Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng của Kiểm toán viên nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trường hợp tại kiểm toán nhà nước chuyên ngành ib (Trang 84 - 91)

Nguồn :Tác giả tự tổng hợp

4.1. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm toán của Kiểm toán nhà

4.1.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng của Kiểm toán viên nhà

KTV/tổ kiểm toán là những người trực tiếp tham gia vào các cuộc kiểm toán của KTNN CNIb. Từ kết quả khảo sát, để nâng cao chất lượng KTV/Tổ kiểm toán, cần tập trung trước hết là tăng cường Khả năng chuyên môn, Tuân thủ các chuẩn mực và phương pháp kiểm toán, Tăng cường Năng lực của KTV, Đảm bảo Am hiểu đơn vị được kiểm toán, Tăng cường Tính độc lập của KTV, Tăng cường Kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết BCKT, Giảm thiểu Áp lực công việc đối với KTV/ tổ kiểm toán. Cụ thể như sau:

4.1.1.1. Nâng cao kinh nghiệm chuyên sâu của Kiểm toán viên/Tổ kiểm toán

Nhóm giải pháp để tăng cường Khả năng chuyên môn, Năng lực của KTV, Am hiểu đơn vị được kiểm toán, Kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết BCKT.

Theo các kết quả nghiên cứu từ nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán (Kym Boon, 2008), khả năng, năng lực và kinh nghiệm được coi là một trong các nhân tố quan trọng nhất.

Qua kết quả nghiên cứu về các thuộc tính về năng lực chuyên sâu của KTV, nếu KTV có kinh nghiệm chuyên sâu, nghĩa là KTV thể hiện mình có kinh nghiệm và sự am hiểu sâu lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán, cụ thể KTV sẽ có (1) Khả năng dự đoán và nhận biết cơ hội và rủi ro liên quan đến đơn vị được kiểm toán; (2) Khả năng xét đoán và phát hiện các sai phạm trọng yếu; (3) Khả năng tự nghiên cứu và trau dồi các kiến thức liên quan đến kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực mà đơn vị được kiểm toán hoạt động; (4) Kinh nghiệm kiểm toán BCTC và (5) Kinh nghiệm kiểm toán BCTC của các đơn vị có cùng ngành nghề.

Các giải pháp cần quan tâm là:

(i) Trước hết, các KTV phải nhận thức rằng, kinh nghiệm chuyên sâu là nhân tố quan trọng nhất giúp họ có thể thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lượng và qua đó, giúp KTV có khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các vụ kiện tụng nếu có làm ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của mình. Như vậy đòi hỏi KTV phải thường xuyên có ý thức tự giác trau dồi kinh nghiệm chuyên sâu trong nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu kiểm toán chuyên sâu.

Các đặc điểm của đối tượng được kiểm toán của KTNN CNIb là rất đa dạng, từ chi tiêu ngân sách An ninh, tài chính Đảng, dự trữ quốc gia đến các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Như vậy, đối với KTNN CNIb, là môi trường kiểm toán phức tạp, đòi hỏi tính năng động, yêu cầu về chuyên môn, các kiến thức về luật pháp... là rất khác nhau, luôn thay đổi, do đó KTV phải tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể hiểu được rõ về từng lĩnh vực của đơn vị được kiểm toán.

Ngoài ra, để đảm bảo tăng cường tính chuyên sâu của KTV, khi cần thiết KTV phải tự đề xuất tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong và ngoài cơ quan. Các chuyên gia được tham khảo ý kiến phải có hiểu biết sâu sắc về chuyên ngành có liên quan cần tham khảo và phải có cách nhìn khách quan, tổng quát về các vấn đề mà không bị ảnh hưởng từ bất kì đối tượng nào.

(ii) Thứ hai, để tăng cường tính chuyên sâu, KTNN CNIb cần chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo các công chức/KTV có kinh nghiệm, khả năng chuyên sâu đáp ứng nhu cầu kiểm toán. Khó khăn của KTNN CNIb hiện nay là số lượng công chức không qua đào tạo bài bản về kiểm toán chiếm khá đông, lại là những ngươì lớn tuổi được chuyển ngang từ các cơ quan khác. Tuy nhiên, nếu KTNN nói chung và KTNN CNIb nói riêng muốn thực hiện nhiệm vụ với chất lượng cao thì phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và năng lực chuyên môn cao, thường xuyên duy trì, cập nhật, nâng cao kiến thức và phát triển các khả năng. Ngay sau khi tuyển chọn, nhân viên mới phải được đào tạo và việc đào tạo sẽ được tiếp tục trong suốt thời gian làm việc tại KTNN. Việc đào tạo có thể được thực hiện thông qua thực tế công việc hoặc qua các khoá đào tạo chính.

