1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh trong nước
1.3.1. Khái quát sự phát triển làng nghề của một số tỉnh
1.3.1.1. Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội gần sân bay quốc tế Nội Bài nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Dân số Bắc Ninh là 1.150.662 người. Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: Thành phố Bắc Ninh và 7 huyện; có 125 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 112 xã, 6 phường và 7 thị trấn.
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động ở nhiều ngành kinh tế. Dưới tác động của công cuộc đổi mới, hoạt động làng nghề đó có bước phát triển mới, sôi động chưa từng thấy.
Hiện nay, toàn tỉnh đã có 86 làng nghề, trong đó có 20 làng mới hình thành. Trong các làng nghề, có 92 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và 196 HTX kinh doanh và sản xuất, thu hút trên 15.000 hộ với gần 80.000 lao động. Giá trị sản xuất đạt hơn 760 tỷ đồng, chiếm 75% giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và hơn 28% giá trị công nghiệp toàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, bên cạnh các làng nghề truyền thống, trên địa bàn tỉnh đã có thê nhiều làng nghề mới. Một số làng nghề được phát triển thành xã, cụm xã nghề. Có nơi còn phát triển thành phố nghề khá sầm uất. Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, thu hút ngày càng nhiều lao động tại chỗ.
Như làng nghề mỹ nghệ Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn) mới khôi phục lại từ năm 1986, nhưng đã có 15 công ty TNHH, 3 DNTN và 53 HTX thu hút 3.000 lao động tại chỗ và hơn 2.000 lao động thuê ngoài. Các khu phố nghề sôi động được hình thành (trong khi trước đây chỉ là đường vào thôn). Các doanh nghiệp còn mở tại Trung Quốc 230 cửa hàng bán sản phẩm. Các thương nhân còn liên kết với làng sản xuất sắt thôn Đa Hội xuất khẩu sản phẩm sắt sang Lào, rồi vận chuyển gỗ từ Lào về, tạo kênh xuất - nhập hai chiều độc đáo. Hay nghề sản xuất giấy không còn bó hẹp ở thôn Đống Cao (xã Phong Khê) mà đã lan sang các thôn khác như Châm Khê, Đào Xá và xã Phù Lâm thuộc huyện Tiên Du.
Nhiều làng nghề đã đổi mới công nghệ bằng những dây chuyền sản xuất công nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Tại làng giấy Đống Cao (Phong Khê - Yên Phong) có tới 90 dây chuyền sản xuất giấy tái sinh, công suất từ 300-2.000 tấn/dây chuyền/năm. Hàng năm, sản xuất trên 26.500 tấn giấy tái sinh các loại từ giấy bao gói, giấy vệ sinh đến các mặt hàng giấy cao cấp như giấy khăn ăn trắng, giấy poluya và giấy đế xuất khẩu.
Bên cạnh những làng nghề công nghiệp, Bắc Ninh vẫn bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt, nhuộm, in hoa ở các xã Tương Giang (Từ Sơn), Hoài Thượng, Song Hồ (Thuận Thành), Cao Đức (Gia Bình); thêu ren ở xã Đại Lai (Gia Bình); tơ tằm ở xã Nội Duệ (Tiên Du), Vọng Nguyệt (Yên Phong); gốm sứ ở xã Phù Lãng (Quế Võ), Thị Cầu (thị xã Bắc Ninh)...
