Những đột phá lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 29 - 37)

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

1.3.2 Những đột phá lý luận

Bắt đầu từ năm 1978, cả Trung Hoa đại lục nhanh chóng thực hiện cuộc cải cách chưa từng có trong lịch sử nhằm chuyển biến cơ bản nền kinh tế, khởi đầu từ Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá XI (18 – 22/12/1978). Để mở đầu cho tinh thần đổi mới, Hội nghị đã khôi phục tư tưởng thực sự cầu thị và xác định phương châm chiến lược của cải cách, trong đó những thay đổi trong quan điểm về sở hữu được coi là đột phá quan trọng góp phần đưa lại thành công cho cuộc cải cách kéo dài hơn 20 năm. Về lý luận sở hữu, Hội nghị nêu rõ phải “cải cách quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc không phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của sức sản xuất”. Ngày 17 tháng 8 năm 1980, “Thông tri truyền đạt văn kiện Hội nghị lao động việc làm toàn quốc” của Trung ương Đảng (Văn kiện số 64), quán triệt một bước tinh thần của Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá XI tiến hành cải cách chế độ sở hữu, đã chỉ rõ: “Nhiều năm qua, trên quan hệ sản xuất, chúng ta không coi trọng thích đáng “đại” và “công”, nhấn mạnh kinh tế tập thể quá độ lên kinh tế quốc doanh, kiềm chế, xoá bỏ kinh tế cá thể”. Đối với chế độ công hữu đơn nhất và những tác hại do “quá độ mãnh liệt” dẫn tới, đã tiến hành mổ xẻ, phân tích một cách sâu sắc. Đó là sự công kích đầu tiên của Văn kiện Trung ương đối với

lý luận về chế độ sở hữu truyền thống. Tiến triển chủ yếu của giai đoạn này về mặt lý luận và thực tiễn là:

- Bước đầu vạch ra và phê phán những tác hại của chế độ công hữu đơn nhất truyền thống, cứng nhắc, kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất.

- Phát triển kinh tế cá thể ở thành thị và nông thôn từ chỗ “cho phép tồn tại” chuyển sang “khuyến khích và nâng đỡ”.

- Bước đầu mở cửa với bên ngoài, xây dựng thử các đặc khu kinh tế, tiến hành hợp tác, chung vốn tư nhân của thương nghiệp Hồng Kông, Áo Môn, Đài Loan với kinh tế công hữu xã hội chủ nghĩa của đại lục (Trung Quốc), mở ra con đường đầu tiên mạnh dạn sử dụng vốn tư nhân và thiết bị kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản để phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, tiến hành xây dựng hiện đại hoá.

Ngày 1 tháng 9 năm 1982, báo cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, với tiền đề khẳng định “kinh tế quốc doanh xã hội chủ nghĩa chiếm vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh là điều kiện quyết định đảm bảo cho kinh tế tập thể tiến lên theo hướng xã hội chủ nghĩa; căn cứ vào trình độ phát triển của sức sản xuất nước ta khá thấp, lại không đồng đều nên trong thời gian rất dài đòi hỏi sự song song tồn tại cùng lúc của nhiều hình thức kinh tế.” Đột phá quan trọng về mặt lý luận chế độ sở hữu trong báo cáo của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng có ba điểm đáng chú ý sau:

- Một là, xác định rõ Trung Quốc trong thời gian rất dài cần phải song song tồn tại cùng lúc nhiều loại hình kinh tế, xác định rõ cơ cấu chế độ sở hữu của giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội.

- Hai là, cho rằng sự phát triển của kinh tế chế độ phi công hữu là “sự bổ sung cần thiết và có ích” đối với kinh tế chế độ công hữu , đó là sự phủ định lý luận truyền thống đối với kinh tế chế độ phi công hữu trước đây bị coi là mảnh đất phục hồi của chủ nghĩa tư bản.