KTNN cần tổ chức đánh giá cơ cấu ngành nghề, chất lượng KTV hiện có; xác định nhu cầu theo định hướng phát triển của KTNN, coi trọng chất lượng hơn số lượng, trên cơ sở đó xây dựng đề án tuyển dụng KTV phù hợp từng lĩnh vực, có cơ cấu phù hợp giữa các ngành nghề, độ tuổi và giới tính. Việc tuyển dụng công chức thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đúng cơ cấu và tiêu chuẩn. Thực hiện việc tuyển KTV theo đúng qui định của Nhà nước về tuyển dụng cán bộ, công chức; công khai nhu cầu, tiêu chuẩn, cách thức tuyển dụng; chú trọng lựa chọn những cán bộ có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với ngành, có trình độ chuyên môn vững, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài cần có chính sách thu hút nhân tài từ các cơ quan trong và ngoài khu vực công, sinh viên xuất sắc, thủ khoa của các Học viện, Trường đại học.

(iii) Thứ ba, KTNN CNIb cần có chính sách khuyến khích và xử phạt rõ ràng đối với các KTV được giao kiểm toán. Công việc kiểm toán tại các đơn vị có tính chất phức tạp và khả năng rủi ro cao phải được giao cho KTV được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế, đồng thời cũng nên có biện pháp xử phạt nặng các KTV không hoàn thành chất lượng công việc.

(iv) Thứ tư, Thực hiện đánh giá cán bộ trên cơ sở hiệu quả thực của công việc và năng lực thực tiễn; quy hoạch phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng năng lực của cán bộ đó, quy hoạch đúng vị trí, sở trường của cán bộ. Cán bộ trong diện quy hoạch phải được theo dõi, bồi dưỡng và giao nhiệm vụ để thử thách.

Việc đánh giá cán bộ, KTV phải theo nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, dân chủ, có sự tham gia đánh giá, tham khảo ý kiến của nhiều cấp, nhiều người. KTNN cần xây dựng những mẫu biểu chuẩn để đánh giá kết quả công tác phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành, với từng lĩnh vực chuyên môn. Kết quả đánh giá phải được lưu trữ trong hồ sơ cá nhân và thông báo cho cán bộ, KTV biết về kết quả hoạt động, triển vọng cá nhân và nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến.

Để thu hút nhân tài đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc, KTNN cũng cần có chính sách thi đua, khen thưởng phù hợp đối với các cán bộ, KTV. Chính sách phải quy định rõ về các đối tượng, phạm vi, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua. Đặc biệt, đối với hoạt động kiểm toán cần cân nhắc và chú trọng về tiêu chí đánh giá các danh hiệu thi đua do việc lượng hóa các tiêu chí là rất khó khăn.

Bên cạnh chế độ khen thưởng, KTNN cũng phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, đặc biệt đối với hoạt động kiểm toán, quy định rõ nội dung, phạm vi, đối tượng và các hình thức kỷ luật đối với các cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử; cương quyết phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập, khách quan của KTV. Đối với những KTV bị dư luận phản ánh về thái độ làm việc, ứng xử hay có

những biểu hiện tiêu cực trong quá trình làm việc cần phải được xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

(v) Về công tác tổ chức cán bộ cần có quy chế tôn vinh những người có công, thu hút người tài; bố trí và sử dụng đúng những người có năng lực chuyên môn vững; khuyến khích những người năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới trong công tác. Đổi mới, triển khai đồng bộ các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế luân chuyển cán bộ trong từng đơn vị và trong toàn ngành...

4.1.1.2. Nâng cao ý thức và thái độ nghề nghiệp của Kiểm toán viên/Tổ kiểm toán

Giải pháp này nhằm Nâng cao sự tuân thủ các chuẩn mực và phương pháp kiểm toán của các KTV nhà nước.

Theo kết quả khảo sát, việc tuân thủ các chuẩn mực và phương pháp kiểm toán được đánh giá là một nhân tố quan trọng, chỉ sau Khả năng chuyên môn, ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán..

Thực tế theo ý kiến của các chuyên gia, mặc dù KTV đã có ý thức tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp và có sự thận trọng trong quá trình kiểm toán, tuy nhiên, kết quả khảo sát các KTV cho nhận định còn những tồn tại.

Để nâng cao Ý thức của KTV/nhóm KTV cần:

(i) Trước hết, KTV/tổ kiểm toán cần nhận thức và tự giác để nâng cao ý thức nghề nghiệp nhằm đảm bảo uy tín nghề nghiệp của chính mình vì đây là nhân tố xác định có ảnh hưởng rất quan trọng (đứng thứ hai sau khả năng chuyên môn) tới chất lượng kiểm toán.

Những lưu ý đối với KTV/tổ kiểm toán trong việc nâng cao ý thức và nhận thức của KTV có thể kể tới như sau:

+ Thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp;

+ Nghi ngờ khả năng có sai phạm trọng yếu trong BCTC, do vậy cần phải thu thập đầy đủ và có giá trị các bằng chứng kiểm toán;

+ Thực hiện công việc kiểm toán với sự thận trọng thích đáng; + Ý thức tuân thủ các nguyên tắc và quy định về nghề nghiệp; + Tập trung cao độ trong cuộc kiểm toán;

+ Xem xét, cân nhắc tất cả các khía cạnh trong cuộc kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến kết luận kiểm toán;

+ Đánh giá độ tin cậy của các Bản giải trình, tài liệu mà đơn vị được kiểm toán cung cấp ở mức độ nhất định thông qua thái độ hoài nghi.