Ngay từ khi tái lập tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm đặc biệt đến các làng nghề bằng nhiều chính sách khuyến khích. Theo đó, từ năm 1998 đến 5-2001, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã lần lượt ban hành các Nghị quyết 04 về phát triển làng nghề TTCN (1998); Nghị quyết 12 về xây dựng phát triển KCN, cụm CN-TTCN (2-2000) và Nghị quyết 02 về xây dựng và phát triển KCN, côm công nghiệp đa nghề và làng nghề (5-2001). Và trong năm 2002, các làng nghề sẽ có thêm một nghị quyết mới về đa khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất TTCN. Nội dung cơ bản của các chính sách mới là: cần phải khuyến khích hỗ trợ xây dựng và phát triển làng nghề, ngành nghề. Coi đây là khâu đột phá trên diện rộng nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Một trong những sáng kiến nổi bật của Bắc Ninh về phát triển làng nghề chính là việc khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề. Để quy hoạch lại các cơ sở sản xuất nằm lẫn trong khu vực dân cư, đưa tầm sản xuất lên quy mô lớn, tạo điều kiện cho bản thân các doanh nghiệp mở mang sản xuất, chỉnh trang nhà xưởng và có một vị thế mới trong kinh doanh. Các doanh nghiệp và cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi cao nhất. Đó là miễn tiền thuê đất trong 10 năm liên tục và giảm 50% cho những năm tiếp theo hoặc được miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ trợ thêm 10-30% giá trị đền bù thiệt hại về đất nếu có.
Trước sự phát triển sôi động ở các làng nghề và nhu cầu cần có mặt bằng cho mở rộng sản xuất, trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã qui hoạch
xây dựng 14 cụm công nghiệp, trong đã cã 8 cụm đa nghề và 6 cụm làng nghề với tổng diện tích 144,6 ha. Hiện có 2 cụm công nghiệp (thôn Đa Hội và mỹ nghệ Đồng Quang) đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong cụm đã được các doanh nghiệp lấp kín hoàn toàn. Ba cụm công nghiệp (giấy Phong Khê, đa nghề Đình Bảng và Đại Bái) đã được phê duyệt, đang thực hiện đền bù. Các cụm công nghiệp còn lại đang gấp rút lập quy hoạch. Những tín hiệu ban đầu cho thấy, các doanh nghiệp hưởng ứng rất mạnh mẽ với chủ trương của tỉnh. Họ đòi hỏi diện tích đất thuê trong cụm lớn hơn cả dự tính quy hoạch ban đầu. Một số cụm đang phải mở rộng quy hoạch khi còn chưa san xong nền giai đoạn I. Cụ thể, ở cụm công nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang, diện tích quy hoạch là 11,7 ha, nhưng có gần 200 cơ sở đăng ký thuê đất. Tỉnh đang phải xem xét để mở rộng diện tích lên thêm một số ha nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu.
Theo Sở CN-TTCN Bắc Ninh, với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đến năm 2005, toàn tỉnh sẽ có thêm 18 làng nghề mới, tức là khoảng 45- 50% số xã trong tỉnh có làng nghề. Các làng nghề tạo thêm việc làm mới cho 8.000 người/năm và đã nâng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn lên 80%.
Để giúp các doanh nghiệp làng nghề, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp tục phát triển, một khâu quan trọng được địa phương quan tâm là đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp yếu tố cổ truyền với hiện đại. Những dự án đa dạng như công nghệ đúc áp lực vào làng nghề đúc đồng Đại Bái, hay thay công nghệ đốt than củi bằng công nghệ đốt bằng dầu FO ở làng gốm Phù Lãng đang được khuyến khích. Dự tính có 11 chương trình như vậy sẽ được vay vốn khoa học kỹ thuật và vốn hỗ trợ từ ngân sách, để triển khai đầu tư phát triển sản xuất.
Có thể thấy rằng, Bắc Ninh đang chủ động đi bằng "hai chân" trong phát triển công nghiệp: vừa xây dựng các cơ sở sản xuất cã quy mô lớn ở các
KCN tập trung, vừa phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các cụm công nghiệp đa nghề, cụm công nghiệp làng nghề. Cách làm này ngày càng phát huy hiệu quả và được nhiều địa phương khác tìm đến học tập.
