Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trường hợp tại kiểm toán nhà nước chuyên ngành ib (Trang 29 - 34)

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, thời gian qua cũng đã có nhiều kết quả nghiên cứu về CLKT đã được công bố theo nhiều quan điểm và khía cạnh khác nhau. Có thể kể ra một số mô hình tiêu biểu sau đây:

- Mô hình CLKT của Narth (2005, 2011) [26] [27] Sự hình thành, phát

triển và chất lượng kiểm toán hoạt động

trong lĩnh vực công

Môi trƣờng bên ngoài:

- Thất thoát, lãng phí, yếu kém trong quản lý, - Thiếu quy định chế độ chịu trách nhiệm cá nhân,

- Kết quả kiểm toán tuân thủ, tài chính còn hạn chế,

- Yêu cầu triển khai KTHĐ do bất ổn kinh tế, - Cải cách quản trị công tăng cường trách nhiệm giải trình,

- Yêu cầu từ Quốc hội, Chính phủ, - Vai trò Tổng kiểm toán,

- KTNN cần triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động theo Luật KTNN,

- Vai trò hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, - Sự trợ giúp và ý kiến của các chuyên gia, - Hạn chế hiểu biết KTHĐ của công chúng

Khả năng bên trong

- Kiến thức đầy đủ về KTHĐ,

- Kinh nghiệm chuyên sâu liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động, - Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm KTHĐ,

- Khả năng xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm toán hoạt động, - Khả năng vận dụng kỹ thuật và phương pháp kiểm toán, - Kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết BCKT,

- Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp,

- Có đủ nguồn lực tài chính và phương tiện kiểm toán, - Chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn KTHĐ, - Phương pháp tổ chức triển khai KTHĐ,

- Lựa chọn các chủ đề kiểm toán phù hợp

Đặc điểm hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán

- - Quy mô, phạm vi hoạt động của đối tượng kiểm toán,

- - Loại hình, độ phức tạp trong hoạt động của đối tượng kiểm toán,

- - Xây dựng đủ các mục tiêu hoạt động phù hợp,

- - Ban hành và tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn và định mức, - - Đơn vị được kiểm toán có ghi chép đủ số liệu, Hiểu biết đầy đủ vai trò và tầm quan trọng KTHĐ

Phát triển kiểm toán hoạt động:

- KTNN cần triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động một cách độc lập,

- KTNN có khả năng triển khai thành công KTHĐ một cách độc lập,

- KTVcó khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ KTHĐ một cách độc lập,

- KTNN chưa nên triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập

Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của Narth

Nguồn: Nath & cộng sự, 2005, 2011

Bối cảnh chính trị và xã hội có ảnh hưởng tới việc hình thành, phát triển và chất lượng kiểm toán lĩnh vực công. Nath & cộng sự (2005, 2011), trong luận án với chủ đề về quá trình hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động ở Fiji (nước cộng hòa thuộc Vương quốc Anh), đã tổng kết từ các nghiên cứu trước và chỉ ra rằng phát triển kiểm toán và chất lượng kiểm toán hoạt động nói riêng, kiểm toán nói chung trong thực tiễn ở cả năm quốc gia Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và New Zealand đều chịu ảnh hưởng từ bối cảnh chính trị và xã hội. Nath (2005, 2011) chỉ ra rằng, các nhân tố được phân loại thành nhóm nhân tố chính trị và xã hội có ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán gồm:

+ Vai trò Tổng kiểm toán; + Cơ cấu tổ chức của KTNN + Yêu cầu từ các cấp chính quyền; + Chính sách tài khóa;

+ Áp lực từ các nhóm lợi ích (chính trị gia, phương tiện truyền thông...); + Vai trò của các ủy ban trong quốc hội;

- Mô hình CLKT của Wooten (2003) [30] - Vai trò Tổng kiểm toán;

- Cơ cấu tổ chức của KTNN - Yêu cầu từ các cấp chính quyền;

- Chính sách tài khóa; luật và các quy định - Áp lực từ các nhóm lợi ích (chính trị gia, phương tiện truyền thông...);

- Vai trò của các ủy ban trong quốc hội;

Sự phát triển và chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực công

Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Wooten

Nguồn: Wooten, 2003

Wooten đã thực hiện việc xem xét và tổng kết các nghiên cứu trước để đưa ra các nhân tố tác động đến CLKT và giải thích các nhân tố trong Mô hình CLKT của mình. Theo Wooten, các yếu tố tác động đến CLKT xuất phát từ hai khía cạnh có liên quan đến phát hiện sai sót và báo cáo sai sót. Các yếu tố liên quan đến phát hiện sai sót bao gồm: Quy mô DNKT, Nguồn nhân lực, Kinh nghiệm chuyên ngành, Quy trình kiểm soát, Giám sát, Kế hoạch và thực hiện, Tính chuyên nghiệp, Kinh nghiệm đối với khách hàng. Các yếu tố liên quan đến báo cáo sai sót bao gồm: Tính độc lập, Dịch vụ phi kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Nhiệm kỳ của KTV. Mối quan hệ giữa các nhân tố CLKT được Wooten (2003) giải thích qua Mô hình CLKT được thể hiện qua Hình 1.7: Mô hình CLKT của Wooten (2003).

Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Duff

Nguồn: Duff, 2004

Duff (2004) đã thực hiện nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng và CLKT trên cơ sở phân tích các thông tin được công bố bên ngoài của 20 DNKT lớn nhất ở Anh, Duff thiết lập bảng khảo sát với 56 câu hỏi về các khía cạnh khác nhau của CLKT, với 500 đối tượng gồm các KTV tại 16 DNKT lớn nhất nước Anh, Giám đốc tài chính các công ty tại Anh, các Nhà quản lý quỹ tại Anh và những Người sử dụng thông tin tài chính từ bên ngoài.

Qua kết quả nghiên cứu của Duff (2004) đã đưa ra nhận định: CLKT là một khái niệm đa diện, CLKT hình thành từ cả hai khía cạnh: Chất lượng dịch vụ và chất lượng chuyên môn (năng lực và tính khách quan của KTV). Có 9 nhân tố tác động đến CLKT, trong đó có 4 nhân tố thuộc về Chất lượng dịch vụ: Khả năng đáp ứng; Dịch vụ phi kiểm toán; Cảm thông; Dịch vụ. 5 nhân tố thuộc về chất lượng chuyên môn là: Danh tiếng; Quy mô; Tính độc lập; Kỹ năng; Kinh nghiệm.

- Một số nghiên cứu của các tác giả ngoài nước khác, có thể tổng hợp lại như sau:

(1) Nhóm nhân tố môi trường chính trị và xã hội

Defond & Zhang (2014) [19] cho rằng việc thiết lập các quy định pháp luật về chống thất thoát lãng phí và quy trách nhiệm tới từng cá nhân tác động đến

CLKT và góp phần trong việc cải thiện CLKT, từ đó đưa ra kết luận môi trường pháp lý đóng vai trò nổi bật trong việc định hình CLKT,.

(2) Nhóm nhân tố kỹ năng của KTV - Tuân thủ tính độc lập

Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán về tính độc lập là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán (Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross, 2008) [25]. Khi KTV/tổ kiểm toán độc lập với khách hàng nghĩa là sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn.

- Tuân thủ các chuẩn mực và phương pháp kiểm toán

Theo Carcello & cộng sự (2002) [18], “DNKT nào hiếm khi bị phát hiện thấy sự cẩu thả trong các vụ kiện thì đồng nghĩa với việc DNKT đó cung cấp một sự đảm bảo về sự thận trọng chuyên nghiệp”. DNKT có phương pháp luận kiểm toán càng tốt, thì càng có xu hướng phát hành BCKT công bố những vi phạm của khách hàng tốt hơn. KTV nếu bỏ sót hoặc không thực hiện đúng các thủ tục kiểm toán sẽ làm giảm CLKT.

- Năng lực nghề nghiệp (trình độ)

Năng lực nghề nghiệp được đánh giá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán, cũng như sự hài lòng của đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán (Kym Boon, Jill McKinnon và Philip Ross, 2008) [25].

Nhân tố trình độ được coi như yêu cầu tối thiểu đối với KTV/tổ kiểm toán khi được giao thực hiện một cuộc kiểm toán. Nhân tố này đảm bảo rằng, KTV nắm vững chuẩn mực nghề nghiệp và có khả năng thực hiện công việc kiểm toán tại khách hàng.

- Kỹ năng chuyên môn

Trong quá trình kiểm toán, KTV/tổ kiểm toán được giao nhiệm vụ kiểm toán có kỹ năng chuyên môn thường được đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới CLKT (KymBoon & cộng sự, 2008) [25].

Kết quả nghiên cứu của Kym Boon & cộng sự (2008) [25] cho thấy, nhân tố kinh nghiệm quan trọng như nhân tố chuyên sâu ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán; và nếu KTV đã có kinh nghiệm kiểm toán tại khách hàng, người sử dụng kết quả kiểm toán sẽ cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ kiểm toán hơn.

- Áp lực công việc đối với KTV/ tổ kiểm toán

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu KTV/tổ kiểm toán chịu áp lực hoàn thành BCKT trước hạn hoặc các áp lực chủ quan khác từ khách hàng hay nhà quản lý của CTKT thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công việc kiểm toán (Kymboon và các cộng sự, 2008).

(3) Nhóm nhân tố Khả năng triển khai kiểm toán

Khả năng các cơ quan kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kiểm toán. Theo Albert & cộng sự 2009 [16]; Ferdousi 2012 [21], Khả năng triển khai kiểm toán của cơ quan kiểm toán gồm 5 nhân tố: Khả năng lựa chọn chủ đề kiểm toán, vận dụng phương pháp, kỹ thuật kiểm toán, xây dựng chuẩn mực, quy trình, cẩm nang kiểm toán, nguồn lực tài chính, phương tiện kiểm toán, phương pháp tổ chức triển khai kiểm toán, khả năng đào tạo kiểm toán.

(4) Nhóm nhân tố đặc điểm của đơn vị được kiểm toán

Đặc điểm đối tượng được kiểm toán có ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán hoạt động. Ferdousi (2012) [21]; Hui Fan (2012) [23] đã giải thích lợi ích quan trọng của phân tích đặc điểm của đối tượng kiểm toán, đó là cung cấp thông tin kịp thời về đơn vị được kiểm toán, cung cấp cơ hội cho việc cải tiến hiệu quả hoạt động và giảm rủi ro cho KTV. Đặc điểm của đơn vị được kiểm toán bao gồm 6 nhân tố (quy mô và phạm vi hoạt động, mức độ phức tạp của các hoạt động, thiết lập, xây dựng các mục tiêu phù hợp, thiết lập và tuân thủ tiêu chuẩn và định mức, hiểu biết về kiểm toán).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trường hợp tại kiểm toán nhà nước chuyên ngành ib (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)