7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn về phân tích về chuỗi giá trị
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới ngƣời ta đã áp dụng lý thuyết vào việc nghiên cứu các sản phẩm của các ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho các sản
phẩm cũng nhƣ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Ở giai đoạn thập niên 80 và thập niên 90 trên thế giới con ngƣời đã quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là vấn đề quản lý, phát triển chuỗi cung cấp. Nguyên tắc cơ bản của chuỗi giá trị ở giai đoạn này còn rất giản đơn và dễ hiểu, đó là việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giá thành để tăng hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng giá trị của sản phẩm đó.
Theo Eaton và Shepherd (2001) một công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè và cacao tại Indonesia, đã tập trung nghiên cứu vào vấn đề chuỗi giá trị và giải pháp kinh tế bền vững, tác giả đã chỉ ra đƣợc những vấn đề mà chuỗi giá trị ngành chè và cacao đang gặp phải những vấn đề liên quan đến sinh kế của những ngƣời sản xuất nhỏ, nhóm ngƣời yếu thế, dễ bị tổn thƣơng. Điều đặc biệt đƣợc quan tâm của công trình nghiên cứu này chính là "mối quan hệ" giữa các tác nhân trong chuỗi, những tác động của khung pháp lý P.I.P (Policies. Institutions, Processes) và khung sinh kế bền vững SLF (sustainablelivelihood framework) đến những ngƣời nắm giữ những tƣ liệu sản xuất nhỏ và những ngƣời làm thuê. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với các nƣớc chậm phát triển thì chuỗi giá trị hoạt động chƣa tốt, nghĩa là các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chƣa có sự ràng buộc chặt chẽ, giá trị gia tăng thấp, đặc biệt ngƣời sản xuất là những ngƣời chịu ảnh hƣởng nhiều nhất (lợi nhuận thấp). Do vậy, những tác nhân đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi sẽ là đối tƣợng hƣởng lợi nhiều nhất.
Theo báo cáo của tổ chức FAO thì chuỗi giá trị ngành Khoai tây năm 2008 đã đề cập đến vấn đề làm thế nào để tăng sự bền vững về giá trị của ngành hàng và đã phân tích, chỉ ra những vấn đề đang gặp phải và ở những nƣớc đang phát triển: Ví dụ nhƣ sản phẩm Khoai tây thƣờng đƣợc bán phân
tán ở phân khúc thị trƣờng nhỏ lẻ và ít có sự liên kết, ràng buộc và thiếu thông tin thị trƣờng do đó gây ra sự chia rẽ trong chuỗi.
Giá cung ứng vật tƣ đầu vào tăng cao tạo ra sự dè dặt trong hoạt động đầu tƣ phát triển sản xuất của các hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ và hậu quả là hộ đang từng bƣớc bị loại dần ra khỏi thị trƣờng và không thể tham gia đƣợc vào chuỗi giá trị sản phẩm. Do vậy, vấn đề đặt ra cho chuỗi giá trị sản phẩm ở các nƣớc đang phát triển là cần một nền sản xuất ổn định, bền vững, chất lƣợng sản phẩm tốt và có sự quan tâm hỗ trợ vật tƣ đầu vào, sự phối hợp hành động chặt chẽ trong chuỗi.
