Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí cho phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động trí thức nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 73 - 79)

3.1 .Phương hướng phát triển lao động trí thức nữ ở nước ta

3.2.2.Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí cho phụ nữ

3.2. Một số giải pháp cơ bản phát triển lao động trí thức nữ trong sự nghiệp

3.2.2.Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí cho phụ nữ

Ngày nay, nhiều nước trên thế giới tập trung vào việc hoạch định và hiện thực hoá chiến lược con người, xem đó như một chiến lược bao trùm, chiến lược của mọi chiến lược. Nét đặc trưng nổi bật của chiến lược con người trong giai đoạn văn minh trí tuệ là xác định vai trò quan trọng hàng đầu của GD&ĐT, coi GD&ĐT là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn lực con người. Vì vậy, nhiều nước trên thế giới coi việc phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu.

Ở nước ta, để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng ta cũng đã khẳng định “Cùng với KH&CN, GD&ĐT phải là quốc sách hàng đầu”.

Trong Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2010 của Nhà nước đã đưa ra ba mục tiêu lớn là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trong đó, mục tiêu nâng cao dân trí có vai trò cơ sở cho các mục tiêu khác. Đội ngũ nhân lực với trình độ cao, nhiều tài năng trên các lĩnh vực chỉ có thể hình thành, nảy nở và phát triển trên một nền tảng dân trí cao, trong đó có phụ nữ với 50% dân số. Hơn nữa, việc nâng cao trình độ dân trí cho phụ nữ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra điều kiện để nâng cao chất lượng giống nòi Vịêt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, trước mắt cần phấn đấu đạt các chỉ tiêu được nêu trong “Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam” đã được Chính phủ phê duyệt là: Cùng với việc phấn đấu xoá mù chữ cho phụ nữ ở độ tuổi từ 15 - 35, việc nâng tỷ lệ học sinh nữ ở phổ thông trung học cơ sở và trung học phổ thông tương đương như học sinh nam.

Muốn thực hiện được mục tiêu trên, cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau:

3.2.2.1. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở một cách bền vững

Mặc dù chúng ta đã tuyên bố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ lâu và đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở, nhưng hiện tượng mù chữ và tái mù chữ vẫn diễn ra trên thực tế. Vì vậy, cần đảm bảo tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 14 được đi học, kể cả nam và nữ, thực hiện Luật Giáo dục đã nêu:

Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước; Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập (Điều 11, Luật Giáo dục năm 2005).

Khắc phục tình trạng trẻ em gái bỏ học, đặc biệt là đối với trẻ em nghèo, trẻ em là con đồng bào các dân tộc thiểu số.

3.2.2.2. Đưa quan điểm giới vào chương trình giáo dục ở các cấp học, và tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi cho nữ sinh phát triển, thu hút và khuyến khích nữ sinh đi học và học lên cao.

3.2.2.3. Đầu tư thoả đáng cho chương trình xoá mù chữ và các hoạt động tiếp theo để hạn chế việc tái mù chữ. Có chương trình xoá mù chữ đặc biệt, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng phụ nữ trên cơ sở hiểu biết được những điều kiện cụ thể của người phụ nữ.

3.2.2.4. Để hỗ trợ cho các biện pháp nêu trên có hiệu quả, điều quan trọng mà chúng ta phải làm tốt hơn là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của học vấn đối với phụ nữ, trước hết là cho phụ nữ và sau đó cho toàn xã hội; nghĩa là làm cho mọi người hiểu rõ lợi ích của việc nâng cao học vấn cho người phụ nữ.

Nâng cao nhận thức cho mọi người (cho cả nam giới và nữ giới) về lợi ích của việc học hành của phụ nữ hiện nay là việc làm cấp bách và quan trọng. Các phương tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền sâu rộng quan điểm đúng đắn về phụ nữ của Đảng và Nhà nước, những chính sách hiện hành liên quan đến phụ nữ, đặc biệt là chính sách đào tạo, đồng thời tạo ra

một dư luận xã hội rộng rãi ủng hộ việc đi học và nâng cao không ngừng kiến thức ở phụ nữ.

