yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
- Về thị trường:
Thị trường bao giờ cũng là yếu tố có vai trò quyết định đến sự sống còn của mọi cơ sở sản xuất hàng hoá trong đó có hoạt động sản xuất của các làng nghề hiện nay. Những năm trước, sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng nội địa, lượng hàng hoá xuất khẩu chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do đa số sản phẩm của các làng nghề ở Vĩnh Phúc được sản xuất theo quy trình công nghệ thủ công là chủ yếu, ít có sự đầu tư, đổi mới về hình dáng, mẫu mã và chất liệu nên gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường các nước, có những sản phẩm còn không cạnh tranh nổi với các sản phẩm công nghiệp ngay trên chính thị trường nội địa. Ví dụ như làng gạch ngói Hương Canh là một ví dụ, sản phẩm của làng trước đây đã từng nổi tiến trong và ngoài tỉnh. Nhưng giờ đây sản phẩm còn rất ít trên thị trường, làng nghề đang bị mai một. Làng gốm ở Hương Canh, hay Hiển Lễ (Phúc Yên) cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Từ xưa các làng này luôn gắn bó với các sản phẩm truyền thống như vò, chum, vại… các sản phẩm này giờ đã không còn được thị trường ưa chuộng do sự phát triển ồ ạt của các sản phẩm công nghiệp vừa rẻ, vừa đẹp lại rất thuận tiện trong việc mua bán, chuyên chở.
Những làng nghề có thể phát triển được là do trong quá trình phát triển biết tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu thị trường, luôn có sự đổi mới sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu, nhu cầu của thị trường. Do đó thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và làng nghề ngày càng phát triển. Làng nghề mộc
Vĩnh Đoài (huyện Yên Lạc) là một điển hình. Nhắc đến Vĩnh Đoài, người ta không quên nhắc đến nghề mộc có từ lâu đời. Trong thời gian trước, sản phẩm của làng còn rất đơn giản, năng suất thấp, do vậy không chiếm lĩnh được thị trường. Trong thời kỳ đổi mới, vốn năng động, nhạy bén nên người dân làng Vĩnh Đoài nhanh chóng tiếp cận cơ chế thị trường, phát triển nghề mộc. Từ chỗ làm thủ công, đến nay, các xưởng đều trang bị máy rọc, máy bào, máy doa liên hoàn hiện đại, nhờ vậy mà năng suất tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Quy mô sản xuất lớn, sản phẩm làm ra là những mặt hàng cao cấp như: giường, tủ, bàn ghế, ốp trần, ốp tường… Nghề mộc ngày càng phát triển, năm 2006 có 733 lán xưởng, với 1.788 lao động, trung bình mỗi lán xưởng có từ 10 - 15 lao động. Tới năm 2007, số lán xưởng lên tới 754, số lao động trong các lán xưởng là 2.168 người, trung bình mỗi xưởng có 10 - 18 lao động. Đó là chưa kể những lúc cao điểm, trong những đợt sản xuất số lượng hàng lớn thì số lao động lại tăng lên, tận dụng hết số lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Hiện nay, toàn thị trấn Yên Lạc có 34 doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ gỗ, trong đó sản xuất đồ gỗ ở Vĩnh Đoài đang phát triển mạnh cả về sản xuất và thương mại. Sản phẩm của làng mộc Vĩnh Đoài nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Ngoài những sản phẩm tiêu thụ trong nước, một số sản phẩm như: Ván sàn, khung cửa được xuất sang các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Hàn Quốc… sản phẩm đa dạng, phong phú, mẫu mã đẹp, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.
Nhìn chung, để có thể tiếp tục phát triển và mở rộng sản xuất thì yếu tố thị trường là một nỗi trăn trở lớn đối với các làng nghề. Hầu hết sản phẩm của các làng nghề ở Vĩnh Phúc hiện nay mới chỉ tiêu thụ được trong nước, thậm chí là chỉ trong tỉnh, một số sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài thì lại phải thông qua các doanh nghiệp trung gian nên kim ngạch xuất khẩu bị giảm đi đáng kể. Hơn nữa, do không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên việc nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngoại
quốc bị hạn chế. Trong thời gian tới các làng nghề cần chú trọng hơn nữa tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
- Về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh:
Hiện nay trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh được tổ chức theo mô hình hộ gia đình (chiếm tới 96%). Việc tổ chức theo mô hình hộ gia đình có ưu điểm là tận dụng được công nghệ hiện có của gia đình (công nghệ thủ công là chủ yếu), tận dụng được mọi nguồn lao động trong gia đình (do mọi người trong gia đình đều có thể tranh thủ tham gia khi nhàn rỗi), tận dụng được mặt bằng sản xuất mà không phải mất thêm chi phí. Song mô hình này cho thấy có nhiều hạn chế. Số vốn hiện có của các gia đình thường không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm do đó cũng hạn chế các gia đình trong việc tiếp cận mở rộng thị trường.
