Sự phát triển mạnh mẽ của Kinh tế tư nhân từ sau 1992 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 52 - 57)

20 năm cải cách chế độ sở hữu ở Trung Quốc, NXB Trung Châu cổ tịch,1998, tr52.

2.1.3.2. Sự phát triển mạnh mẽ của Kinh tế tư nhân từ sau 1992 đến nay

Đây là giai đoạn phát triển cực thịnh của khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc, đặc biệt là trong những năm từ 1993 – 1995.

Một khi Đặng Tiểu Bình kêu gọi cải cách hơn theo hướng thị trường, thái độ đối với các doanh nghiệp tư nhân đã thay đổi, đem lại cho các doanh nghiệp tư nhân một môi trường xã hội và tâm lý thân thiện hơn. Đến cuối năm 1992,

Trung Quốc đã có 27 triệu hộ cá thể đăng ký và 140.000 công ty tư nhân. Theo số liệu thống kê của Công ty tài chính quốc tế IFC thuộc Ngân hàng thế giới (WB), mức tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế tư nhân của Trung Quốc là 70%, cao hơn rất nhiều so với khu vực Nhà nước. Trong thời kỳ phát triển mạnh nhất 1993 – 1995, tốc độ này đạt tới 82%. Các doanh nghiệp tư nhân mọc lên như nấm sau mưa, gia tăng liên tục không chỉ về số lượng các công ty tư nhân và việc làm mà còn về sản lượng.

Bảng 1: Sự phát triển của công ty tƣ nhân từ 1991

Năm

Công ty Việc làm Sản lượng*

Số lượng (nghìn) Tăng trưởng (%) Số lượng (nghìn) Tăng trưởng (%) Số lượng (Tỉ NDT) Tăng trưởng (%) 1991 107,8 1839,0 93,7 1992 139,6 29,5 2318,4 26,1 116,0 23,8 1993 237,9 70,4 3726,3 60,7 260,1 124,2 1994 432,2 81,7 6483,4 74,0 551,7 112,1 1995 654,5 51,4 9559,7 47,4 1.005,3 82,2 1996 819,3 25,2 11.711,3 22,5 1.592,3 58,4 1997 960,7 17,3 13.492,6 15,2 1.983,7 24,6

* Theo giá cố định năm 1995

Nguồn: Niên giám Quản lý Hành chính Công thương Trung Quốc, 1992 – 1998

Năm 1991, số doanh nghiệp tư nhân mới chỉ là 107.800 thì đến năm 1997, con số này đã là 960.700, nghĩa là tăng gấp gần 10 lần. Cùng với nó là sự tăng lên đáng kể của số lượng việc làm và sản lượng.

Đầu những năm 90s, khi chính phủ Trung Quốc thực hiện chế độ cải cách giá (thả nổi tối đa giá cả trên thị trường, để cho sức mạnh thị trường phát huy vai trò điều tiết và tiến tới thiết lập một môi trường kinh doanh cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng và đóng góp có hiệu quả vào sự tăng trưởng kinh

tế) thay cho chế độ “hai giá song song” bất hợp lý trước kia thì ứng xử của khu vực tư nhân lập tức được điều chỉnh. Đầu tiên, họ gia tăng trở lại mức sản lượng của mình nhưng đồng thời mặc cả với chính quyền địa phương để có những hợp đồng với hạn mức thấp nhất. Cuối cùng, cái họ đạt được là lượng nông sản phẩm bán cho Nhà nước ít nhất và lượng dôi dư bán ra trên thị trường tối đa. Tình hình này làm cho giá cả trên thị trường tự do không ngừng biến động, trong khi đó Nhà nước vẫn không đủ lương thực cung cấp cho khu vực thành thị và những khoản trợ cấp liên tục phải tăng lên. Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp cơ sở, vấn đề giá cả còn đặt ra bức bối hơn. Trong những lĩnh vực như: nguyên liệu, cho thuê nhà ở, vận tải… giá cả bị đánh giá quá thấp so với các sản phẩm chế biến, do vậy doanh nghiệp chỉ cố gắng hoạt động trong những lĩnh vực được đánh giá cao mà không quan tâm tới nhu cầu thực sự của thị trường cũng như vấn đề chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, họ cũng tiến hành thương lượng với chính quyền để ký những hợp đồng có hạn mức kế hoạch thấp nhất song song với số lượng vật tư theo giá bao cấp của Nhà nước càng nhiều càng tốt. Sự lãng phí đã xảy ra ở cả phía Nhà nước và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không thể tìm được một thị trường có mức giá cả tự do để hoạt động theo “bàn tay vô hình”, do đó đã không phân bổ các nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả và đạt mục tiêu kinh tế như mong muốn. Nó kìm hãm đáng kể sự phát triển tập trung của các đơn vị kinh tế nói chung và khu vực tư nhân nói riêng, gây ra sự lãng phí lớn cho xã hội và đặt ra yêu cầu phải thực hiện một cuộc cải cách giá cả.