3.2.3. Có chính sách hợp lý trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ trí thức nữ

3.2.3.1. Đổi mới chính sách đào tạo đội ngũ trí thức nữ

Như đã biết, đội ngũ kế cận của trí thức nữ là đội ngũ nữ sinh viên. Theo Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta giai đoạn 2001 - 2010, để tăng cường lực lượng trí thức nói chung, các chỉ tiêu số lượng đặt ra là: Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ 118 năm học 2000 - 2001 lên 200 vào năm 2010; tăng quy mô đào tạo thạc sỹ từ 11.727 học viên năm 2000 lên 38.000, nghiên cứu sinh từ 3870 năm 2000 lên 15.000 vào năm 2010. Nếu với tỷ lệ nam nữ trong đào tạo được giữ vững như những năm gần đây, chúng ta tin rằng đội ngũ trí thức nước ta vào năm 2010 khá đông đảo, trong đó có trí thức nữ. Tuy nhiên ở đây có 2 vấn đề cần chú ý:

- Thứ nhất, cần có biện pháp nâng nhanh tỷ lệ nữ được đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

- Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ trí thức nói chung, trí thức nữ nói riêng.

Vấn đề thứ nhất sẽ được nói rõ ở giải pháp tiếp theo. Ở đây đi sâu vấn thứ hai về chất lượng đào tạo ĐH và sau ĐH.

Mấy năm gần đây (chủ yếu từ 1994 đến nay) số nữ sinh viên tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng cần phải được quan tâm rất nhiều.

Chất lượng đào tạo là một khái niệm rộng và được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình đào tạo và nhất là trong quá trình làm việc sau khi ra trường. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy, các cơ quan sử dụng nhân lực yêu cầu chất lượng của các sinh viên ra trường là rất toàn diện. Chất lượng cán bộ phải bao gồm các mặt:

- Về tư tưởng, chính trị;

- Về chuyên môn, nghề nghiệp; - Về đạo đức, phong cách; - Về sức khoẻ;

- Về văn hoá, thẩm mĩ.

Không nên nghĩ rằng trong điều kiện nền kinh té thị trường, các cơ quan, doanh nghiệp chỉ yêu cầu cán bộ của mình có chuyên môn giỏi là được. Thực ra, để đạt được hiệu suất công tác, hiệu quả kinh tế cao, họ yêu cầu cán bộ chẳng những chỉ về chuyên môn giỏi mà còn phải có cả văn hoá thẩm mĩ, chẳng hạn như văn hoá ứng xử với khách hàng, văn hoá doanh nghiệp.

Một khía cạnh khác của công tác đào tạo phải quan tâm là hiệu quả đào tạo. Hiệu quả ở đây là hiệu quả ngoài của quá trình đào tạo, tức là mức độ đáp ứng của kết quả đào tạo so với nhu cầu của kinh tế xã hội về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Một trong các tiêu chí phản ánh hiệu quả đào tạo (hiệu quả ngoài) là mức độ tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường.

Để đảm bảo được hiệu quả đào tạo, cần phải tìm hiểu và nắm được nhu cầu đào tạo thực tế của các doanh nghiệp, các ngành,… trong từng thời kỳ. Điều đó có nghĩa là kế hoạch đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu của kinh tế - xã hội, chứ không phải đào tạo theo năng lực, theo cái đang có của nhà trường. Để làm được yêu cầu trên, hoạt động “Maketting” của nhà trường, và đặc biệt là công tác dự báo ở tầm vĩ mô của Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng.

Để đào tạo ra một lớp trí thức nữ trẻ có chất lượng cao, số lượng và cơ cấu đảm bảo đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, chúng tôi thấy cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Thứ nhất: Khuyến khích các nữ sinh thi vào các trường ĐH, chính sách ưu tiên cho nữ sinh ở các vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyển sinh; cấp học bổng, hỗ trợ cho nữ sinh học giỏi nhằm đào tạo ra một đội ngũ trí thức nữ có chất lượng; tăng cường hơn việc đào tạo trí thức nữ cho các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc để khắc phục tình trạng thiếu hụt trí thức nữ ở nhiều vùng quan trọng như hiện nay.

- Thứ hai:Khuyến khích nữ sinh thi vào các trường ĐH thuộc các lĩnh vực hợp với sở trường của nữ như Sư phạm, Y, Dược… Mặt khác, khích lệ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động viên nữ sinh thi vào các lĩnh vực khoa học mới, khoa học ứng dụng, khoa học đòi hỏi tư duy trừu tượng nhằm phát huy khả năng của phụ nữ ở các lĩnh vực đó. Từ đó tạo điều kiện mở rộng lĩnh vực việc làm cho nữ sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đồng thời phải trang bị cho sinh viên nói chung, nữ sinh viên nói riêng những kiến thức về các mặt để có đủ phẩm chất, năng lực, lòng tự tin bước vào cuộc sống, tham gia vào các lĩnh vực chính trị, quản lý, kinh doanh,… Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng thực hiện mục tiêu và chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được các quốc gia cam kết tại Hội nghị thế giới lần thứ 4 của Liên Hợp Quốc về phụ nữ tại Bắc Kinh, tháng 9/1995, trong đó, đảm bảo rằng trong tương lai các quốc gia phải đạt được không ít hơn 30% phụ nữ ở cương vị hoạch định và quyết định các chính sách, chủ trương (quản lý, lãnh đạo).

