Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những vấn đề đối với Việt Nam (Trang 96 - 102)

CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH ACFTA

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hộ

3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

3.2.3.1. Nhìn từ vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia +) Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Việc cải thiện và hoàn thiện cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vì kết cấu hạ tầng là nền tảng cho các ngành kinh tế phát triển, tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy

nhiên, việc đầu tƣ vào các công trình kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài, trong khi đó nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc có hạn, các doanh nghiệp trong nƣớc cũng không có khả năng đầu tƣ. Do vậy, Nhà nƣớc phải có chính sách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng nhƣ: Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ viện trợ của các quốc gia (nguồn ODA) và các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),...

Nhà nƣớc cần đề ra những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và ngƣời dân đầu tƣ trực tiếp hoặc gián tiếp vào các dự án hạ tầng, thông qua các hình thức BOT, BT, BTO, hợp tác kinh doanh, liên doanh hoặc trái phiếu công trình. đặc biệt, cần khuyến khích sự đóng góp của nhân dân, cả về vốn và công sức trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn.

Đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, Nhà nƣớc phải điều chỉnh một số chính sách về tài chính để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài yên tâm đầu tƣ vào Việt Nam. Việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng đã khó khăn nhƣng vấn đề quan trọng hơn việc phân bổ đầu tƣ và quản lý nguồn vốn sao cho đồng vốn đƣợc đầu tƣ có hiệu quả nhất. Muốn vậy, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong việc xác định mục tiêu và danh mục đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng thẩm định các công trình. Trong quá trình xây dựng công trình, các cơ quan chức năng phải tăng cƣờng giám sát, đảm bảo chất lƣợng và không làm phát sinh thêm vốn.

Bên cạnh việc cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nƣớc, điện, bệnh viện, trƣờng học... trong quá trình hội nhập ACFTA hiện nay Việt Nam cần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Việc tạo lập một mạng lƣới thông tin quốc gia sẽ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin trên nhiều lĩnh vực khác nhau giúp chính phủ và các doanh nghiệp đƣa ra các quyết định nhanh và hiệu quả. Đặc biệt là những thông tin về kinh tế nhƣ: thông tin công nghệ, thông

tin hàng hoá, thông tin giá cả hàng hoá trong và ngoài nƣớc, các thể chế, chính sách của các nƣớc trong ACFTA cũng nhƣ lộ trình hội nhập của Việt Nam và các nƣớc nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hội nhập trong việc thâm nhập thị trƣờng, nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời tham gia xây dựng hệ thống đƣờng xuyên Á, ... để thúc đẩy giao thông đƣờng bộ nhằm tận dụng vai trò là “cầu nối” quá cảnh vào ASEAN và Trung Quốc.

+) Hoàn thiện cơ chế thị trường và ổn định các điều kiện kinh tế vĩ mô

Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện ACFTA là tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế và hoàn thiện cơ chế thị trƣờng một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Chúng ta cần phải xem xét lại một cách toàn diện thể chế kinh tế hiện hành để sửa đổi những điều kiện không phù hợp, bổ sung những luật lệ, chính sách mới để đảm bảo sự nhất quán, hoàn chỉnh của chính sách kinh tế. Ngoài ra, cần tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trƣờng nhƣ thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động, thị trƣờng công nghệ, loại bỏ cơ chế “xin- cho” và những phƣơng thức điều hành kinh tế của thời kỳ bao cấp để lại.

Trong một cơ chế thị trƣờng nhƣ trên, ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế. Chính sách tài chính- tiền tệ đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo quản lý tốt thâm hụt ngân sách, duy trì mức lạm phát thấp, quản lý đƣợc nợ nƣớc ngoài và duy trì tỷ giá hối đoái cạnh tranh. Các yếu tố nhƣ: tốc độ tăng trƣởng, tốc độ gia tăng xuất khẩu, mức lạm phát, cán cân thƣơng mại,... cần giữ ổn định ở một con số hợp lý nhất, tuỳ từng chỉ tiêu. Cùng với sự ổn định về chính trị và xã hội, ổn định kinh tế sẽ là một trong những lợi thế của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam trong quá trình thực hiện ACFTA trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

+) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là tập trung đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới hệ thống DNNN, kiên quyết giải thể, phá sản, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, bởi vì bản thân các doanh nghiệp này sẽ không đủ sức tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Với doanh nghiệp tư nhân, Nhà nƣớc cần ban hành các chính sách tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trƣờng kinh doanh, tiến tới sự bình đẳng giữa các DNNN và doanh nghiệp tƣ nhân vì hiện nay còn nhiều đối xử bất bình đẳng hai thành phần kinh tế này.

Trƣớc hết, Chính phủ cần phải tiếp tục loại bỏ các giấy phép kinh doanh tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tƣ nhân đƣợc tham gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề hơn. Nhà nƣớc cũng cần phải xoá bỏ những qui định phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, chẳng hạn trong chính sách khuyến khích đầu tƣ. Đồng thời, Nhà nƣớc nên sửa đổi các luật thuế hiện nay nhƣ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp vì những luật thuế này chủ yếu áp dụng những chế độ kế toán giành cho DNNN, không phù hợp với kinh tế tƣ nhân.

Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp

Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém, thua lỗ và mất vốn của DNNN hiện nay phải kể đến cơ chế quản lý vốn Nhà nƣớc hiện tại còn nhiều bất cập, chƣa phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Nhằm khắc phục hạn chế này, một giải pháp đƣợc đƣa ra là Nhà nƣớc nên thành lập các công ty đầu tƣ tài chính Nhà nƣớc. Công ty đầu tƣ tài chính Nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc góp vốn với tƣ cách cổ đông để đại diện cho quyền sở hữu về vốn để đầu tƣ cho nền kinh tế.