(ii) KTNN cần chú trọng công tác tuyển dụng và không ngừng tự đào tạo, giáo dục hoặc yêu cầu KTV tham gia các khóa liên kết đào tạo nhằm nâng cao ý thức nghề nghiệp của KTV. Đặc biệt, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần phải được phổ biến thường xuyên tới toàn bộ nhân viên và KTV của KTNN bằng mọi hình thức tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa của cơ quan.

Để thu hút và tuyển dụng được các nhân tài, KTNN phải có chế độ đãi ngộ hợp lý với KTV, xây dựng một môi trường làm việc có động lực và quan tâm đến phúc lợi vật chất và tinh thần cho cán bộ, KTV, như: chương trình chăm sóc sức khoẻ, các phương tiện giải trí, thể thao, dịch vụ nhà cửa đối với những KTV phải công tác xa nhà...

Ngoài ra, cần cung cấp phương tiện làm việc đầy đủ cho KTV như: máy tính, máy fax, mạng máy tính nội bộ, phương tiện liên lạc đảm bảo tác phong làm việc chuyên nghiệp, giúp các KTV thực hiện tốt công việc một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.

(iii) KTNN cần có chế tài khen thưởng, kiểm tra, giám sát và xử phạt rõ ràng nhằm nâng cao ý thức của KTV/tổ kiểm toán thông qua một chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng vận hành hiệu quả. Để tăng cường ý thức KTV, KTNN phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính hiệu lực, tính đầy đủ và tính hiệu quả của các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng liên quan đến Ý thức của KTV. Nếu phát hiện ý thức của KTV không được đảm bảo, sau khi đã phát hành báo cáo, bất cứ sai sót nào được phát hiện đều phải được xử lý nghiêm túc ở cấp cao nhất của KTNN.

Các sai sót này phải được phổ biến thông qua đào tạo và cập nhật kiến thức hàng năm cho nhân viên nhằm tăng cường ý thức KTV/tổ kiểm toán.

Một vấn đề rất quan trọng trong tăng cường ý thức của KTV đó là tác động của yêu cầu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Theo Chuẩn mực KTNN số 30 qui định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với Kiểm toán viên nhà nước, theo đó KTV cần tuân thủ tính độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, hành vi chuyên nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Tuy nhiên trên thực tế, Chuẩn mực này trên thực tế vẫn chưa phát huy được vai trò của nó, trong khi kết quả nghiên cứu cho thấy Ý thức KTV (trong đó có ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức) là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới chất lượng kiểm toán, chỉ sau nhân tố Chuyên sâu). Do vậy, KTNN cần có cách thức cụ thể để chuẩn mực này đi vào thực tế, theo đó, ngoài việc khuyến khích tính tự giác của KTV cần có biện pháp bắt buộc về giáo dục/đào tạo thường xuyên và đặc biệt qui định rõ hình thức và mức phạt cụ thể hơn trong các tình huống vi phạm.

4.1.1.3. Giảm áp lực và đảm bảo tính độc lập của Kiểm toán viên/tổ kiểm toán

Mặc dù nhân tố Áp lực, Độc lập, được đánh giá là các nhân tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn so với kinh nghiệm chuyên sâu, ý thức và chuyên nghiệp tới chất lượng kiểm toán, tuy nhiên, khi khảo sát thực tế nhận định về tầm ảnh hưởng của Tính độc lập và Áp lực thời gian với kiểm toán viên cũng đều nhận được các ý kiến ở mức cao (Trung bình >4).

Để giảm áp lực kiểm toán đối với KTV, ngoài việc quan tâm đến đảm bảo số lượng KTV, KTNN CNIb cần quan tâm hỗ trợ các KTV phương tiện và công cụ làm việc tốt nhất có thể, như xây dựng một qui trình kiểm toán mẫu phù hợp, các phương pháp thống kê chuyên nghiệp trong việc chọn mẫu, thu thập bằng chứng. Đối với việc đảm bảo tính độc lập, KTNN CNIb cần áp dụng một chính sách quản lý chất lượng được vận hành hiệu quả nhằm cam kết và kiểm soát KTV thường xuyên duy trì tính độc lập trong công việc theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp của

KTNN, đồng thời gắn liền với chính sách khen thưởng và xử phạt công khai tới toàn thể công chức.

KTNN CNIb cần phải xây dựng KHKT năm cụ thể đảm bảo thời gian giữa các cuộc kiểm toán phù hợp để cho các Đoàn kiểm toán đủ thời gian và nhân lực thực hiện tổng hợp, lập BCKT. Việc bố trí thời gian cân đối giữa các cuộc kiểm toán cũng tạo được sự hợp lý trong bố trí nhân sự. Do đó, việc lập và phát hành BCKT sẽ đảm bảo chất lượng cao có các đánh giá nhận xét xác đáng, và các kiến nghị phù hợp với thực tế của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trường hợp tại kiểm toán nhà nước chuyên ngành ib (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)