3.1 .Phương hướng phát triển lao động trí thức nữ ở nước ta
3.1.1. Bối cảnh phát triển của kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới
gian tới
Hiện nay trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn ngày càng mở rộng. Cuộc cách mạng KH&CN, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục phát triển mạnh theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, mở ra triển vọng mới cho mỗi nền kinh tế tham gia phân công lao động toàn cầu. Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hợp tác trong khu vực ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường; các tranh chấp, xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các nước lớn cạnh tranh quyết liệt vì lợi ích kinh tế và tìm cách áp đặt các rào cản trong thương mại với các nước nghèo và đang phát triển. Thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả thế giới còn diễn biến phức tạp. Các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu, khoảng cách giàu nghèo… sẽ càng trở nên gay gắt hơn.
CNH, HĐH vì thế đã trở thành một xu hướng tất yêu đối với tất cả các nước để chuyển được từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp và trở thành các nước phát triển. CNH, HĐH, theo quan điểm của Đảng ta, là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao.
Việt Nam đi vào CNH, HĐH với những thuận lợi rất cơ bản là đã có những bài học kinh nghiệm và những thành tựu trên nhiều mặt sau hơn 20 năm đổi mới, nhưng cũng còn nhiều yếu kém, đặc biệt là nền kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn yêu, còn tụt hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực.
Mới đây, Việt Nam đã gia nhập WTO. Điều này tạo ra nhiều cơ hội lớn, nhưng cũng nhiều thách thức rất nghiệt ngã.
Chính vì thế, quá trình CNH, HĐH đất nước đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực. Trước hết là yêu cầu về năng lực trí tuệ. Không có trí tuệ, không có tri thức thì không một
dân tộc nào, quốc gia nào có thể phát triển và tự khẳng định được. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong thời đại của cuộc cách mạng KH&CN, yếu tố phẩm chất trí tuệ ở người lao động là đặc biệt quan trọng. Họ phải có năng lực sáng tạo, có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng tạo ra những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; có năng lực thu thập và xử lý thông tin trong điều kiện bùng nổ thông tin; có sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại; có kỹ năng lao động chuyên môn hoá sâu nhằm đạt năng suất lao động xã hội cao… Tiếp đến là yêu cầu về trách nhiệm xã hội ở đội ngũ trí thức lao động, nghĩa là phải biết vun đắp những giá trị nhân văn, hướng sự sáng tạo, phát minh của mình phục vụ sự tiến bộ xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, những phẩm chất công bằng, trung thực nhiều khi khó dung hoà với những lợi ích trước mắt của mỗi cá nhân. Chủ nghĩa thực dụng, lối sống ích kỉ đã và đang chi phối không ít đến cuôc sống của trí thức. Trên thực tế, đã có không ít trí thức bất chấp giá trị nhân văn nghề nghiệp để tham gia vào những hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước. Vì vậy, yêu cầu về chính trị, đạo đức đối với đội ngũ trí thức trong điều kiện nều kinh tế thị trường cần có những điểm nổi bật là: Trung thành với lợi ích của Đảng, của nhân dân, tinh thần yêu nước nồng nàn, được thể hiện ở việc nêu cao tinh
thần tự cường dân tộc, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” khác. Đức tính công bằng và trung thực trong điều kiện hiện nay biểu hiện rõ nhất ở việc giữ vững tính khách quan, tôn trọng sự thật trong nghiên cứu khoa học, nhất là trong khoa học xã hội. Dũng cảm, không sợ uy quyền, không để những ham muốn vật chất lôi kéo, cám dỗ,…
Đối với người lao động trí tuệ trong giai đoạn hiện nay, không những phải có tinh thần hợp tác, mà còn phải có quyết tâm trong cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh, để sáng tạo nên những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, có thể thương mại hoá trong nước và quốc tế.
Để có thể sáng tạo, người trí thức không những cần táo bạo trong tư duy, dũng cảm trong hoạt động nghiên cứu, mà còn cần phải kiên trì hăng say học tập, học tập suốt đời để cập nhật được thông tin mới và xử lý chúng với bản lĩnh vững vàng về chính trị, với cách nhìn toàn diện, tầm nhìn xa, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hôm nay và mai sau.