Nâng cao ý chí phấn đấu vươn lên của bản thân nữ trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động trí thức nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 89 - 98)

3.1 .Phương hướng phát triển lao động trí thức nữ ở nước ta

3.2. Một số giải pháp cơ bản phát triển lao động trí thức nữ trong sự nghiệp

3.2.9. Nâng cao ý chí phấn đấu vươn lên của bản thân nữ trí thức

Từ thực tế cho thấy, đó là yếu tố quyết định sự thành công của chị em. Tự lực phấn đấu vươn lên, tự giác ngộ về khả năng, năng lực của bản thân mình, ý thức được trách nhiệm tham gia hoạt động xã hội và nâng cao trí tuệ của phụ nữ sẽ góp phần quan trọng vào viẹc phát huy khả năng của trí thức nữ. Ngay trong bản thân, chị em phải khắc phục tính tự ti, tự đánh giá thấp mình để có lòng tự tin và luôn khiêm tốn học hỏi, khát vọng vươn lên bình đẳng với nam giới.

Trí thức nữ là một bộ phận tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam, là những người được học nhiều, hiểu biết rộng, các chị nhận thức rõ được tiềm năng và vai trò to lớn của phụ nữ đối với gia đình, xã hội và sự tiến bộ của phụ nữ. Do vậy, các chị phải là những người góp phần tích cực vào việc hạn chế sự bất bình đẳng giới, nâng cao địa vị xã hội cho phụ nữ; phải là những tấm gương của phụ nữ Việt Nam, là những người thật sự “đảm việc nước, giỏi việc nhà”, thể hiện đầy đủ và tốt nhất những phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt Nam; khẳng định vị trí của phụ nữ Việt Nam trước xã hội và trước bạn bè Quốc tế.

Trí thức nữ cần phải xây dựng phương pháp làm việc khoa học,sắp xếp hợp lý công việc xã hội và công việc gia đình để có thời gian tự bồi dưỡng về chuyên môn, nâng cao hiệu quả công việc để không bị tụt hậu trước thời cuộc, đồng thời vẫn là những người phụ nữ duyên dáng, người mẹ hiền, vợ đảm, là niềm tự hào của người chồng, người con… Qua thực tế, chúng ta có thể nhận rõ một điều là, rất nhiều các nhà khoa học nữ thành đạt hay tham gia hoạt động ở các lĩnh vực khác có hiệu quả đều là những phụ nữ rất có nề nếp trong cuộc sống gia đình: từ việc thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con khoẻ mạnh, ngoan, hiếu thảo, đến việc sắp xếp công việc gia đình,

động viên chồng con cùng chia sẻ công việc gia đình mình… và chính những sự sắp xếp khéo léo hợp lý này đã tạo điều kiện cho các chị thành công trong hoạt động sáng tạo. Tất cả những điều ấy đòi hỏi người phụ nữ trí thức phải có nghị lực, quyết tâm cao, ý thức cầu tiến và cả tấm lòng bao dung, nhân hậu…

Ở đây vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối vói sự phấn đấu và vươn lên chính bản thân mình của phụ nữ nói chung và trí thức nữ nói riêng. Với tính chất là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phải tiếp tục tạo ra một số hoạt động cụ thể góp phần nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ, giúp phụ nữ có những hiểu biết cần thiết về giới để họ nhận thức rõ khả năng, năng lực và cả những hạn chế của mình; hiểu biết về luật pháp, những chính sách có liên quan đến quyền của phụ nữ và trẻ em; biết giữ gìn phẩm chất tốt đẹp, đạo đức truyền thống và văn hoá dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, góp phần nâng cao địa vị của phụ nữ trong xã hội. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phải là cầu nối giữa phụ nữ cả nước với Đảng, Chính phủ và bạn bè Quốc tế, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ với Đảng và Nhà nước, đồng thời tham mưu, đề xuất những chính sách, những giải pháp nhằm góp phần thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ và tiến bộ của phụ nữ.

Trong một xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ, phụ nữ phải có vai trò xứng đáng không chỉ về tình cảm, tâm hồn mà cả về trí tuệ, trí thức như lời tặng của đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1996): Phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng.

Nói tóm lại, cần thông qua việc xây dựng và thực hiện một số giải pháp để kết hợp chặt chẽ việc tạo ra môi trường chung thuận lợi từ gia đình, xã hội với việc xây dựng, phát huy ý chí, phẩm chất tốt đẹp, truyền thống tự hào của trí thức nữ nước ta, để từ đó biến tiềm năng của trí thức nữ trở thành những đóng góp thực tế cho sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH như tinh thần của các nghị quyết của Đảng đề ra.

