Chất lượng trí lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương – chi nhánh đống đa (Trang 31 - 34)

1.3. Nội dung chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

1.3.2. Chất lượng trí lực

Trí lực được hình thành và phát triển thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và khả năng tự nhận thức của mỗi cá nhân qua công việc thực tế.

Các hoạt động doanh nghiệp cần để duy trì và nâng cao trí lực:

- Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực: đây được coi là một khâu quan trọng của hoạt động nâng cao trí lực của các doanh nghiệp bởi quan điểm đào tạo một nhân viên cũ sẽ hiệu quả hơn tuyển dụng một nhân viên mới.

Xác định rõ ràng mục đích đào tạo: nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn, nâng cao tay nghề, khả năng ứng dụng dây chuyền sản xuất, nâng cao các kỹ năng phụ trợ…

Xây dựng kế hoạch đào tạo, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện dựa trên cơ sở thực tế của doanh nghiệp và kế hoạch đào tạo (tháng, quý) của tổ chức, để đảm bảo đào tạo đúng người, đúng lĩnh vực, tránh lãng phí.

Xây dựng nội dung đào tạo: bám sát theo định hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị và theo tình hình thực tế công việc.

Xác định kinh phí đào tạo: Tùy theo nội dung đào tạo, hình thức đào tạo và tình hình tài chính hiện tại sẽ có kinh phí khác nhau.

Cuối cùng là phải đánh giá được chất lượng đào tạo để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho khóa sau.

Thực hiện bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, đùng người, đúng việc, đúng năng lực và mục đích tuyển dụng.

Những nội dung có bản của hoạt động nâng cao trí lực trong doanh nghiệp: Trí lực của nguồn nhân lực được hình thành và phát triển thông qua con đường giáo dục, đào tạo và thực tế lao động. Đối với yếu tố này, cũng cần tiến hành kiểm tra, sát hạch để đánh giá và là sự tổng hòa của 3 phương diện: yếu tố bằng cấp; Khả năng tác nghiệp cùng chiều sâu tư duy sáng tạo và Kỹ năng phụ trợ. Cụ thể như sau:

+ Trình độ học vấn: Trình độ học vấn là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, sự hiểu biết về chính trị - xã hội. Trình độ học vấn được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

Năng lực trí tuệ của con người hiện nay biểu hiện ở khả năng sáng tạo. “Trí tuệ là sản phẩm sáng tạo về tinh thần của con người, thể hiện qua việc huy động có hiệu quả lượng trí thức tích lũy vào quá trình sáng tạo cái mới, nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và bản thân con người trong sự phát triển ngày càng tiến bộ, văn minh” (Bùi Thị Ngọc Lan, 2002, trang 26).

Như vậy, trình độ học vấn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trí lực người lao động. Trình độ học vấn là nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học, kỹ thuật, đào tạo và tái đào tạo nghề nghiệp.

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất khi đánh giá trí lực của người lao động.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật phản ánh sự am hiểu, trình độ và khả năng thực hành của người lao động trong một số lĩnh vực: quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Nó thể hiện ở trình độ được đào tạo tại

Các chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

Là % số lao động đã qua đào tạo so với tống lao động của doanh nghiệp:

100 DT DT DN L T x L    Trong đó:

- TĐT: là tỷ lệ lao động đã qua dào tạo so với tổng lao động của DN - LĐT : Số lao động đã qua dào tạo

- LDN: Số lao động của DN

Chỉ tiêu này đánh giá khái quát về trình độ CMKT của doanh nghiệp.

Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo

Là % số lao động có trình độ CMKT theo bậc đào tạo so với tổng lao động của doanh nghiệp

100 DTi DTi DN L T x L    Trong đó:

- TĐTi: là tỷ lệ lao động được đào tạo ở cấp bậc đào tạo so với tổng số lao động của DN.

- LĐT: Số lao động được đào tạo ở cấp bậc đào tạo đang làm việc - LDN: Số lao động của DN

- i: Chỉ số các cấp được đào tạo

Chỉ tiêu này được tính cho DN và ở các đơn vị trực thuộc, theo bậc đào tạo của đội ngũ lao động, từ đó có thể phát hiện những bất hợp lý về cơ cấu bậc đào tạo, sự chênh lệch về trình độ CMKT của các đơn vị. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh nhu cầu đào tạo tổng thể của DN.

+ Kỹ năng phụ trợ: Kỹ năng phụ trợ là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian,

ngoại ngữ… và các kỹ năng sống khác là những năng lực không phải người lao động nào cũng nắm bắt được.

Ngày nay khi mặt bằng chung thì trình độ học vẫn của người lao động tăng cao, vì vậy các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều chú trọng đến những ứng viên có thêm các kỹ năng phụ trợ để nâng cao hiệu quả công việc cũng như là một trong những thước đo hiệu quả trong việc đánh giá trí lực của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP sài gòn công thương – chi nhánh đống đa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)