Những vấn đề còn tồn tại trong khu vực kinh tế tƣ nhân ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 70 - 81)

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong khu vực kinh tế tƣ nhân ở Trung Quốc

định lượng một cách tỉ mỉ nhưng đã chứng minh rất thuyết phục vai trò không thể thiếu của nó trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của khu vực tư nhân đã góp phần chuyển biến cơ cấu sở hữu kinh tế từ đơn nhất sang chế độ sở hữu hỗn hợp tạo cơ sở hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Ngoài ra, kinh tế tư nhân còn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân và từ đó giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội khác, thúc đẩy mạnh mẽ cải cách doanh nghiệp Nhà nước, bên cạnh đó còn góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên từ đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại trong khu vực kinh tế tƣ nhân ở Trung Quốc Quốc

2.2.2.1 Những tồn tại từ phía Nhà nước

- Hệ thống chính sách chưa ổn định và rõ ràng

Mặc dù đã tiến bộ đáng kể song hiện nay hệ thống chính sách vẫn đang đặt ra cho khu vực tư nhân nhiều vấn đề. Về cơ bản, sự thừa nhận kinh tế tư nhân đã được khẳng định chắc chắn trong Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và là cơ sở pháp lý vững chắc cho khu vực này phát triển. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một điều rằng thái độ của Nhà nước cho tới thời gian gần đây vẫn còn khá e dè đối với hoạt động của doanh nghiệp và chỉ cho phép phát triển từng bước thật chắc chắn. Giai đoạn đầu, các chính sách vẫn chưa thật ổn định và rõ ràng. Ban đầu, Nhà nước băn khoăn giữa việc nên giới hạn số lao động là bao nhiêu, 5 hay 8 người để một hộ kinh doanh tư nhân được gọi là “hộ cá thể”. Tất nhiên, điều này xuất phát từ những lý do chính trị song nó cũng làm cho khu vực tư nhân rối loạn trong một thời gian. Tiếp đó, việc xác định căn cứ cho quyền đăng ký doanh nghiệp tư nhân cũng lặp lại những vấn đề tương tự và

khá lâu sau mới có quy định chính thức con số hơn 8 lao động cho những doanh nghiệp này.

Về xác định quyền tài sản, đảm bảo quyền sở hữu tư nhân cũng là nỗi bức xúc của các doanh nghiệp tư nhân trong một thời gian dài cho đến tận khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua tháng 3/2004. Về việc bảo vệ quyền tài sản, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa có những quy định thực sự rõ ràng làm nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây nhiều thiệt hại và làm rối loạn thị trường.

Cuộc chuyển đổi sở hữu Nhà nước hay còn gọi là cải cách về chế độ sở hữu cũng diễn ra không mấy thuận lợi. Theo chủ trương của Chính phủ, chương trình cải cách sẽ thực hiện chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu từ tay Nhà nước sang những khu vực kinh tế khác trong đó có khu vực tư nhân. Quá trình này thực chất bao gồm việc tư nhân hoá có chuyển đổi sở hữu và nó hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bộ phận kinh tế Nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, các chính sách về chuyển đổi sở hữu Nhà nước sang khu vực tư nhân vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là trong vấn đề mua lại các doanh nghiệp Nhà nước. Rất nhiều xí nghiệp quốc hữu có sức hấp dẫn vẫn chưa được phép xuất hiện trên thị trường cổ phiếu nên doanh nghiệp tư nhân muốn mua lại sẽ phải chờ đợi hoặc chuyển hướng sang những xí nghiệp khác kém thu hút hơn.