Từ khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của các nghề thủ công đã có nhiều thay đổi. Nhiều nghề trước kia chỉ được coi là nghề phụ, nghề làm thêm nay đã trở thành nghề chính, là nguồn sống chủ yếu của đa số các hộ dân trong làng nghề. Để khắc phục những hạn chế của mô hình hộ gia đình, trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mới như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã.
Sự đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tạo rất nhiều thuận lợi cho các làng nghề phát triển. Các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã là những đầu tầu trong việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình, làm cầu nối để các hộ gia đình có thể tiếp cận với thị trường hiện đại. Các hộ gia đình sẽ là vệ tinh gia công và cung cấp hàng hoá cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã. mặc dù mới được hình thành song các loại hình doanh nghiệp đã cho thấy nhiều ưu điểm như vốn kinh doanh lớn
hơn, khả năng tiếp cận thị trường nhanh hơn và đặc biệt do có vốn nên các doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao tay nghề, đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại, cải tiến mẫu mã kiểu dáng của sản phẩm làm cho sản phẩm có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường nhờ đó sản xuất ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã phải chịu nhiều khoản đóng góp khiến các hộ gia đình dù có đủ mọi tiềm lực nhưng vẫn không muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh của mình. Trong thời gian tới cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích họ đổi mới hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của mình.
- Về trình độ quản lý và tay nghề của người lao động
Những năm qua số lượng lao động trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc ngày một gia tăng nhưng chất lượng lao động chưa được nâng lên, mặc dù Trung tâm khuyến công Vĩnh Phúc đã có nhiều chương trình hỗ trợ về dạy nghề cho lao động tại các làng. Người lao động ở đây chủ yếu được đào tạo qua hình thức truyền nghề trong quá trình sản xuất, không được qua đào tạo cơ bản. Trình độ văn hoá của số đông lao động trong các làng nghề rất thấp. Ở nhiều làng nghề, tình trạng thanh thiếu niên bỏ học sớm rất nhiều. Họ quan niệm rằng học không để làm gì lại tốn kém, nghỉ học sớm làm nghề vừa không mất tiền ăn học lại vừa kiếm được tiền ngay. Chính vì quan niệm sai lầm đó mà đã có lúc làng, xã chỉ có 5-6% thanh thiếu niên theo học văn hoá. Với trình độ học vấn như vậy, người lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại, cải tiến mẫu mã sản phẩm và hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, ở ngay trong mỗi hộ gia đình tay nghề của những người thợ cũng không đồng đều nên khi muốn tiến hành sản xuất hàng loạt với số lượng lớn thì chất lượng sản phẩm thường không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Sự đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là cần thiết. Đi đôi với sự xuất hiện của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cần phải
có đội ngũ những người quản lý có trình độ phù hợp. Song trên thực tế, đa số các chủ hộ, các chủ doanh nghiệp sản xuất trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc đều chưa được trang bị kiến thức về quản lý, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trình độ hiểu biết pháp luật đặc biệt là luật kinh tế còn nhiều bất cập. Hiện chỉ có khoảng 10% cán bộ chủ chốt trong các làng nghề có trình độ cao đẳng, đại học. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nắm bắt thông tin từ thị trường, đến việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất và việc thay đổi sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng. Do thiếu kiến thức về thị trường nên họ thường bị động trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường. Vì thế cho đến nay hầu hết các sản phẩm của các làng nghề ở Vĩnh Phúc chỉ được tiêu thụ trong nước, thậm chí là chỉ ở nội tỉnh, số sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường quốc tế còn rất khiêm tốn. Chính vì sự hạn hẹp về thị trường đã làm cho nhiều thị làng nghề không phát triển được. Muốn khắc phục thực trạng này tỉnh cần có chính sách cụ thể nhằm trang bị cho người lao động, chủ doanh nghiệp những kiến thức cần thiết nhất về thị trường để họ có thể thích ứng được với sự thay đổi của thị trường.