- Ba là cho rằng, phát triển nhiều loại kinh tế (bao gồm kinh tế chế độ công hữu và chế độ phi công hữu) có lợi cho việc làm phong phú kinh tế ở thành thị và nông thôn, thuận tiện cho đời sống của nhân dân, khẳng định đầy đủ về tác dụng tích cực của kinh tế chế độ phi công hữu. Lý luận chế độ sở hữu này có lợi cho sự giải phóng và phát triển sức sản xuất của xã hội, nó là thứ mà lý luận chế độ sở hữu truyền thống không cách nào có thể so sánh được.

Ngày 25 tháng 10 năm 1987, Báo cáo tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng yêu cầu các cấp lãnh đạo nhận thức đúng đắn giai đoạn lịch sử xã hội hiện nay của Trung Quốc là giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, phải xuất phát từ tình hình cụ thể của đất nước Trung Quốc. Đồng thời nhấn mạnh: “Ở giai đoạn đầu, với tiền đề lấy chế độ công hữu là chủ thể, đặc biệt phải phát triển nhiều loại thành phần kinh tế…với mục tiêu cùng giàu có chung, khuyến khích một số người qua lao động chân chính và kinh doanh hợp pháp mà giàu lên trước”. Báo cáo của Đại hội lần thứ XIII của Đảng khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của cải cách đã chỉ rõ: “Cuộc cải cách mà chúng ta tiến hành, bao gồm chế độ công hữu là chủ thể, phát triển các loại hình kinh tế, cho phép sự tồn tại và phát triển kinh tế tư doanh là do tình trạng thực tế của sức sản xuất ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội quyết định”; “Hiện nay, các thành phần kinh tế khác ngoài chế độ sở hữu toàn dân không phải là đã phát triển quá nhiều mà là còn rất không đủ. Đối với kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể và kinh tế tư doanh ở thành phố và nông thôn phải tiếp tục khuyến khích phát triển. Bản thân kinh tế chế độ công hữu cũng có nhiều loại hình. Ngoài chế độ sở hữu toàn dân, chế độ sở hữu tập thể ra, còn phải phát triển xí nghiệp chế độ công hữu do chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể liên hiệp xây dựng nên, và xí nghiệp chế độ công hữu với hình thức như các địa phương, ngành, xí nghiệp cùng nhau tham gia cổ phần”. Sự đột phá về mặt lý luận chế độ sở hữu được phản ánh ở mấy điểm dưới đây:

- Một là, đả phá quan điểm cho rằng sự phát triển của kinh tế chế độ phi công hữu là bước thụt lùi về chế độ sở hữu, đã đề ra lý luận lấy chế độ công hữu

làm chủ thể, phát triển nhiều loại kinh tế chế độ sở hữu là do tình trạng thực tế của sức sản xuất ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội.

- Hai là, đả phá quan điểm cho rằng chỉ có một chế độ công hữu thuần nhất, đã đề ra lý luận về bản thân kinh tế chế độ công hữu cũng là kinh tế có nhiều loại hình, chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể; có thể liên hiệp các xí nghiệp công hữu, các địa phương, các ngành, các xí nghiệp có khả năng theo chế độ công hữu cùng tham gia chung cổ phần.

- Ba là, đả phá quan điểm cho rằng lấy chế độ công hữu là chủ thể phải thể hiện về mặt tỷ lệ của cơ cấu chế độ sở hữu hiện tại, đã đề ra lý luận ở các lĩnh vực kinh tế, các khu vực tỷ trọng các loại chế độ sở hữu chiếm giữ nên cho phép khác nhau.

- Bốn là, đã đả phá quan điểm cho rằng chế độ cổ phần là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, đã đề ra lý luận về cổ phần khống chế của nhà nước và cổ phần tham gia góp giữa các ngành, khu vực, xí nghiệp cùng cổ phần của cá nhân là một phương thức tổ chức của nguồn lực xí nghiệp xã hội chủ nghĩa.

- Năm là, đã đả phá quan điểm cho rằng sự chuyển động lưu thông về quyền tài sản của quốc doanh bị mất đi, xác định rõ quyền tài sản của một số xí nghiệp sở hữu toàn dân loại nhỏ có thể chuyển nhượng có đền bù cho tập thể

hoặc cá nhân.

