Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tuyên Quang.
Các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Thu thập dữ liệu thứ cấp
- Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tuyên Quang và tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thông qua phòng kế toán tài chính, phòng khách hàng cá nhân. Các số liệu được chọn lọc tổng hợp từ cái tài liệu sau: Các báo cáo thường niên, báo cáo hoạt động hoạt động tín dụng bán lẻ các phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và chi nhánh Tuyên Quang hàng năm từ năm 2017 đến năm 2019 của ngân hàng.
- Tổng hợp thông tin từ các báo đài, tạp chí chuyên ngành về Tài chính - Ngân hàng và từ website của ngân hàng.
- Bên cạnh đó, bài viết có sử dụng thểm số liệu của các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
b. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn khách hàng thông qua bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng đối với tín dụng bán lẻ của ngân hàng, các khó khăn gặp phải khi sử dung và ý kiến đóng góp từ phía khách hàng:
Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Thu thập ý kiến khách hàng từ phiếu thăm dò + Cỡ mẫu: 200
+ Vùng chọn mẫu: địa bàn thành phố Tuyên Quang
+ Phương pháp chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện)
Đối tượng phỏng vấn là các khách hàng có quan hệ tín dụng bán lẻ địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhằm đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ. Sau khi thu thập được số liệu, thông tin tác giả cần chọn lọc các yếu tố chính, sau đó sẽ tiến hàng phân tích số liệu cũng như các chi tiêu kinh tế một các cụ thể thông qua các phương pháp khác nhau như: phương pháp so sánh, liên hệ.
a. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích tình hình kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo hoạt động hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu với nhau để biết được mức biến động của các đối tượng nghiên cứu. Các chỉ tiêu khi so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế, đơn vị tính, cách tính và các điều kiện môi trường của chỉ tiêu tài chính.
Nội dung so sánh trong nghiên cứu này sử dụng là: So sánh số thực hiện kỳ phân tích với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi chất lượng tín dụng bán lẻ của chi nhánh Tuyên Quang qua các kỳ, đánh giá chất lượng tăng hay giảm đi của tín dụng bán lẻ.
Phương pháp so sánh gồm ba hình thức sau:
- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ. Thực
chất của việc phân tích này là phản ánh sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo hoạt động tín dụng bán lẻ giữa kỳ này với kỳ gốc, giữa chi nhánh với chi nhánh cùng trong hệ thống ngân hàng.
- So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động tín dụng bán lẻ.
- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu thường dùng số liệu từ ba năm trở lên và ở được tác giả sử dụng so sánh số liệu trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019. Các chỉ tiêu cần được so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình hoạt động hiện tại và dự đoán tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ trong tương lai.
Khi tiến hành so sánh phải giải quyết được các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh, cụ thể:
- Điều kiện so sánh được: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp, đơn vị tính. Khi so sánh về không gian cần phải quy đổi về cùng quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
- Tiêu chuẩn so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh. Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu so sánh thích hợp.
b. Phương pháp liên hệ
Các chỉ tiêu đánh giá thường có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy trong phân tích tài chính có thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan hệ phổ biến như:
- Liên hệ cân đối: có cơ sở là cân bằng về lượng giữa nguồn thu, huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn; giữa tổng số và tổng nguồn vốn; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu chi và kết quả kinh doanh.
- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Trong mối liên hệ trực tuyến này theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng xác định bằng một hệ số riêng.
- Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiểu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỉ lệ và chiểu hướng liên hệ luôn biến đổi.
2.2.3. Phương pháp kết hợp
Là phương pháp khi sử dụng các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp một số phương pháp phân tích với nhau. Ví dụ: kết hợp so sánh với phương pháp đồ thị, kết hợp loại trừ với liên hệ cân đối, kết hợp so sánh với loại trừ... Việc kết hợp nhiều phương pháp phân tích với nhau sẽ làm nổi bật đặc trưng của đối tượng phân tích.
2.2.4. Phương pháp biểu đồ, đồ thị
Sau khi thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu cần so sánh, tôi sẽ dùng sử dụng phương pháp đồ thị đê tiếp tục phân tích. Thông qua các biểu đồ, đồ thị chúng ta có thể dễ dàng so sánh các chỉ tiêu tài chính để đưa ra các kết luận về tình hình hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Tuyên Quang. Đồng thời qua phương pháp này cũng giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận các chỉ tiêu, cũng như sự biến động của nó một cách rõ ràng nhất.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH TUYÊN QUANG
3.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Tuyên Quang
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, mô hình kinh tế trang trại tương đối phát triển.
Năm 2010, cơ cấu kinh tế có công nghiệp - xây dựng chiếm 30,7%, dịch vụ chiếm 33,6%, nông - lâm - ngư nghiệp là 35,7%. GDP bình quân hàng năm là 13.6%. Những năm vừa qua, Tuyên Quang không ngừng đổi mới và đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tạo đà cho việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
Về nông nghiệp, đây là nền kinh tế luôn giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế của Tuyên Quang nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong tỉnh, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp một phần cho xuất khẩu. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi, mặc dù còn chậm. Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm, tỉ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi có chiều hướng tăng lên.
