Có chính sách phù hợp trong sử dụng nữ trí thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động trí thức nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 79 - 81)

3.1 .Phương hướng phát triển lao động trí thức nữ ở nước ta

3.2. Một số giải pháp cơ bản phát triển lao động trí thức nữ trong sự nghiệp

3.2.4. Có chính sách phù hợp trong sử dụng nữ trí thức

Từ thực tế có thể đưa ra các giải pháp cụ thể sau:

3.2.4.1. Cần bố trí những công việc phù hợp với nữ trí thức.

Điều này sẽ giúp cho nữ trí thức phát huy được tiềm năng của họ.Cũng từ đề tài đã nêu [18] , những công việc phù hợp với nữ là:

- Đối với ngành kỹ thuật - tự nhiên, công việc phù hợp với nữ là giảng dạy, thí nghiệm, nghiên cứu, phân tích, thiết kế, đồ hoạ, thống kê về kỹ thuật, kiểm tra,... Các công việc này đòi hỏi tính tỷ mỷ, kiên nhẫn, khéo tay, chính xác, thận trọng nhưng vẫn phải sáng tạo. Với công tác nghiên cứu, nữ thiên về nghiên cứu tại bàn, ít đi xa, ít đến công trường,... Những công việc không phù hợp với nữ là công việc mua bán trang thiết bị công nghiệp, tham gia các dự án/ hợp đồng sản xuất, trực tiếp sản xuất chế tạo, thi công, lắp đặt, sửa chữa bảo trì, khảo sát thực địa, chào hàng sản phẩm công nghiệp,...

- Đối với nhóm ngành kinh tế - xã hội - nhân văn, hầu hết các công việc đều phù hợp với nữ, như giảng dạy, nghiên cứu, văn phòng, tài chính, kế toán, dịch thụât, hướng dẫn du lịch, tiếp thị, bán hàng, thống kê,...

- Trong y - dược, các công việc phù hợp là xét nghiệm, siêu âm, nội soi, nội nhi, sản, giảng dạy, thí nghiệm, pha chế, trình dược viên,... Một số công việc được coi là không phù hợp với nữ như chụp X quang, ngoại khoa.

3.2.4.2. Trong trường hợp nữ trí thức đang nuôi con nhỏ, có thể làm việc theo cách khoán công việc, không nên theo giờ hành chính

Hiện nay nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, trường ĐH đã áp dụng phương thức quản lý cán bộ theo cách này. Với các cơ quan, doanh nghiệp khác, nếu có thể, nhất là với các công việc nghiệp vụ, ít tiếp xúc với khách hàng, nên bố trí công việc và thực hiện khoán theo số lượng và chất lượng công việc. Trong điều kiện thông tin hiện đại như hiện nay (qua e - mail, điện thoại,…) phương thức làm việc này là hoàn toàn khả thi. Với phương thức này, người nữ trí thức có thể vừa làm việc, vừa chăm con của mình.

3.2.4.3. Cần tạo được môi trường làm việc thuận lợi cho trí thức nữ

Để các nhà khoa học, công nghệ, tich cực trong sáng tạo, cống hiến, cần. tạo điều kiện làm việc cần thiết cho các nhà trí thức nữ như cung cấp thông tin, trang bị phương tiện thí nghiệm, các cơ sở triển khai. Tạo cơ chế thuận lợi cho việc ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn Mặt khác, cần giải quyết thoả đáng lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội cho các nhà nghiên cứu, sáng chế, phát minh, ứng dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ. Phải coi lao động của trí thức là lao động trí óc, sáng tạo. Do vậy, sản phẩm trí tuệ trước hết phải là sở hữu của người tạo ra chúng, được coi như hàng hoá đặc biệt, cần tạo lập thị trường để sản phẩm đó được lưu thông và được trả giá tương xứng với giá trị của chúng. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáng tạo của trí thức nói chung, trí thức nữ nói riêng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ, tạo ra bầu không khí dân chủ, tự do trong hoạt động, sáng tạo… Chỉ có như vậy mới toàn dụng và khai thác có hiệu quả lao động trí tuệ của đội ngũ trí thức nữ.

3.2.4.4. Chú ý bồi dưỡng nữ trí thức đưa vào vị trí quản lý, lãnh đạo

Xét dưới góc độ Giới, phụ nữ và nam giới đều có khả năng trở thành người quản lý, lãnh đạo. Song trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, ở công tác này phụ nữ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Bởi vậy, để phụ nữ tham gia vào công tác quản lý thì vấn đề quan trọng nhất là phải phát triển toàn diện người phụ nữ, chú ý bồi dưỡng năng lực và phát triển nhân cách cá nhân người phụ nữ, đồng thời công tác quản lý cần được tổ chức một cách khoa học để phụ nữ vừa tham gia quản lý, vừa chăm lo được gia đình, nuôi dạy con cái.

Mục tiêu đến năm 2010 mà Chính phủ Việt Nam cam kết trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ là tạo điều kiện bình đẳng cho phụ nữ về mọi mặt trong phát triển, kể cả trong việc tham gia vào quản lý, đảm bảo nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong quản lý ở các cấp từ 20 - 30%, trong đó từ 10 - 15% là thuộc các cơ quan tư vấn và cơ quan Chính phủ. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ những năm 2000, Nhà nước đã có chính sách, chương trình hành động và giải pháp cụ thể, thể hiện quyết tâm cao trong tổ

chức và chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là đặt nó trong chính sách và chương trình phát triển nguồn nhân lực, trong đó có phụ nữ. Vấn đề then chốt ở đây là phải có quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ, để họ thực sự đảm đương được công việc, tránh chủ nghĩa cơ cấu đơn thuần và hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lao động trí thức nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)