Sự phân chia thành một số giải pháp được đề cập trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối, chúng có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Muốn xây dựng, sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn lực trí thức nữ cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tế trình bày của đề tài có thể rút ra những kết luận chủ yếu sau:

(1). Về khái niệm: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có trình độ học vấn cao; trình độ chuyên môn sâu, có phẩm chất; lương tri; lao động trí óc phức tạp; sáng tạo, phổ biến và nghiên cứu ứng dụng tri thức văn hoá, khoa học trong hoạt động thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khái niệm trí thức nói chung ở trên, lao động trí thức nữ được hiểu là những người phụ nữ có học vấn, có trình độ chuyên môn được đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, thực hiện các chức năng của người trí thức nhằm phát triển kinh tế - xã hội.

Những đặc điểm trong lao động của người trí thức cần được chú ý là: Tính sáng tạo, tính cá nhân, tính rủi ro cao; đồng thời trí thức nữ cũng có những đăc điểm riêng do sự khác biệt về giới tính dẫn đến những khác biệt về mặt xã hội: Trong lao động, họ là người trí thức, trong gia đình, họ là người vợ, người mẹ. Những đặc điểm này có ảnh hưởng to lớn đến lao động của trí thức nói chung , trí thức nữ nói riêng.

(2). Trí thức nói chung và trí thức nữ nói riêng có vai trò to lớn chẳng những trong các thời kỳ trước đây mà cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong điều kiện hiện nay, những yếu tố làm hạn chế tiềm năng đóng góp của trí thức nữ là những định kiến về giới trong xã hội, là công việc gia đình, sinh đẻ và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, phụ nữ và trí thức nữ cũng đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển, đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, là điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện nên có nhiều phương tiện hỗ trợ giảm nhẹ công việc gia đình,…

(3). Về thực trạng của đội ngũ trí thức nước ta: Đội ngũ trí thức nữ nước ta đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là từ

ngày đổi mới đến nay. Tại thời điểm năm 2005, tổng lao động trí thức nữ có trên 605 ngàn người, chiếm 40,62% trong tổng số trí thức. Tuy nhiên, ở trình độ cao, tỷ lệ trí thức nữ còn thấp xa so với nam giới: Chỉ có 29,59 % trí thức nữ có trình độ thạc sỹ và 16,46% có trình độ tiến sỹ.

Đội ngũ trí thức nữ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nhiều trí thức nữ không chỉ thành công ở những lĩnh vực giáo dục, y tế, nơi mà mọi người thường quan niêm là phù hợp với nữ giới, mà cả ở lĩnh vực kinh doanh, KH&CN - là lĩnh vực mới với công nghệ cao. Nhiều phụ nữ cũng đã tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo ở trung ương, địa phương và cơ sở. Tuy nhiên, những hạn chế lớn của đội ngũ này là: Lực lượng nữ trí thức còn mỏng, nhất là ở trình độ cao; những đóng góp của nữ trí thức còn nhiều hạn chế; trình độ ngoại ngữ thấp, số sử dụng được ngoại ngữ trong công việc chuyên môn chỉ chiếm vài phần trăm; cơ cấu đội ngũ có nhiều bất cập, đặc biệt là cơ cấu độ tuổi, có nguy cơ hẫng hụt.

(4). Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tạo điều kiện để trí thức nữ phát triển. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chính sách đối với trí thức nói chung, trí thức nữ nói riêng, chậm được thực hiện và do đó hiệu quả của chính sách còn thấp. Một số chính sách mới ở mức tuyên bố chung, thiếu cụ thể, chưa được thể chế hoá bằng văn bản của Bộ, ngành; Nhiều chính sách khi xây dựng và thực thi chưa chú ý đến giới (chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sau ĐH),…

(5). Để phát triển đội ngũ trí thức nữ cần quán triệt hơn nữa hệ thống các quan điểm của Đảng liên quan đến phát triển KH&CN, phát triển GD&ĐT và xây dựng đội ngũ trí thức nói chung.. Đặc biệt cần chú ý bối cảnh của nước ta hiện nay đã chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN và đi vào hội nhập quốc tế. Bối cảnh trên vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi, vừa tạo ra những thách thức mới trong việc phát triển đội ngũ trí thức nữ. Quan điểm “Nam nữ bình quyền” không những cần được hiểu đúng, mà còn cần được thể hiện trong các kế hoạch, chính sách cụ thể của quá trình phát triển.

Phương hướng phát triển đội ngũ trí thức nữ là tăng nhanh về số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ, kể cả trình độ ĐH và sau ĐH.