1.3.1.2. Tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh sản xuất công nghiệp còn nhỏ, tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và ngành nghề nông thôn chưa phát triển. Tỉnh đã có chương trình khuyến công từ năm 2003, trong 5 năm qua UBND tỉnh đã trích từ ngân sách 6.600 triệu đồng để thực hiện hoạt động khuyến công (đã giao cho Sở Công nghiệp quản lý, sử dụng 4.800 triệu đồng, Liên minh HTX tỉnh quản lý, sử dụng 1.800 triệu đồng), đã hỗ trợ đào tạo và truyền nghề cho hơn 7 ngàn lao động; hỗ trợ cho 127 dự án đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị… Các dự án khuyến công đã tuy còn nhỏ, song cũng đã góp phần đào tạo nghề, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nhất là ở khu vực nông thôn, góp phần vào kết quả phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn.
Theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết quả điều tra của Sở Công nghiệp năm 2007, tỉnh có 33 làng đủ điều kiện để công nhận làng nghề (trong đó có 24 làng nghề truyền thống và 09 làng nghề mới), chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chế biến nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong 33 làng nghề này, có khoảng trên 6.400 hộ tham gia làm nghề (chiếm 65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20.800 nhân khẩu tham gia nghề, trong đã lao động trong độ tuổi chiếm 68,4%, số nhân khẩu trong làng chiếm hơn 95%; giá trị sản xuất theo giá cố định ước đạt gần 214 tỷ đồng, tăng 63,5% so năm 2000, chiếm tỷ trọng 9,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập, trung bình đạt 1.485.000 đồng/hộ/tháng và 654.000 đồng/người/tháng.
Làng nghề tồn tại và phát triển đã góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
nhân dân Bắc Giang. Sự góp mặt của các sản phẩm làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm có thu nhập cao làm nên bộ mặt nông thôn mới ngày một khởi sắc văn minh. Đồng thời khôi phục phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống cũng là một cách bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, kết tinh qua nhiều thế hệ. Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Giang đã du nhập thêm được một số nghề mới vào địa bàn như nghề tre chắp sơn mài, thêu ren, sản xuất tăm lụa, trạm khắc đá, gốm dân gian,…Việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển thành công các nghề mới rất có ý nghĩa với những vùng thuần nông.
Tuy nhiên, khôi phục, du nhập được nghề rồi nhưng để làng nghề phát triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường còn một số vấn đề bất cập cần phải được quan tâm nhằm tìm ra giải pháp thiết thực, hiệu quả trong phát triển làng nghề hiện nay.
Một là, vấn đề sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là khó khăn hàng đầu của việc phát triển làng nghề. Sản phẩm làng nghề sản xuất trên trang thiết bị bán cơ khí, mà chủ yếu là làm thủ công thuần thuý, hầu như là chưa được đầu tư thiết bị đáng kể. Tuy nhiên, cũng có một số ngành nghề đã được người sản xuất đầu tư máy móc phục vụ một số khâu trong quá trình sản xuất như mộc, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa cao, chỉ có một số ít sản phẩm xuất khẩu là đạt được yêu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm. Còn hầu hết sản phẩm bán trong tỉnh và vùng lân cận chỉ có chất lượng tương đối, chưa đạt mức độ tinh xảo để có thể phục vụ cho khách thị trường “khó tính”. Bên cạnh đó, do quy mô sản xuất nhỏ, lẻ nên việc làng nghề đáp ứng được số lượng lớn sản phẩm là điều rất khó thực hiện. Điều này là một hạn chế cho việc tiếp nhận đơn hàng lớn.
Tiêu thụ sản phẩm là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự sống còn của mỗi cơ sở sản xuất. Thực tế cho thấy,
mức cung của sức sản xuất của nhiều sản phẩm đã vượt quá sức cầu trong tỉnh và trong nước. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết. Tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, phần lớn tiêu thụ sản phẩm trong một thị phần rất nhỏ ở địa phương và sang vùng lân cận. Hầu hết các cơ sở chưa đủ sức tìm kiếm thị trường mới hay mở rộng thị trường, đầu nối tiêu thụ phần lớn qua các trung gian, thiếu tổ chức đủ mạnh để đại diện cho làng nghề giải quyết vấn đề mấu chốt của quá trình sản xuất là tiêu thụ sản phẩm. Sự hẫng hụt lớn đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất của làng nghề hiện nay có lẽ vẫn là câu hỏi sản xuất hàng hoá để bán cho ai? Mẫu mã như thế nào? Thương hiệu, giá cả, hình thức thanh toán?... Tại một số làng nghề như rượu Vân Hà, mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên), làng nghề tổng hợp Trung Hưng (Hiệp Hoà)… đã xuất hiện các HTX có năng lực tiêu thụ làm trung gian phân phối sản phẩm.
