án chuyển đổi thành công sang mô hình doanh nghiệp thì xác suất lựa chọn tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ không phải là tuyệt đối bởi theo nghị định 12/2009/NĐ-CP và Thông tƣ 03/2009/TT-BXD thì chủ đầu tƣ hoàn toàn có quyền lập các Ban quản lý dự án trực tiếp để tự quản lý dự án đầu tƣ riêng của mình.

3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách để mô hình quản lý dự án đầu tƣ chuyển sang mô hình doanh nghiệp theo cơ chế thị trƣờng

Để có thể thực hiện tốt giải pháp cần nhanh chóng xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ cho mô hình quản lý này, bao gồm:

- Quy định bổ sung chi tiết về phạm vi áp dụng mô hình quản lý thực hiện dự án chuyển đổi theo cơ chế doanh nghiệp, độc lập và quy định này phải mang tính bắt buộc đối với những trƣờng hợp cụ thể.

- Quy định rõ cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bên liên quan trong hệ thống quản lý dự án thông qua các nội dung nhƣ: quy định chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận, quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng, quy chế giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mô hình quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 69 - 71)