Có thể nói, cuộc cải cách giá cả ở Trung Quốc kéo dài cho tới năm 1995 đã tạo điều kiện đáng kể cho sự phát triển của khu vực tư nhân – khu vực nhạy cảm nhất đối với những biến động của kinh tế thị trường. Nền kinh tế được thị trường hoá càng cao thì kinh tế tư nhân càng có cơ hội phát triển năng động. Nó sẽ đóng vai trò là “cơ chế tự ổn định của thị trường” khi được định hướng phát triển theo một hệ thống giá cả tự do và phù hợp.

Cùng với sự “thả nổi” của giá cả, yếu tố tích luỹ trong dân cư cũng góp phần làm nên sự tăng trưởng nổi bật của khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc thời kỳ này. Từ những giai đoạn trước, tiết kiệm tư nhân đã liên tục phình lên, tạo tiền đề vật chất cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoặc tham gia vào hoạt động trong khu vực. Trong những năm 80, do tác động tích cực của cuộc cải cách, mức thu nhập trong dân được cải thiện đáng kể dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm cũng gia tăng. Thời gian này, thu nhập bằng tiền tính theo đầu người tăng hơn 10% mỗi năm, nhanh hơn gấp đôi so với những thập niên trước đó, đồng thời tỷ lệ tiết kiệm tăng từ 7% lên 44% trong tổng số tiết kiệm của cả nước. Tuy nhiên, vì lúc này kinh tế tư nhân vẫn căn bản nằm ngoài lề của nền kinh tế nên phần lớn số tiền tiết kiệm trong dân cư được giữ dưới dạng tiền mặt trong nhà hoặc gửi vào ngân hàng hay mua tín phiếu kho bạc. Hơn nữa, mức cung ứng về hàng tiêu dùng vẫn chưa thể đáp ứng nổi mức cầu khiến người dân có xu hướng giữ tiền cho những cơ hội mua sắm sau này. Cho tới năm 1991, tổng số tiết kiệm tích luỹ được ở Trung Quốc đã lên tới 166,4 tỷ USD, cộng với gần 40 tỷ USD được giữ dưới dạng hiện vật1. Khối lượng tiết kiệm lớn như vậy đã cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các hộ bắt đầu cuộc kinh doanh của mình cũng như hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển sản xuất.

Kết quả là, tính đến năm 1996, số hộ đăng ký hoạt động kinh doanh tư nhân ở Trung Quốc đã đạt con số 27,85 triệu hộ, trong đó hộ công thương cá thể chiếm 97,06% với 27,037 triệu hộ, còn lại là các xí nghiệp tư doanh với 819 nghìn hộ. Cho tới thời điểm đó, khu vực kinh tế này đã tạo ra 61,882 triệu việc làm, trong đó kinh doanh cá thể chiếm 8,08% với 50,171 triệu; xí nghiệp tư doanh chiếm 18,92% với 11,711 triệu. Tổng giá trị sản lượng trong khu vực đạt 676,52 tỷ NDT: hộ kinh doanh cá thể đóng góp 52,3% và xí nghiệp tư doanh là 47,7%, số vốn đăng ký là 591,78 tỷ NDT.