Hai là, vấn đề tổ chức sản xuất kinh doanh. Phần lớn các làng nghề Bắc Giang duy trì dưới hình thức kinh tế hộ là chủ yếu. Một số làng đã hình thành tổ chức kinh tế là doanh nghiệp tư nhân và HTX đã là: thôn Bảy, Phúc Long (Tăng Tiến - Việt Yên), thôn Yên Viên, Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên), thôn Đông Thắng (Tiến Dũng - Yên Dũng), thôn Lực (Tân Mỹ - Yên Dũng). Điều đã cho thấy sức sản xuất của các làng nghề tỉnh còn ở mức thấp, chủ yếu mang tính tự sản, tự tiêu, thiếu sự liên kết, hợp tác trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Để làng nghề phát triển, việc tổ chức sản xuất ở mô hình hộ, tổ, công ty, HTX… nào là phù hợp; sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị, mẫu mã sản phẩm, đào tạo lao động, nghệ nhân như thế nào để nâng cao sức cạnh tranh; tận dụng các tiềm năng của tỉnh kết hợp với du lịch, dịch vụ, thương mại như thế nào vẫn đang là một bài toán lớn đặt ra cần lời giải đáp.
Ba là, vấn đề cơ sở hạ tầng và môi trường làng nghề. Từ năm 2002 tới nay, ngân sách tỉnh đã dành hơn 15 tỷ đồng hỗ trợ cùng với vốn đối ứng của
dân triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại 5 làng trên địa bàn tỉnh là Tăng Tiến, Vân Hà (Việt Yên), Đông Thượng (Yên Dũng), Thủ Dương (Lục Ngạn) và Trung Hưng (Hiệp Hoà). Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số rất nhỏ so với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của các làng nghề tỉnh. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng làng nghề vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Có thể nói hầu hết các làng nghề còn chưa có đường giao thông đáp ứng tải trọng xe tải, xe container đến đầu làng, hệ thống điện sản xuất cùng với lưới điện sinh hoạt trước đây đã quá tải… Đặc điểm của sản xuất ngành nghề nông thôn là sản xuất tại làng, các hộ sản xuất tận dụng mặt bằng của đất ở làm nơi sản xuất. Vì vậy, khi hộ phát triển lớn, sức sản xuất cao thì việc mở rộng sản xuất theo hướng lập xưởng là tất yếu và đây là một khó khăn về mặt bằng sản xuất.
Trong hệ thống các làng nghề tỉnh, mọi ngành nghề đều tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Các ngành nghề như chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành trọng điểm đã và đang là “điểm nóng” về môi trường của tỉnh. Nước thải, chất thải không hề được thu gom mà đổ thẳng ra hệ thống ao hồ xung quanh gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguy cơ gây ô nhiễm tầng nước ngầm như làng giết mổ gia súc Phúc Lâm, rượu Yên Viên, bún Đa Mai,… Nơi sinh hoạt gia đình chung với nơi làm việc và sản xuất, tiếng ồn, khói, bụi, ánh sáng hầu như không đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Khả năng phòng chống cháy nổ rất hạn chế.
Bốn là, vấn đề vốn. Tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh cho làng nghề chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình. Các nguồn vay tận dụng không đáng kể. Vốn để giải quyết các vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường,… đang là vấn đề bức xúc không chỉ của làng nghề mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Để có vài chục mét vuông ở khu đất mới, cần vài trăm triệu đồng, tuy một số nơi có được hỗ trợ