Một điểm nữa là tuy hệ thống chính sách dành cho khu vực tư nhân đã bắt đầu đạt tới sự công bằng nhưng riêng trong khu vực tài chính điều này vẫn chưa được hoàn toàn khẳng định. Cho đến nay, chính phủ vẫn duy trì sự ưu ái đối với khu vực Nhà nước qua các chính sách về vốn và đầu tư. Trong khi doanh nghiệp tư nhân phải huy động vốn từ thị trường phi chính thức và gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi vay từ những nguồn khác bên ngoài thì bốn Ngân hàng Nhà nước lớn nhất của Trung Quốc dường như chỉ hoạt động để phục vụ cho các xí nghiệp quốc doanh. Trong tổng số tiền cho vay của bốn Ngân hàng này, số vốn

dành cho khu vực tư nhân chỉ chiếm chưa đầy 20%, quả là ít ỏi so với những gì khu vực này tạo ra và đóng góp cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường tài chính cho đến giờ vẫn chưa hề hé mở cho các doanh nghiệp tư nhân mà hoàn toàn chịu kiểm soát trực tiếp từ khu vực Nhà nước. Lý do chủ yếu của chính sách khép kín này là Chính phủ e ngại các chủ tư nhân khi tham gia vào giao dịch sẽ làm ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực tài chính, tăng thêm các khoản nợ khó đòi và dẫn đến khủng hoảng. Tuy nhiên, với sự phát triển tương đối vững mạnh hiện nay của các doanh nghiệp tư nhân thì những lo sợ này có thể không đến nỗi trầm trọng như người ta tưởng. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng không mấy hiệu quả đồng vốn được rót ra liên tục từ thị trường này đã đặt ra vấn đề liệu có nên mở rộng thị trường tài chính cho khu vực tư nhân tham gia để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn hay không. Để có câu trả lời, Nhà nước cần thực hiện một bước cải cách sâu hơn nữa trong khu vực tài chính và các chính sách đối với các khu vực tư nhân nói chung.

- Hiện tượng thu thuế và phí tràn lan

Trong số nhiều chính sách còn lỏng lẻo của Nhà nước đối với khu vực tư nhân thì chính sách về thuế và phí biểu hiện tiêu cực một cách rõ nét nhất. Năm 1994, Trung Quốc đã đưa ra một chế độ thuế mới thay cho chế độ khoán thu trước kia nhằm thiết lập nghĩa vụ thuế của các địa phương dựa trên hiệu quả kinh doanh thực sự của địa phương đó. Theo chế độ này, chính quyền cấp tỉnh có thể thu 25% thuế VAT, thuế bán hàng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty (đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh), thuế nông nghiệp, thuế tài sản và các thứ thuế nhỏ khác. Phần còn lại sẽ nộp vào Ngân sách nhà nước và là nghĩa vụ thuế của chính quyền. Mục tiêu của chính sách này là nhằm kích thích các doanh nghiệp ở địa phương hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận kinh tế hay giá trị tài sản doanh nghiệp càng cao thì lượng thuế chính quyền có thể giữ lại càng nhiều, từ đó, Nhà nước hy vọng chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động và đem lại những khoản thuế như mong muốn. Tuy

nhiên, tình hình trên thực tế lại diễn ra khá phức tạp. Vì các chính quyền chỉ có thể thu tối đa 25% các khoản thuế phải nộp của doanh nghiệp, hơn nữa lại không thể tự quy định những loại thuế riêng cho mình nên chế độ mới này đã đẩy nhu cầu về thuế của họ lên cao. Một mặt, chính quyền tạo điều kiện, thậm chí bảo hộ nhưng mặt khác lại đặt ra vô số lệ phí khác nhau nhằm hỗ trợ cho định mức thuế bị giới hạn. Việc này hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn của họ và hậu quả là nạn thu phí tuỳ tiện đã xảy ra tràn lan.

- Lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế

Là khu vực kinh tế mới được công nhận và có lịch sử phát triển chưa lâu dài nên hoạt động của khu vực tư nhân bị hạn chế trong rất nhiều lĩnh vực. Chính phủ quy định rằng các công ty tư doanh không được tham gia 15 loại ngành nghề là: sản xuất và buôn bán các sản phẩm vàng bạc; dịch vụ taxi (tại Bắc Kinh); thị trường bất động sản cơ bản; sản phẩm thu thanh và băng đĩa tiếng; sản phẩm an toàn, sản phâm cao su; bao bì chịu áp lực; sản phẩm dễ cháy; thiết bị phát thanh; thuốc gây mê, tâm thần và phóng xạ; tái chế; súng hơi và súng săn; đồ cổ do chính phủ quy định; nguyên liệu quan trọng; đồng, thép, sắt và platin; sản phẩm pôlyetilen1. Mười lăm loại này có thể chia làm 3 nhóm chính: ngành nghề sử dụng những nguồn lực rất hiếm, ngành nghề được coi là sống còn đối với nền kinh tế quốc dân và ngành nghề mà sản phẩm có thể gây rủi ro cho công chúng. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân còn bị cấm và hạn chế tham gia góp vốn vào khoảng 30 ngành cộng với 17 sản phẩm của các ngành khác bao gồm: ngân hàng, đường sắt, đường cao tốc, viễn thông và các mạng lưới bán buôn của một số lớn hàng hoá. Trong một danh mục khác “hạn chế” vốn của khu vực này, Nhà nước cũng cố gắng khép kín tối đa hơn 20 ngành chủ yếu gồm chế tạo ôtô và sợi hoá chất.

Bên cạnh đó, khu vực tư nhân còn chịu nhiều hạn chế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Mãi cho tới năm 1998, hoạt động ngoại thương mới bắt đầu hé mở

1

cho các doanh nghiệp khi Nhà nước tiến hành cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp trong một danh sách chọn lọc, theo đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và tổ chức nghiên cứu tư nhân sẽ được hưởng những quyền ngoại thương hạn chế. Đến cuối năm 1999, có khoảng 159 doanh nghiệp được cấp loại giấy phép này nhưng họ lại phải đáp ứng một số điều kiện khá ngặt nghèo, trong đó khó khăn lớn nhất là những đòi hỏi về số vốn đăng ký cũng như tài sản ròng phải trên 8,5 triệu NDT (tương đương 1 triệu USD), đồng thời doanh số bán ra phải vượt quá 50 triệu NDT (tương đương 6 triệu USD) và kim ngạch xuất khẩu phải trên 1 triệu NDT (tương đương 120.000 USD) liên tiếp trong hai năm trước đó. Thật khó đối với một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập để đáp ứng tất cả những yêu cầu này và có vẻ như lĩnh vực ngoại thương vẫn chưa sẵn sàng dành cho khu vực tư nhân.

- Những khó khăn từ bộ máy Hành chính Nhà nước

Tuy đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải cách bộ máy hành chính Nhà nước song trên thực tế bộ phận này vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề bức xúc nhất ở các địa phương hiện nay là tình trạng lạm dụng quyền hạn và tập trung quá mức vào hoạt động kiếm lời của các quan chức hành chính. Vai trò của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức Nhà nước cho tới nay chưa được phân định một cách rõ ràng dẫn đến chồng chéo lẫn lộn về quyền hạn và trách nhiệm. Nguy hiểm hơn, các cơ quan hành chính tự do thực hiện các hoạt động trục lợi mà không bị quy luật thị trường chi phối hay lo sợ các quy định trừng phạt của Nhà nước. Họ tiến hành liên kết bất hợp pháp với các doanh nghiệp tư nhân, tuy vậy lại tự cho phép mình tham gia quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và gây ra nhiều cản trở cho sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp.

Hạn chế của bộ máy Hành chính Nhà nước còn thể hiện ở những khó khăn mà họ gây ra trong các thủ tục hành chính. Để đăng ký thành lập hay hoạt động, một doanh nghiệp cần thực hiện rất nhiều thủ tục đối với cơ quan hành chính địa