Năm 2009, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã có báo cáo khá đầy đủ các nghiên cứu về lý thuyết phân tích chuỗi giá trị nhằm nghiên cứu ứng dụng cho các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết chuỗi giá trị của UNIDO, 2009 đƣợc tổng hợp chủ yếu dựa trên các nghiên cứu trƣớc đó của các học giả nhƣ: Gereffi và Korzeniewicz (1994), Gereffi (1999), Kaplinsky và Morris (2001). Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc đã tiến hành nhgiên cứu ứng dụng về phân tích chuỗi giá trị một số sản phẩm nông nghiệp nhƣ: Ngũ cốc, dầu thực vật, cafe, ca cao, đƣờng, sữa, trái cây, trà, rau, thịt động vật... ở một số quốc gia nhƣ: Ethiopia, Ecuado, Ai cập, Sri Lanka, Indonesia, Việt Nam và một số nƣớc Châu Âu... Phƣơng pháp tiếp cận cho các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các nội dung phân tích chuỗi giá trị. Các nghiên cứu cho thấy cấu trúc thị trƣờng của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là rất đa dạng và có sự khác biệt giữa các quốc gia trên về phân phối lợi ích và chịu tác động lớn bởi cơ chế, chính sách từ các Chính phủ. Trong báo cáo của UNIDO, 2009 đã chỉ ra rằng 98% sản phẩm nông nghiệp của các nƣớc phát triển đƣợc chế biến công nghiệp và thu đƣợc 185 USD giá trị gia tăng trên 01 tấn sản phẩm, trong khi đó tỷ lệ này ở các nƣớc đang phát triển là 38%, tƣơng ứng với giá trị gia tăng
là 40 USD trên 01 tấn sản phẩm. Bên cạnh đó giá trị tổn thất sau thu hoạch ở các nƣớc đang phát triển chiếm khoảng 40%, còn ở các nƣớc phát triển tỷ lệ này rất nhỏ. Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc kết luận rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở các nƣớc đang phát triển tạo ra giá trị thấp và ở vị thế cạnh tranh bất lợi so với các nƣớc phát triển.
Trung tâm nghiên cứu CGGC (Center on Globalization, Governance and Competitiveness) của Trƣờng đại học Duck (Mỹ) là một trong những nơi thực hiện khá nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia Châu Mỹ, ví dụ nhƣ: Lowe và Gereffi (2008, 2009) phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thịt heo và bò, Fernandez – Stark và ctv (2011) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau và trái cây. Năm 2010, Dubay và ctv đã phân tích chuỗi giá trị sản phẩm tôm biển khai thác của Mexico xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ. Trong nghiên cứu, các tác giả đã xác định cấu trúc kênh thị trƣờng từ khâu đầu tiên (ngƣời đánh bắt) đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả phân phối tỷ lệ sản lƣợng mua bán qua các tác nhân đến ngƣời tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 90% tôm khai thác của Mexico đƣợc xuất khẩu đến thị trƣờng Mỹ, phƣơng thức tổ chức và vận hành chuỗi cũng đƣợc chú trọng, phân tích, đánh giá và cuối cùng xác định sự phân phối thu nhập và chi phí giữa các tác nhân trong chuỗi.
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nƣớc ta việc áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị đã đƣợc các tổ chức quốc tế (GTZ, SNV, ACI) nghiên cứu trên các đối tƣợng cây trồng nhƣ: Cây Luồng ở tỉnh Thanh Hóa, cây Vải ở tỉnh Hải Dƣơng, sản phẩm Cói ở tỉnh Ninh Bình…, cá Ba Sa và lúa gạo Việt Nam. Phƣơng pháp chuỗi giá trị đã đƣợc áp dụng trong nghiên cứu phát triển ở các đối tƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng sẽ đặc biệt quan trọng trong văn hóa Việt Nam khi trở thành thành viên WTO.
Các tổ chức AFID, ADB đã tham gia tích cực vào việc nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam, nhƣ: "Chuỗi giá trị ngành lúa gạo Việt Nam: triển vọng tham gia của ngƣời nghèo" ở hai mục tiêu chính là: thứ nhất, tiến hành phân tích chức năng của thị trƣờng mà ngƣời nghèo có thể nhận đƣợc lợi ích gì từ thị trƣờng? thứ hai: là xây dựng năng lực cho phát triển thị trƣờng vì ngƣời nghèo thông qua các hoạt động nghiên cứu, xây dựng hệ thống và tăng cƣờng thảo luận chính sách. Họ đã đƣa ra đƣợc các chuỗi giá trị khác nhau, các kênh tiêu thụ khác nhau nhƣ kênh tiêu thụ có liên kết, kênh tiêu thụ dựa vào thị trƣờng, các tiêu thụ khác nhƣ hợp tác xã, mức độ giao dịch trong chuỗi giá trị, so sánh các chuỗi giá trị . Các kết luận về chi phí, lợi nhuận, những kết luận về các trở ngại , những định hƣớng phát triển chiến lƣợc cho chuỗi giá trị nhƣ tăng cƣờng mối liên hệ giữa các tác nhân dân trong chuỗi, để nâng cao chất lƣợng đa dạng hóa thị trƣờng và sản phẩm. Nhƣ vậy những "mối quan hệ" ở đây đƣợc nhắc đến đều quan trọng cần đƣợc giải quyết trong nghiên cứu này, nó đã vƣợt qua giới hạn của một sản phẩm nhất định và đi vào giải quyết tốt mối quan hệ trao đổi thông tin, những quan hệ giá cả giữa các bên tham gia.