Một trong những điểm đặc biệt của Tuyên Quang là sự xuất hiện mô hình kinh tế trang trại và bước đầu đã có những thành công đáng kể, góp phần phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân để đầu tư cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.
Như vậy, Tuyên Quang là tỉnh chủ yếu phát triển mạnh về nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp nên bình quân GDP trên đầu người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với cả nước, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
Đứng trước tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội toàn huyện, lãnh đạo uỷ ban nhân dân tỉnh đã thực hiện những chính sách cải cách về kinh tế, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, củng cố và khôi phục các doanh nghiệp quốc doanh, thực hiện việc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp và các hợp tác xã theo mô hình kiểu mới và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nhiều dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động và có những dự án đã đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Đạt được kết quả trên có sự đóng góp rất quan trọng của BIDV Tuyên Quang. Mặc dù trong năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và BIDV Tuyên Quang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự vượt khó đi lên của toàn thể các đồng chí lãnh đạo và cán bộ công nhân viên BIDV Tuyên Quang đã vượt qua được những khó khăn, giành được nhiều kết quả tốt.
Do đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội như vậy nên khách hàng của BIDV Tuyên Quang chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thu nhập thấp. Đặc điểm này quyết định đến một phần trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Tuyên Quang.
3.1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang Nam – Chi nhánh Tuyên Quang
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngân hàng thương mại Đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động, BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ là quản lý và cấp phát vốn ngân sách nhà nước. Trải qua một thời gian dài hoạt động và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngày 14/11/1990 theo nghị quyết 401-CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Tuyên Quang. Nhiệm vụ chính của Chi nhánh trong thời gian này là huy động vốn trung và dài hạn để cho vay dài hạn theo kế hoạch của nhà nước, quản lý và cấp phát vốn cho dự án đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Do trụ sở đặt giữa trung tâm thành phố Tuyên Quang, có cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cấp thường xuyên mạng lưới dịch vụ đa dạng và luôn được đổi mới. Xung quanh có nhiều cơ quan chính quyền, lãnh đạo các cấp cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn nên Chi nhánh có một số lượng khách hàng rất lớn đến mở tài khoản và hoạt động giao dịch tại đây. Ngoài ra, Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang cũng thực hiện một số chủ trương, định hướng lớn của Tỉnh như cho vay kiên cố hoá kênh mương nội đồng, cho vay cải tạo phục hồi vườn chè. Chính vì vậy mọi hoạt động của Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang ngày càng phong phú và đa dạng.
3.1.2.2. Các hoạt động chính của BIDV Tuyên Quang
Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: - Nhận tiền gửi dưới mọi hình thức: TGKKH, TGCKH, tiền gửi bậc thang, tiền gửi tiết kiệm gửi góp theo từng kỳ cụ thể, tiền gửi tiết kiệm dự
thưởng, tiết kiệm siêu linh hoạt, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ (USD) từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.
- Cho vay các thành phần kinh tế với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhận vốn cho vay Uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ.
- Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh cho vay.
- Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh chóng chính xác và an toàn, chi trả kiều hối qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
- Chuyển tiền điện tử nội, ngoại tỉnh nhanh chóng và thuận tiện.
- Cung ứng tiền mặt và phương tiện thanh toán, dịch vụ ngân hàng … cho mọi khách hàng thuận tiện, nhanh chóng.
3.1.2.3. Bộ máy tổ chức tại BIDV Tuyên Quang
Về nhân sự và tổ chức bộ máy: Tính đến tháng 10 năm 2019 tổng số cán bộ của Chi nhánh là 86 người trong đó có tới 45 người là nhân viên nữ số còn lại là nam, có tổ chức bộ máy gồm Ban Giám đốc, 6 phòng nghiệp vụ và 06 Phòng giao dịch trực thuộc.
Khối quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Chi nhánh có 02 phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và Quan hệ khách hàng cá nhân.
Khối quản lý rủi ro gồm có: Phòng Quản lý rủi ro.
Khối quản lý nội bộ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ gồm có: Phòng Quản lý nội bộ.
Khối tác nghiệp gồm có: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng giao dịch khách hàng, Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Tuyên Quang:
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Tuyên Quang (Nguồn: Chi nhánh BIDV tỉnh Tuyên Quang)
3.1.2.4. Chính sách và quy trình cấp tín dụng bán lẻ
* Chính sách cấp tín dụng bán lẻ
Căn cứ vào Quyết định số 353/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 21/4/2010, chính sách TDBL của BIDV được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Chính sách tiếp thị khách hàng
Đối với nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng, Chi nhánh cần: - Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV.
- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VNĐ trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp.
- Tập trung tiếp thị đối với khách hàng đang sinh sống tại các thành phố, thị xã, thị trấn. PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách QLKH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách quản lý rủi ro KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG -Phòng khách hàng doanh nghiệp - Phòng khách hàng cá nhân - 6 Phòng giao dịch trực thuộc KHỐI TÁC NGHIỆP - Phòng Quản trị TD - Phòng Giao dịch khách hàng.