Tóm lại, được sự khuyến khích, động viên tích cực của các cấp, các ngành trong tỉnh, làng nghề ở Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển và tỏ rõ vai trò quan trọng của nó, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, góp phần xây dựng nông thôn mới. Sau một thời gian dài vật lộn với cơ chế thị trường, các làng nghề ở Vĩnh Phúc đang dần từng bước có những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng được đòi hỏi của các quy luật kinh tế khách quan. Sự đổi mới công nghệ, mẫu mã sản phẩm đã đem lại sự sống cho nhiều làng nghề. Song cũng còn nhiều làng nghề hiện đại đang bị điêu đứng chỉ vì không kịp thời đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Bên cạnh những mặt tích cực như giải quyết việc làm, tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống, làm thay dổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, quá trình khôi phục và phát triển các làng nghề ở Vĩnh Phúc còn bộc lộ nhiều hạn chế và làm nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết như công nghệ sản xuất còn mang nặng tính thủ công, trình độ của bộ quản lý và của người lao động còn thấp, thị trường còn hạn hẹp không ổn định, kết cấu hạ tầng xuống cấp gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của các làng nghề, do thiếu vốn nên hầu hết các làng nghề đều chưa quan tâm tới việc xử lý chất thải bảo vệ môi trường làm cho môi trường làng nghề bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ cộng đồng… Trong thời gian tới cần có phương hướng và giải pháp cụ thể để khôi phục và phát triển làng nghề một cách bền vững.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Xu hƣớng vận động của làng nghề Việt Nam và phƣơng hƣớng phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
3.1.1. Xu hướng vận động của làng nghề Việt Nam trong 10 năm tới
Hiện nay, về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước thuần nông, lao động chủ yếu vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với mới thu nhập thấp và thời gian nông nhàn nhiều. Để phấn đấu đưa nền kinh tế nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải được đẩy nhanh và vững chắc hơn nữa. Đây là một quá trình diễn ra phức tạp , lâu dài nhằm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn từ độc canh cây lúa sang trồng cây ăn quả, trồng hoa, nuôi con đặc sản,… từ đơn ngành sang đa ngành, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động nông thôn. Đó là con đường tất yếu để phát triển một cách toàn diện kinh tế nông thôn, tạo cơ sở khai thác về nguồn lực sẵn có và được tăng thêm cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn - cơ cấu nông - công nghiệp, dịch vụ có tỷ trọng hàng hoá lớn, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, góp phần đắc lực vào quá trình biến nước ta thành một nước công nghiệp phát triển.
Trong những năm tới, tỷ trọng GDP của công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là làng nghề sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy làng nghề sẽ phát triển theo hướng gắn liền với công nghiệp, có tác động cải tạo nền nông nghiệp, cung
cấp công cụ cho nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý đến công nghiệp chế biến nông, lâm sản và ngành nghề nông thôn.
Do đó, thứ nhất là số lượng và quy mô làng nghề sẽ tăng lên. Trước hết đó là ngành chế biến nông sản, thực phẩm. Đây là ngành đang chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản phẩm, về giá trị gia tăng, về đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm tới, cơ cấu ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm cũng tiếp tục tăng. Cho nên các khu công nghiệp chế biến nông sản như xay xát, chế biến dầu thực vật, nước mắm, nước chấm được ưu tiên tập trung phát triển. Đẩy mạnh sản xuất các nghề này sẽ tạo thị trường cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy việc hình thành và phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và những mặt hàng tiêu dùng kim khí cũng sẽ được khôi phục và ưu tiên mở rộng phát triển, mở rộng thị trường, cải tiến công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Thứ hai, về cơ cấu làng nghề cũng trong thời gian tới cũng sẽ được đa dạng hoá, chú trọng phát triển những ngành nghề truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hút được nhiều lao động. Do sự vận động của thị trường đã làm nảy sinh nhiều nhu cầu tiêu dùng mới, các mặt hàng lỗi thời sẽ dần mất đi vì không phù hợp với thị hiếu củ khách hàng. Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các làng nghề đang dần đa dạng hoá ngành nghề, sản xuất ra các hàng hoá ngày càng phong phú về kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng. Và các ngành nghề truyền thống đang có nhu cầu lớn trên thị trường sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới. Sản phẩm của làng nghề hiện nay