Những lợi thế và hạn chế của Vĩnh Phúc trong phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 53)

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến sự

2.1.2. Những lợi thế và hạn chế của Vĩnh Phúc trong phát triển làng nghề

Từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Vĩnh Phú, có thể rút ra những lợi thế và hạn chế đối với sự phát triển làng nghề trên địa bàn.

2.1.2.1. Lợi thế

Một là, tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển, dễ dàng tiếp nhận ảnh hưởng từ Thủ đô Hà Nội, dễ dàng giao thương với mọi miền đất nước và thuận lợi giao thương với nước ngoài, được các nhà đầu tư quan tâm. Ngay khi Mê Linh nhập vào Hà Nội thì các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thuận lợi hơn, và trong khi đã quan hệ giữa Vĩnh Phúc với Hà Nội thậm chí ngày càng chặt chẽ hơn. Như vậy các làng nghề cũng sẽ có nhiều cơ hội giao lưu với các thị trường rộng lớn, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh lân cận.

Hai là, Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có cả đường bộ, đường sông, đường sắt, gần sân bay quốc tế Nội bài… rất có lợi thế trong phát triển công nghiệp, mở rộng lưu thông hàng hoá và tiếp cận - ứng dụng - làm chủ những tiến bộ khoa học - công nghệ trong nước cũng như thế giới để phát triển kinh tế trên địa bàn.

Ba là, sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục đã tạo nên sự ổn định về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc thu hút các nhà đầu tư lớn tìm đến và đậu lại đầu tư nên đã tạo được sự bứt phá nhanh trong phát triển công nghiệp nhằm tăng

thu ngân sách có điều kiện hỗ trợ các ngành kinh tế khác và giải quyết các vấn đề xã hội mới nảy sinh nên đã hạn chế những tác động xấu cho người sản xuất nói chung và các làng nghề nói riêng.

Bốn là, lực lượng lao động dồi dào, lại tập trung chủ yếu ở nông thôn, lao động cần cù, khéo tay, sáng tạo là yếu tố hết sức thuận lợi đối với phát triển làng nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo đồng thời giá thành lại thấp.

Năm là, tỉnh có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích sự phát triển của làng nghề, các hình thức khuyến công, đào tạo nghề miễn phí cho lao động, hỗ trợ vốn cho làng nghề, tổ chức thị trường đầu ra cho sản phẩm.

2.1.2.2. Hạn chế

- Hệ thống giao thông, nhất là giao thông đối ngoại còn khó khăn. Từ tỉnh đi ra ngoài mới chỉ có quốc lộ số 2 mà hiện con đường này đang có chất lượng xấu (vừa hẹp lại chạy qua các đô thị của tỉnh nên thường bị tắc nghẽn giao thông); nhiều tuyến nối với Hà Nội, Hà Tây cũ cũng như với các tỉnh khác chưa thông suốt. Hệ thống hạ tầng điện, nước, xử lí chất thải còn thiếu nhiều.

- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, thiếu lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao, thiếu các doanh nhân trẻ.

- Quy mô nền kinh tế đang còn nhỏ, khả năng tích luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế thấp, vì thế khả năng vốn tự có hạn chế, khả năng vốn của dân nhỏ, chưa đủ sức hình thành doanh nghiệp quy mô lớn, khả năng hợp tác với nước ngoài của các doanh nghiệp còn hạn chế.

- Địa hình phức tạp, khó khăn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)