Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển làng nghề trên toàn địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 94)

3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc trong

3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển làng nghề trên toàn địa bàn

địa bàn

Có thể nói lâu nay chúng ta thiếu một chính sách phát triển toàn diện, đặc biệt là quy hoạch phát triển làng nghề với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở mỗi địa phương, trong đó có quy hoạch tạo mặt bằng sản xuất ở các làng nghề. Việc hình thành các khu (cụm) công nghiệp làng nghề

thực chất là chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp của chính làng nghề sang đất chuyên dùng cho sản xuất công nghiệp - TTCN tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong các làng nghề di dời ra khu sản xuất tập trung, tách sản xuất khỏi khu dân sinh. Thực hiện chủ trương này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề.

Theo Quyết định số 20/2005/QĐ-UBND ngày 03/8/2005 của UBND tỉnh về việc, “Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Trên địa bàn tỉnh quy hoạch 24 cụm công nghiệp ở các xã có TTCN làng nghề, đến tháng 12/2009 UBND tỉnh đã phê duyệt quyết định thành lập 10 cụm công nghiệp làng nghề. Trong đó có 8 cụm đã được phê duyệt quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng và 02 cụm có quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán khảo sát, thiết kế quy hoạch chi tiết.

- Các cụm đã triển khai việc đầu tư xây dựng hạ tầng.

Gồm 5 cụm: 1, Cụm công nghiệp làng nghề rèn Lý Nhân 0,98ha; 2, Cụm CN-LN thị trấn Yên Lạc 7,2 ha; 3, cụm CN-LN thị trấn Thanh Lãng 8,5 ha; 4, cụm CN-LN Tề Lỗ 22,9 ha; 5, Cụm CN-LN TTCN thị trấn Lập Thạch 7,3 ha.

Trong 5 cụm trên chỉ có cụm CN-LN rèn Lý Nhân do diện tích nhỏ, không phải đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cơ sở nên đã đưa được 28 hộ sản xuất vào cụm, còn 4 cụm đang xây dựng hạ tầng dự kiến quý II/2010 mới hoàn thành để đưa các cơ sở sản xuất vào cụm.

- Các cụm đã có quyết định đầu tư nhưng chưa thực hiện được.

Gồm các cụm: 1, Cụm CN-LN An Tường 16,3 ha; 2, Cụm CN-LN rắn Vĩnh Sơn 20,87 ha; 3, Cụm CN-LN gốm Hương Canh 11,5 ha. Các cụm này chưa triển khai xây dựng hạ tầng được vì vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng.

- Các cụm CN-LN đã được quyết định thành lập đang lên phương án thu hồi mặt bằng, khảo sát và thiết kế chi tiết gồm 2 cụm: Cụm công nghiệp làng nghề Đồng Văn 35 ha và cụm công nghiệp làng nghề Yên Đồng 3,79 ha.

Hiện nay Sở Công thương đang tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy chế quản lý và chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề đã được phê duyệt quy hoạch để thu hút các cơ sở sản xuất đầu tư vào cụm để phát triển sản xuất công nghiệp làng nghề.

Để các khu (cụm) công nghiệp làng nghề đã được hình thành sớm đi vào hoạt động rất cần có một cơ chế quản lý trước, trong và sau khi đầu tư sao cho vừa chặt chẽ, vừa dễ thực hiện, tạo được môi trường thuận lợi cho các hộ sản xuất di dời, đầu tư vào khu công nghiệp. Muốn vậy, cần xác định rõ chức năng quản lý của các ngành, các cấp đối với các khu (cụm) công nghiệp làng nghề. Cụ thể:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc hoặc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về khu (cụm) công nghiệp làng nghề.

- Ban hành các quy định, hướng dẫn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động trong đó bao gồm cả các chính sách ưu đãi đối với các khu (cụm) công nghiệp làng nghề nhất là đối với các cơ sở sản xuất đã thực hiện việc di dời.

- Thực hiện cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi các loại giấy phép liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu (cụm) công nghiệp làng nghề.

- Phải xây dựng được chiến lược, chính sách phát triển các khu (cụm) công nghiệp làng nghề. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách trong trong việc thực hiện công tác quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, tạo được sự đồng thuận giữa những người làm nghề với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Quỹ hỗ trợ và các ngân hàng thương mại trong tỉnh cần tăng cường tiếp xúc, chuẩn bị nguồn vốn, cải tiến thủ tục vay tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề.

- Đề nghị các ngành có liên quan như Điện lực, Giao thông, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Bưu điện đầu tư hỗ trợ xâu dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải phục vụ cho hoạt động của các cụm công nghiệp.

- Tỉnh nên cho phép các huyện thành lập các Ban quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Đây sẽ là cơ quan trực tiếp quản lý, là đầu mối triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các khu, cụm công nghiệp làng nghề và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)