phương. Việc này không những tốn kém chi phí mà còn mất nhiều thời gian. Theo một cuộc điều tra thực hiện từ năm 2000, để hoàn thành thủ tục và nhận được quyết định cho phép (hoặc không cho phép) thành lập doanh nghiệp thì trung bình một công ty có thể mất từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải có giấy phép thuê lao động, bảo vệ môi trường và xây dựng Nhà nước… có nghĩa là những yếu tố tuỳ tiện phát sinh trong suốt quá trình này. Các doanh nghiệp cũng buộc phải quy định chính xác “lĩnh vực kinh doanh” trong tài liệu đăng ký. Những lĩnh vực đó cần phải rõ ràng (do đó rất hạn chế vì khó tìm được chuẩn mực cụ thể để phân loại lĩnh vực kinh doanh được cho phép) và phải được chính quyền xem xét kỹ và thông qua). Mọi thay đổi về ngành nghề hoạt động phải được các quan chức của cơ quan Công thương Nhà nước hoặc chi nhánh của địa phương cho phép và chứng nhận. Điều đó làm giảm đáng kể khả năng thay đổi linh hoạt của doanh nghiệp trước những cơ hội mới của thị trường. Họ bị buộc phải thông báo tường tận các hoạt động kinh doanh của mình, gây ảnh hưởng đến bảo mật thông tin và do đó giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cuối cùng, trong đơn xin đăng ký phải xác định rõ một địa điểm cụ thể và những “điều kiện cần thiết” cho sản xuất. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ càng mọi nhân tố cần thiết nhưng không thể lường trước được những yêu cầu phát sinh từ quy định không mấy rõ ràng này.

2.2.2.2 Những vấn đề bên trong doanh nghiệp

- Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ

Mặc dù đã có sự tăng trưởng vượt bậc song nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp vẫn còn nhỏ bé. Những doanh nghiệp đạt quy mô vốn trên 1 triệu NDT tuy đã xuất hiện song vẫn còn quá ít. Nếu tính bình quân, số vốn đăng ký của mỗi xí nghiêp tư nhân chỉ đạt khoảng 800.000 NDT và thuê 12 nhân công. Đối với các hộ công thương cá thể, số vốn trung bình chỉ khoảng 10.000 NDT (ở đây chỉ tính các hộ buôn bán nhỏ). Nguyên nhân của tình trạng này có thể giải thích từ hai khía cạnh, thứ nhất là các doanh nghiệp không muốn mở rộng

quy mô và thứ hai là họ muốn phát triển hơn nữa nhưng gặp phải nhiều khó khăn cản trở. Trường hợp đầu tiên thường xảy ra với các doanh nghiệp “mũ đỏ”. Những doanh nghiệp này mặc dù đã khá trưởng thành, thuê nhiều lao động và có lượng vốn dồi dào song vẫn muốn duy trì quy mô hạn chế để tận dụng lợi ích từ chiếc “mũ đỏ”. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp lại rơi vào trường hợp thứ hai, nghĩa là bị hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp. Cản trở đầu tiên mà các doanh nghiệp vấp phải là quy định cấm các hộ kinh doanh cá thể được phép đăng ký là công ty trách nhiệm hữu hạn. Không thể tham gia bộ phận doanh nghiệp này cũng có nghĩa là các công ty không có cơ hội thu hút nguồn vốn từ bên ngoài và vì vậy không thể mở rộng quy mô. Khó khăn tiếp theo của các doanh nghiệp tư nhân là không đủ nguồn tài chính vì việc huy động vốn từ các kênh cho vay chính thức như ngân hàng, thị trường chứng khoán… đối với các doanh nghiệp tư nhân là rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể. Nếu doanh nghiệp muốn tăng quy mô sẽ phải trông đợi nhiều vào nguồn vay phi chính thức huy động từ anh em, bạn bè nhưng yếu điểm của kênh cung cấp vốn này là không sẵn sàng đáp ứng những khoản vay tương đối lớn và dài hạn, do đó đã hạn chế đáng kể nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp tư nhân.

- Bộ máy quản trị đơn giản và trình độ quản lý thấp

Quy mô hạn chế là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu một bộ máy quản trị chính thức trong các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, hầu hết các chủ doanh nghiệp vẫn tự mình nắm quyền quản lý hoặc có thể thuê thêm 1-2 người nếu doanh nghiệp đã phát triển ở quy mô lớn hơn. Lực lượng này thường được huy động trong gia đình và chỉ mang tính chất hỗ trợ. Theo một chương trình nghiên cứu do Viện khoa học xã hội Trung Quốc và Hiệp hội Công thương Trung Quốc tiến hành năm 1999 tại 1900 SMEs thì có 48% thành viên gia đình của nhà kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)