Trong điều kiện hiện nay, việc đánh giá công tác đào tạo không chỉ là số lượng bao nhiêu người đã được đào tạo, mà cần phải thêm các chỉ số đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Các trường ĐH cần tiếp tục đổi mới nội dung chương trình cho sát với yêu cầu của thị trường lao động xã hội. Quan tâm đặc biệt đến việc nhận xét, đánh giá của dư luận trên thị trường lao động để có hướng điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và các biện pháp tổ chức quản lý giáo dục cho thích hợp. Chỉ có làm như vậy thì ngành giáo dục, đào tạo mới gắn việc đào tạo với sử dụng và mới đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm cho nữ sinh viên sau khi ra trường.

Cùng với những kiến thức cơ bản trang bị cho một trí thức tương lai, nhà trường cần phải trang bị cho nữ sinh viên những kiến thức về tình yêu, hôn nhân, gia đình, nuôi dạy con cái, nữ công gia chánh, đức hạnh, … để nữ sinh viên thực hiện tốt chức năng gia đình và xã hội sau này.

- Thứ ba: Việc thành lập các quỹ hỗ trợ tài năng trẻ cho nữ sinh viên là việc làm cần được khuyến khích mở rộng nhằm thu hút sự tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân vì hiền tài của đất nước và vì sự phát triển của phụ nữ. Đồng thời, việc làm này tạo ra động lực thúc đẩy, giúp đỡ nữ sinh viên có

ý chí vươn lên trong hoc tập, nhất là nữ sinh viên thuộc diện con nhà nghèo có tinh thần vượt khó.

- Thứ tư:Đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình trường đại học, cũng tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập liên tục, nâng cao không ngừng trình độ của mình. Việc mở các nhánh về các tỉnh hay khu vực để giảm bớt khó khăn đi lại và chi phí tốn kém trong thời gian học cho người học cũng sẽ thu hút và tạo thêm điều kiện cho nữ sinh hay phụ nữ ở các vùng nông thôn, vùng xa có cơ may đi học.

3.2.3.2. Cần có chính sách đặc biệt ưu tiên đào tạo trên ĐH cho phụ nữ

Như trong chương 2, phần thực trạng đã nêu, ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, tỷ lệ nữ so với nam rất thấp. Nguyên nhân của thực trạng này, như đã phân tích, là do trong thời kỳ 30 - 45 tuổi, phụ nữ còn sinh con và chăm sóc con cái. Vì vậy, để giúp cho phụ nữ có cơ hội nâng cao trình độ như nam giới ở các trình độ sau ĐH, có thể áp dụng các giải pháp:

- Trước hết về độ tuổi đào tạo sau ĐH khi sử dụng ngân sách nhà nước: Không nên có quy định quá khắt khe về độ tuổi đối với phụ nữ trong đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ. Họ có thể nhiều hơn 5 tuổi so với nam giới khi được cử đi đào tạo, vì khoảng thời gian tốt nhất cho việc học lên cao lại phải bận bịu việc gia đình, sinh đẻ. Dĩ nhiên, những người được tuyển đi học (bằng các nguồn kinh phí khác nhau) đều phải đảm bảo chất lượng.

- Riêng về kinh phí: Cần thành lập Quỹ hỗ trợ cho việc đào tạo tài năng nữ. Hiện ở Việt Nam có giải thưởng Covalepscaia dành cho nữ trí thức KH&CN, nhưng đó là giải thưởng dành cho những người có thành tích nghiên cứu sáng tạo (người đã có công trình và kết quả nghiên cứu). Còn những nữ trí thức trẻ, có năng lực nhưng chưa được đào tạo, rất cần có một Quỹ riêng dành cho việc đạo tạo họ ở bậc học cao. Ví dụ như Quỹ Tưởng nhớ Magaret McNamara, do Ngân hàng thế giới lập ra để hỗ trợ phụ nữ từ các nước đang phát triển đến theo học bậc tiến sỹ tại Hoa Kỳ. Hàng năm, Quỹ xét trao học bổng cho 5 - 6 phụ nữ, trị giá 11.000 USD/suất. Khánh Vân của Việt Nam vừa được mời đến Washington để nhận học bổng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động trí thức nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 73 - 79)