1

Với nguồn vốn hỗ trợ tự có và những chính sách khuyến khích từ phía Chính phủ, khu vực tư nhân đã đạt được hiệu quả kinh doanh tương đối cao. Theo số liệu khảo sát của Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc điều tra một mẫu gồm 2000 doanh nghiệp tư nhân ở 30 tỉnh, thành phố và khu vực tự trị, trong năm 1996 có 40% doanh nghiệp có lãi cao, 22% lãi vừa, 28% kinh doanh cầm chừng vì không có lãi và chỉ có 10% phải đóng cửa vì thua lỗ. Rõ ràng khu vực này đã hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp nhàn nước trong cùng thời kỳ xét trên phương diện kinh tế. Ngoài ra, những hiệu quả đạt được còn cho phép các doanh nghiệp tư nhân tăng cường đầu tư để mở rộng sản xuất. Nếu như trong năm 1990, số doanh nghiệp có vốn đầu tư hơn 1 triệu NDT chỉ đạt 0,8% thì sau 5 năm con số này đã tăng lên 10,6%. Toàn khu vực đã bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 10 triệu thậm chí 100 triệu NDT.

Năm 1997, tại Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XV, khu vực tư nhân được nâng lên vị trí thành “bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế” chứ không còn là “thành phần bổ sung quan trọng” nữa. Quan điểm này tạo cơ hội và mang lại sức sống mới cho khu vực tư nhân. Thái độ xã hội và quan hệ hữu cơ giữa các thành phần kinh tế trở nên thân thiện và khăng khít hơn, từng bước tạo môi trường kinh doanh “hợp tác trong cạnh tranh và cạnh tranh để hợp tác”. Năm 1997, cả nước đã có khoảng 960,7 nghìn công ty tư nhân với mức tăng trưởng 17,3% và đóng góp vào sản lượng 1983,7 tỷ NDT. Sau quý II năm 1998, Trung Quốc có 28,509 vạn hộ công thương cá thể với 54,419 triệu nhân viên, nâng tổng số DNTN lên 1.046.700 doanh nghiệp với 14.579.400 nhân viên và số vốn đạt 655,4 tỷ NDT. Như vậy là trong khoảng giữa của hai giai đoạn từ 1989 – 1997, riêng số doanh nghiệp tư nhân đã tăng từ 90.600 lên 960.726 doanh nghiệp, bình quân tăng 34,3%/năm; số nhân viên tăng từ 1,64 triệu người lên 13,99 triệu người, tăng bình quân 30,1%/năm; giá trị sản lượng từ 9,7 tỷ NDT tăng lên 514 tỷ NDT, bình quân tăng 67,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng như vậy vượt rất xa tốc độ của các doanh nghiệp thuộc chế độ công hữu.

Năm 1999, sau khi Hiến pháp sửa đổi được ban hành, khu vực kinh tế tư nhân đã nhanh chóng đạt mức 31,6 triệu hộ với số lượng việc làm là 62,4 triệu và số vốn đăng ký 342,9 tỷ NDT. Bộ phận công ty tư nhân trong thời gian này có 1.486.000 doanh nghiệp, tăng gấp rưỡi so với mức năm 1997 với số công nhân là 19.014.000 người và số vốn đăng ký đạt 1.028,7 tỷ NDT. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân ở Trung Quốc có xu hướng chậm lại (số DNTN chỉ tăng 16,8%) nhưng năm 2002 lại có những dấu hiệu đáng khả quan. Theo báo cáo “Sự phát triển của xí nghiệp tư doanh ở Trung Quốc” do Ngân hàng Phát triển châu Á thực hiện thông qua Viện Quản lý kinh tế thuộc Đại học Thanh Hoa, 75% GDP năm 2002 của Trung Quốc là đóng góp của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nếu thống kê riêng cho xí nghiệp tư doanh thì phần đóng góp thật không nhỏ: 50%. Theo Nhân dân nhật báo số ra ngày19.03.2002, các xí nghiệp tư doanh đã tạo việc làm cho 200 triệu người lao động Trung Quốc, góp phần rất lớn giải quyết vấn đề thất nghiệp. Đến năm 2002, trong số 236 người là thành viên đoàn Chủ tịch Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã có 17 chủ xí nghiệp tư doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)