- Sáu là, đã đả phá quan điểm cho rằng phát triển kinh tế tư hữu chính là phục hồi chủ nghĩa tư bản, đề ra lý luận về sự phát triển ở mức độ nhất định của kỹ thuật tư doanh, có lợi cho việc thúc đẩy sản xuất, làm cho thị trường sôi nổi, mở rộng việc làm, thoả mãn đầy đủ hơn nữa nhu cầu cuộc sống nhiều mặt của nhân dân, là sự bổ sung cần thiết và có ích cho kinh tế công hữu.

Báo cáo Đại hội Đảng lần thứ XIV đã đề ra mục tiêu của cải cách cơ chế kinh tế Trung Quốc là xây dựng cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa “lấy chế độ công hữu bao gồm chế độ sở hữu toàn dân và kinh tế chế độ sở hữu tập thể là chủ thể, kinh tế cá thể, tư doanh, kinh tế đầu tư của nước ngoài

là lực lượng bổ sung, các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, và còn có thể tự nguyện thực hiện nhiều hình thức liên hiệp kinh doanh. Xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tập thể và xí nghiệp khác đều đi vào thị trường, thông qua bình đẳng cạnh tranh để phát huy tác dụng chủ đạo của xí nghiệp quốc doanh”. Báo cáo cũng khẳng định một bước thí điểm chế độ cổ phần: “Chế độ cổ phần có lợi cho việc phân chia rõ quan hệ giữa chính quyền và xí nghiệp, chuyển đổi cơ chế kinh doanh của xí nghiệp và tập trung vốn của xã hội, phải tích cực thí điểm, tổng kết kinh nghiệm, nắm vững những quy định và thực hiện đầy đủ quy chế có liên quan làm cho nó từng bước phát triển vững chắc”, “và khuyến khích các liên hiệp xí nghiệp có điều kiện tổ chức xây dựng thành tập đoàn xí nghiệp một cách hợp lý”, đối với việc cải cách các xí nghiệp quốc doanh loại nhỏ xác định rõ hơn nữa: “Có một số có thể cho thuê bao hoặc bán cho tập thể hoặc cá nhân”. Sự đột phá về mặt lý luận chế độ sở hữu thể hiện:

- Một là, xác định rõ lý luận về cơ cấu chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa phải lấy chế độ công hữu là chủ thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế đầu tư của nước ngoài là bổ sung.

- Hai là, đưa ra lý luận các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tập thể và xí nghiệp khác đều phải đi vào thị trường, thông qua bình đẳng cạnh tranh để phát huy tác dụng chủ đạo của xí nghiệp quốc doanh.

- Ba là, đột phá một bước cuộc tranh luận về họ “công”, họ “tư”, xác định rõ lý luận về ba tác dụng tích cực lớn của chế độ cổ phần là xúc tiến việc phân chia rõ quan hệ giữa chính quyền và xí nghiệp, chuyển đổi cơ chế kinh doanh của xí nghiệp và tập trung vốn của xã hội.

- Bốn là, đã đả phá lối cải cách xí nghiệp quốc doanh là không phân chia ra các cấp độ khác nhau, không phân biệt cách làm, thống nhất quan điểm là xí nghiệp quốc doanh loại lớn và vừa thì thông qua liên hiệp để tổ chức thành tập đoàn một cách hợp lý, xí nghiệp quốc doanh loại nhỏ có thể cho thuê hoặc bán đi.

