Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trường hợp tại kiểm toán nhà nước chuyên ngành ib (Trang 100 - 104)

Nguồn :Tác giả tự tổng hợp

4.1. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm toán của Kiểm toán nhà

4.1.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường

hợp, giám sát

Theo kết quả khảo sát 04 tiêu chí thuộc nhóm nhân tố chính trị - xã hội, kết quả đánh giá mức độ quan trọng nhất cho nhân tố hoàn thiện hệ thống luật pháp, sau đó vai trò của Quốc hội và các cơ quan công quyền, cuối cùng là áp lực từ cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, rào cản chính trị là thách thức đối với phát triển kiểm toán nhà nước nhưng khi nhận được sự ủng hộ, quan tâm và hỗ trợ từ cả quốc hội và chính phủ thì KTNN có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Từ quan điểm đó, kết hợp với những hạn chế được phát hiện trong bước nghiên cứu định tính thuộc nhân tố chính trị , KTNN cần phải xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp nhằm vượt qua những thách thức này, cụ thể:

4.1.3.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp

Theo Bùi Thị Thủy, 2014, Hệ thống pháp lý muốn hỗ trợ tốt công tác kiểm toán phải đạt được hai yêu cầu, đó là:

- Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm toán và liên quan

- Sự đầy đủ của hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán, kiểm toán và liên quan. Hệ thống pháp luật được coi là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của KTNN và KTV nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống pháp lý còn hạn chế đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng kiểm toán của KTNN. Do đó, KTNN cần sự hỗ trợ của các cơ quan lập pháp và tư pháp để thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

(i) Khẩn trương khắc phục những yếu điểm trong công tác xây dựng pháp luật kinh tế tồn tại trong nhiều năm qua như: Ban hành hướng dẫn thi hành pháp luật kinh tế vẫn còn chậm; Hạn chế tình trạng sửa đổi, bổ sung luật quá nhiều lần hoặc một nội dung mà quá nhiều luật điều chỉnh, khiến đơn vị được kiểm toán khó

nắm bắt và áp dụng; Nâng cao chất lượng ban hành chính sách pháp luật kinh tế đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước pháp quyền…

(ii) Nâng cao chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu lý luận phục vụ việc xây dựng và hoạch định chính sách và pháp luật đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Hạn chế tình trạng nhiều quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý, điều hành chưa tuân thủ đầy đủ quy luật của kinh tế thị trường, nhất là trong phân bổ nguồn lực, quản lý giá hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu và chưa bảo đảm cạnh tranh bình đẳng…

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác biên soạn luật, nâng cao chất lượng văn bản pháp luật, đảm bảo sự tương thích giữa Luật KTNN với các luật có liên quan như: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Giám định tư pháp, Luật Tố cáo…

(iii) Đối với Luật KTNN, thực tiễn, trong 3 năm thi hành luật Luật KTNN năm 2015 phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, một số quy định của Luật bộc lộ những bất hợp lý cần phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của KTNN như: như: nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN chưa tương xứng với vị trí, chức năng được giao; phạm vi, đối tượng kiểm toán và đơn vị được kiểm toán chưa đồng bộ, thống nhất; quy định về đơn vị được kiểm toán chưa bao quát hết các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thiếu chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về KTNN. Do đó, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật KTNN theo hương sau:

- Về Đối tượng và phạm vi kiểm toán:

Tồn tại chủ yếu hiện nay là việc xác định phạm vi và đối tượng kiểm toán của KTNN chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công. Căn cứ vào định hướng của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) và từ thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong thời gian qua, cần bổ sung quy định theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng kiểm toán của KTNN, bảo đảm bao quát hết các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công , bao gồm: ngân sách nhà nước , tiền và tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản và

những đối tượng khác thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước

+ Bổ sung nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng: Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của KTNN trong phòng, chống tham nhũng, cần bổ sung nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng Luật KTNN với nội dung như sau: “Phòng ngừa, phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.

+ Về thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Kiểm toán Nhà nước: Bổ sung thẩm quyền của KTNN trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về KTNN của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền (Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoặc Nghị định của Chính phủ) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; giao Chính phủ ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN.

+ Để giải quyết tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của KTNN với cơ quan thanh tra, kiểm tra khác, Luật cần sửa theo hướng bổ sung quy định KTNN chủ động phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra khi lập kế hoạch kiểm toán báo cáo Quốc hội.

- Chất lượng kiểm toán: Bổ sung quy định về nội dung, hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán và trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán của các chủ thể có liên quan trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Kiểm soát chất lượng kiểm toán là biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ kiểm toán viên nhà nước, tạo niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân vào kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

4.1.3.2. Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, các ủy ban trong quốc hội và các cấp chính quyền

Quốc hội Việt Nam chưa có bộ phận chuyên trách về kế toán, kiểm toán. Yêu cầu lựa chọn các chủ đề kiểm toán xuất phát từ vấn đề kinh tế, xã hội hơn là hiểu

biết đầy đủ về chức năng kiểm toán của các đại biểu Quốc hội. Vì vậy, cần phải có giải pháp để tranh thủ sự ủng hộ của Quốc hội trong việc sửa đổi Luật KTNN và các luật liên quan theo định hướng:

(i) Bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN liên quan đến các lĩnh vực kiểm toán hoạt động như kiểm toán nợ công, kiểm toán nhiệm vụ phòng chống tham nhũng (kiểm toán trách nhiệm), kiểm toán thuế (kiểm toán hiệu quả quản lý thu thuế);

(ii) Căn cứ vào định hướng của INTOSAI và từ thực tiễn hoạt động kiểm toán ở Việt Nam trong thời gian qua, cần bổ sung quy định theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng của KTNN, bảo đảm bao quát hết các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công.

(iii) Lựa chọn chủ đề kiểm toán theo yêu cầu từ phía quốc hội, chính phủ trên cơ sở đánh giá khả năng phù hợp của mình. Báo cáo trực tiếp và kịp thời tới Quốc hội và chính phủ kết quả kiểm toán;

4.1.3.3. Thúc đẩy cải cách quản trị công và tăng cường trách nhiệm giải trình để đáp ứng nhu cầu xã hội

Tiến trình cải cách quản trị công đã được lập kế hoạch, thực hiện nhưng kết quả cải cách quản trị công còn tồn tại nhiều hạn chế. Mô hình quản trị công chủ yếu vẫn nhằm mục đích kiểm soát đầu vào, tuân thủ luật và quy định mà chưa chú trọng kết quả đầu ra, phân cấp, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Vì vậy, để thúc đẩy cải cách quản trị công theo hướng trên cần:

Thứ nhất, ưu tiên lựa chọn phạm vi kiểm toán liên quan đến cải cách quản trị công, báo cáo công khai và kịp thời tiến trình, kết quả thực hiện cải cách quản trị công theo các Đề án của Chính phủ, đồng thời công khai kết quả xử lý cho người dân được biết, không có vùng cấm.

Thứ hai, xây dựng, ban hành các quy trình, đề cương, sổ tay hướng dẫn kiểm toán hoạt động riêng cho kiểm toán các đề án cải cách quản trị công được dân chúng quan tâm bởi vì các đề án này có thời gian thực hiện kéo dài từ 10 năm đến 20 năm. Qua đó, nhằm cung cấp các ý kiến kiểm toán hữu ích thúc đẩy cải cách nền

quản trị công hoạt động ngày càng hiệu quả và hữu hiệu, đáp ứng mong đợi của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trường hợp tại kiểm toán nhà nước chuyên ngành ib (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)