Nhà nƣớc cũng cần có một cơ quan chủ trì, nghiên cứu, đối chiếu tìm ra những mâu thuẫn giữa các Luật, đề nghị quốc hội bổ sung sửa đổi hoặc hƣớng dẫn thực hiện, tránh tình trạng luật này bị luật kia điều chỉnh.

3.2.3.2. Nhìn từ sự cạnh tranh của doanh nghiệp

Xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với cam kết hội nhập

Bên cạnh chiến lƣợc tổng thể của Nhà nƣớc, của Bộ chủ quản, từng doanh nghiệp phải xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh riêng của mình. Việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh giúp cho doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trƣớc sự cạnh tranh và những biến động trên thị trƣờng. Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mang lại cho doanh nghiệp triển vọng cạnh tranh dài hạn và cạnh tranh đa phƣơng diện (cạnh tranh về giá, chất lƣợng, sự khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ trƣớc và sau bán hàng, tốc độ cung cấp sản phẩm...). chiến lƣợc doanh nghiệp phải đƣợc xây dựng trên cơ sở: đó là, tiềm lực của doanh nghiệp trong nền kinh tế mở, tức phải đặt tiềm lực đó trong lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nƣớc; Nghiên cứu, dự báo tình hình phát triển thị trƣờng trong nƣớc và khu vực với bối cảnh Việt Nam tham gia ACFTA liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để định hƣớng chiến lƣợc sản phẩm thích ứng có khả năng cạnh tranh cao.

Trên cơ sở đó thì nội dung chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau để đảm bảo tính chủ động trong cạnh tranh của doanh nghiệp: Thứ nhất, chủ động đƣa ra danh mục hàng hoá có khả năng cạnh tranh để có kế hoạch đầu tƣ các yếu tố đầu vào và chủ động thị trƣờng cho các sản phẩm đầu ra. Thứ hai, nghiên cứu, thiết kế đƣa ra thị trƣờng những hàng hoá mới có tính độc đáo. Thứ ba, chủ động xây dựng chƣơng trình tham gia hội nhập ACFTA. Thứ tư, có lộ trình thâm nhập và phát triển các thị trƣờng trong tƣơng lai.

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh việc nâng cao trình độ tay nghề và kỷ luật lao động của công nhân- những ngƣời trực tiếp làm ra sản phẩm của doanh nghiệp cũng cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp. Trong tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp đều có sự tham gia của con ngƣời.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu lực lƣợng cán bộ làm công tác xúc tiến thƣơng mại. Trƣớc hết, lãnh đạo doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức của cán bộ doanh nghiệp về tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thƣơng

mại. Sau đó, đào tạo cán bộ làm công tác xúc tiến thƣơng mại về kỹ năng tiến hành các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhƣ việc tìm hiểu thông tin về thị trƣờng, lựa chọn thị trƣờng, tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm,...

Hiệp định khung ACFTA đã đƣợc ký kết, nhƣng nhiều cán bộ của các doanh nghiệp vẫn chƣa nhận thức đƣợc vấn đề này, họ cho rằng đấy là công việc của các cấp vĩ mô, của lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tuyên truyền sâu rộng đến các cán bộ và toàn thể công nhân trong doanh nghiệp mình về lộ trình thực hiện của Việt Nam, để họ nhận thức đƣợc những thách thức ở phía trƣớc. Doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện cạnh tranh gay gắt không có cách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, điều này cần sự chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

3.2.3.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá

Bên cạnh việc căn cứ vào yêu cầu của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, chúng ta cần xác định lợi thế cạnh tranh của hàng hoá để có lịch trình hội nhập phù hợp và kịp thời chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế để ngày một nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Việt nam có lợi thế so với Trung Quốc về mặt hàng nông nghiệp do vậy cần đẩy nhanh nhịp độ phát triển các ngành này và khai thác thị trƣờng Trung Quốc. Thêm nữa, nhờ vị trí địa lý cận kề nên chúng ta có thể tăng khả năng cung cấp các loại sản phẩm tƣơi sống, nhƣ thuỷ sản, rau hoa quả...

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện ACFTA. Hàng hoá Việt Nam kém lợi thế cạnh tranh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó có nhiều nguyên nhân khách quan, cần đến sự tác động hỗ trợ của Nhà nƣớc nhƣng điều cốt yếu là bản thân các doanh nghiệp phải tự tìm cách tự nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp mình thông qua việc đổi mới công nghệ, năng cao năng suất lao động, cải tiến phƣơng thức quản lý và đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm khác biệt.

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm. Từng doanh nghiệp cần phải đánh giá đúng thực trạng công nghệ của mình, trên cơ sở đó, các doanh nghiệp đề ra chiến lƣợc, kế hoạch đầu tƣ cho công nghệ mới hay đầu tƣ chiều sâu đổi mới công nghệ. Vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ trong điều kiện hạn hẹp về nguồn vốn.

Một vấn đề không kém phần quan trọng bên cạnh vấn đề vốn để đổi mới công nghệ là con ngƣời. Doanh nghiệp nên có chiến lƣợc thu hút các nhà khoa học, kỹ sƣ chế tạo,... hợp tác với mình trong việc nghiên cứu và chế tạo lại công nghệ hiện đại của nƣớc ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân, giáo dục cho công nhân về ý thức, kỷ luật lao động đi cùng với việc tổ chức các hoạt động thi đua, khen thƣởng tạo động lực để họ tập trung vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9000.

Lợi thế cạnh tranh của hàng hoá còn do sự khác biệt của sản phẩm tạo nên. Để đạt đƣợc điều này, doanh nghiệp cần quan tâm đến hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam, chi phí hoạt động này sẽ là một khó khăn đối với các doanh nghiệp nhƣng hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những vấn đề đối với Việt Nam (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)