(6). Các giải pháp cơ bản để thực hiện phương hướng trên là:

a). Tăng cường công tác tuyên truyền trong xã hội về bình đẳng nam nữ.

b). Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí cho phụ nữ.

c). Có chính sách hợp lý trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ trí thức nữ.

d). Có chính sách sử dụng hợp lý hơn đối với trí thức nữ e). Cải tiến chế độ tiền lương đối với trí thức

f). Cần có chính sách tôn vinh phù hợp với trí thức nữ.

h). Nâng cao tuổi về hưu cho nữ trí thức có đủ điều kiện về sức khoẻ và tài năng.

i). Tăng cường các chính sách xã hội đối với gia đình

k). Nâng cao ý chí phấn đấu vươn lên của bản thân nữ trí thức.

Các giải pháp nêu trên có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Muốn xây dựng, sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn lực trí thức nữ cần thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quý An (1987) , “Xây dựng và sử dụng tốt hơn đội ngũ trí thức XHCN”, Tạp chí Cộng sản, (4).

2. Phạm Thị Ngọc Anh (10/1995), “Cán bộ khoa học nữ với thời kì đổi mới: Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Cộng sản.

3. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, giới và phát triển,

Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (1995), “Giáo viên nữ Việt Nam trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (1), tr.25.

5. Huy Bá (28/10/1999), “Để các nhà khoa học cống hiến nhiều hơn”,

Báo Nhân dân.

6 Phan Văn Các (1990), Từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghĩ về một số vấn đề của phong trào giải phóng phụ nữ ngày nay, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

7. Phạm Tất Dong chủ biên (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Dương Thị Duyên (2/1997), “Phụ nữ và khoa học”, Tạp chí Khoa học và Phụ nữ.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu BCH TƯ khoá IX. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai BCH TƯ khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ tư BCH TƯ khoá VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Đường (4/2005), Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật (từ sơ cấp đến trên ĐH) đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ

cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Đề tài KX - 05 - 10.

14. Trần Hàn Giang (chủ biên, 2001), Nữ công nhân khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh và dịch vụ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

15. Bùi Thanh Hà (1/1994), “Về chất lượng học tập của phụ nữ sinh viên”,

Tạp chí Khoa học và Phụ nữ.

16. Đoàn Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (chủ biên, 2006), Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội (tái bản), Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Nguyễn Đông Hanh (2006), Chính sách đối với nữ trí thức khoa học và công nghệ - đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp mới, thuộc đề tài cấp nhà nước “Đổi mới chính sách đối với trí thức khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, mã số ĐTĐL - 2003/27, Hà Nội.

18. Bùi Thị Minh Hằng và tập thể tác giả (11/2000), Nghiên cứu thực trạng và những giải pháp phát huy tiềm năng đội ngũ trí thức nữ khoa học - công nghệ TP Hồ Chí Minh, đề tài khoa học.

19. Trương Mỹ Hoa (10/1994), Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội và tham gia quản lý đất nước và định hướng đến năm 2000”,

Tạp chí Cộng sản.

20. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Võ Hưng (1991), Phụ nữ Việt Nam - giới tính, quyền bình đẳng và vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, mấy vấn đề y - sinh học về phụ nữ nông thôn Việt Nam , Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

22. V.I.Lênin (1978), Một bước tiến, hai bước lùi, toàn tập, tập 8, Nxb. Tiến bộ Matxcơva

23. Hoàng Thị Lịch (1995), Một vài điểm về bước tiến của các nhà khoa học nữ trong thời kỳ qua - Mười năm bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 1985 - 1995, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Trần Thị Bạch Mai (chủ nhiệm đề tài), (2001), Thực trạng tham gia

của cán bộ giảng dạy nữ vào các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, quản lý trong nhà trường đại học và các giải pháp quản lý nhằm nâng cao vai trò của họ, đề tài khoa học cấp bộ Hà Nội.

26. Trần Thị Bạch Mai (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp tăng cường vai trò cán bộ nữ trong hoạt động quản lý nhà trường đại học, Đề tài khoa học, ĐH Quốc gia Hà Nội.

27. Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Trần Hồng Quân (14/10/1987), “35 năm hợp tác đào tạo cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô”, Báo Nhân dân.

29. Bùi Thị Kim Quỳ (1995), Phụ nữ Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước, vấn đề lao động, việc làm và hạnh phúc gia đình, gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội, cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

30. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ Luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam (Những quy định riêng với lao động nữ), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Khoa học và công nghệ (đ-îc Quèc héi n-íc Céng hßa x· héi chñ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động trí thức nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)