Báo cáo của Đại hội Đảng khoá XV thực sự là bước đột phá quan trọng về lý luận chế độ sở hữu, thể hiện rõ qua năm điểm. Điểm thứ nhất chỉ ra “Chế độ công hữu làm chủ thể, các loại chế dộ sở hữu cùng phát triển là một chế độ kinh tế cơ bản của giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc”. Đối với việc điều chỉnh về mặt chế độ sở hữu, Trung Quốc đưa ra nguyên tắc: Mọi hình thức chế độ sở hữu phù hợp với “ba cái có lợi cho” đều có thể dùng và nên dùng để phục vụ xã hội chủ nghĩa. Điểm thứ hai, chỉ ra phương châm của giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội nước ta là “quy định lấy chế độ công hữu là chủ thể, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển, từng bước xoá bỏ sự kìm hãm bất hợp lý của cơ cấu chế độ sở hữu đối với sức sản xuất, để hình thành cục diện “đa dạng hoá hình thức thực hiện chế độ công hữu và nhiều loại thành phần kinh tế cùng phát triển”. Điểm thứ ba, phải nhận thức toàn diện ý nghĩa bao hàm của kinh tế chế độ công hữu: “Kinh tế chế độ công hữu không chỉ bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, còn bao gồm cả thành phần quốc doanh và thành phần tập thể trong kinh tế chế độ hỗn hợp”. Điểm thứ tư, nhấn mạnh “Hình thức thực hiện chế độ công hữu có thể và nên đa dạng hoá”. Điểm thứ năm, xác định rõ “bộ phận cấu thành quan trọng của chế độ phi công hữu và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của nước ta”, đồng thời chỉ ra rằng: “Đối với kinh tế chế độ phi công hữu như cá thể, tư doanh cần phải tiếp tục khuyến khích, hướng dẫn chỉ đạo, làm cho nó phát triển vững chắc”. Kinh tế phi công hữu đã từ chỗ “đối lập”, “bổ sung” chuyển sang “cùng phát triển”. Sự đột phá về lý luận chế độ sở hữu chủ yếu thể hiện ở những mặt sau:

- Một là, xác định rõ chế độ công hữu là chính, các loại kinh tế có sở hữu khác nhau cùng phát triển là một chế độ cơ bản của giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội của đất nước. Kinh tế phi công hữu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên được nêu ra trong lịch sử và trong văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có ý nghĩa mở ra thời đại mới, đó là sự phát triển rất quan trọng đối với lý luận chế độ sở hữu của chủ nghĩa Mác đương thời.

- Hai là, đả phá lý luận truyền thống về kinh tế chế độ công hữu chỉ bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; báo cáo đã nêu ra lý luận về kinh tế chế độ công hữu không chỉ bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể mà còn bao gồm cả thành phần quốc doanh và thành phần tập thể trong kinh tế sở hữu hỗn hợp. Đây là sự bổ sung và phát triển quan trọng đối với lý luận chế độ sở hữu của chủ nghĩa Mác đương thời khi đặt thành phần quốc doanh và thành phần tập thể trong kinh tế chế độ sở hữu hỗn hợp vào trong phạm trù của kinh tế công hữu.

- Ba là, đả phá quan niệm cho rằng chế độ công hữu là vai trò chủ thể phải thể hiện số lượng các ngành của nền kinh tế quốc dân; lý luận về vai trò chủ thể của chế độ công hữu thể hiện ở sự chiếm ưu thế của tài sản công hữu trong tài sản chung của xã hội; kinh tế quốc doanh chi phối huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, phát huy tác dụng chủ đạo đối với sự phát triển của kinh tế; vai trò chủ đạo đó chủ yếu thể hiệp qua khả năng điều tiết chi phối. Đây là sự hoàn thiện và phát triển thêm một bước lý luận chế độ công hữu của chủ nghĩa Mác.

- Bốn là, đã đả phá lý luận cho rằng kinh tế quốc doanh đã bố trí sắp xếp hợp lý nhất, hoàn thiện nhất trong kinh tế chế độ công hữu, thực ra về mặt chiến lược và tổng thể phải điều chỉnh hiện trạng kinh tế quốc doanh, thông qua việc liên kết tài sản và điều chỉnh cơ cấu, để tăng cường trọng điểm, nâng cao chất lượng toàn diện của tài sản quốc doanh.

- Năm là, đã mạnh dạn nêu quan điểm: kinh tế chế độ phi công hữu là “bổ sung” của kinh tế chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa; kinh tế phi công hữu là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)