Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 79 - 81)

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TDBL tại BIDV Chi nhánh

4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng

* Tăng cường công tác kiểm soát từng khoản vay

Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu những dấu hiệu của rủi ro tín dụng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra lại các khoản vay đã giải ngân.

Việc giám sát từng khoản vay được thực hiện thông qua nhiều biện pháp như: Rà soát và phân tích tình hình tài chính, thu nhập của khách hàng, khảo sát thực tế…

* Quản lý giám sát danh mục vay

- Cần thực hiện rà soát và có các báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực có rủi ro cao của danh mục cho vay.

- Trên cơ sở rà soát, phân tích rủi ro ảnh hưởng đến khả năng giảm sút thu nhập và mất vốn của danh mục cho vay hiện tại, từ đó thực hiện điều chỉnh danh mục cho vay một cách kịp thời, hợp lý nhằm tạo sự cân đối của danh mục giữa các tài sản có độ rủi ro cao và tài sản có độ rủi ro thấp từ đó tạo ra thu nhập hợp lý và điều tiết được rủi ro.

* Thực hiện nghiêm túc khâu kiểm tra, kiểm soát

- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt trong khâu kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đầu tiên cần phải thực hiện nghiêm túc, cẩn thận trong khâu thu thập thông tin, thẩm định khách hàng.

- Trong khi khoản vay còn hiệu lực, cần phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng thường xuyên, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đảm bảo và đầy đủ.

- Giai đoạn thu hồi và xử lý nợ cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, nhân viên ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai.

- Khi xuất hiện nợ xấu cần xử lý, việc xử lý nợ cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt theo đúng trình tự và thủ tục, nên thành lập bộ phẩn chuyên xử lý nợ để tăng thêm tính chuyên môn hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 79 - 81)