Nghiên cứu "Tác động của chuỗi giá trị cây hoa hồng đến sự phát triển kinh tế ở Bắc Việt Nam" (Sebe Van Wijk et al., 2005) đã có cái nhìn tổng thể và đánh giá tác động của các chuỗi giá trị khác nhau đối với cây hoa hồng. Họ nghiên cứu đến việc tiêu thụ hoa hồng và thị phần, khả năng sinh lời, vấn đề tạo việc làm, lãi ròng và tác động giảm nghèo của cây hoa hồng cũng nhƣ rào cản đối với việc tham gia chuỗi giá trị hoa hồng. Từ đó, họ đã có những kết luận chính xác về lĩnh vực nghiên cứu trên nhƣ các rào cản những việc tham gia chuỗi giá trị hoa hồng thì những ngƣời nông dân nghèo chỉ có thể vƣợt qua bƣớc khởi đầu nếu họ đƣợc cấp tín dụng, vì trồng hoa hồng đòi hỏi nhiều vốn hơn đặc biệt năm đầu tiên rất khó khăn vì phải đầu tƣ giống đào giếng nếu nhƣ nguồn nƣớc không đảm bảo. Tại Mê Linh (Vĩnh Phúc), đầu tƣ năm
đầu tiên khoảng 4 triệu VND/sào. Đối với nông dân ngƣời dân tộc thiểu số ở Sapa vấn đề này có thể khác. Tại Sapa một rào cản khác lại cần sự cần thiết và có mối quan hệ với những ngƣời kinh doanh ở Hà Nội, vì hiện tại chƣa có nhà kinh doanh nào tự đến Sapa.
Trong năm 2005 đã có một dự án "Tạo điều kiện cho ngƣời dân nghèo vùng cao hội nhập vào chuỗi giá trị cây luồng: Cải thiện chiến lƣợc cho các nhóm sản xuất ở địa phƣơng". Họ đã có những cách tiếp cận, nghiên cứu nhƣ: tiếp cận với các phân đoạn thị trƣờng giá trị gia tăng mở rộng, sự cần thiết phải tăng tính cạnh tranh trong các phân đoạn thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo vùng cao hội nhập vào chuỗi giá trị cây luồng, nâng cao chiến lƣợc cho nhóm những ngƣời sản xuất địa phƣơng và hội nhập theo chiều dọc của của ngƣời chồng luồng vào chuỗi giá trị luồng ván sàn ... và đã có những kết quả mang tính tổng thể của những vấn đề liên quan trong chuỗi giá trị của cây luồng, tạo điều kiện cho việc phát triển chuỗi giá trị một cách bền vững hiệu quả.
Dự án "Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đối với cây Thanh Long" (Bod Webster, VCC1) đã nói rất nhiều về tính giá trị cây thanh long nhƣ mục tiêu dự án, ứng dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đạt chứng nhận EUREGAP, tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu thị trƣờng cao hơn, xây dựng năng lực bền vững, chứng minh/duy trì tính bền vững của trái cây và rau. Họ đã xây dựng đƣợc chuỗi giá trị cây Thanh Long và đã chứng minh đƣợc vai trò của việc nghiên cứu giá trị khác nhiều so với kinh tế học thông thƣờng, xây dựng đƣợc mối quan hệ tác động giữa các tác nhân trong chuỗi. Với nhiều hoạt động khác nhau để thỏa mãn mục đích nhƣ: Tăng khả năng nhận thức về lợi ích của GAP, nông dân có đƣợc chứng nhận EUREGAP, bán sản phẩm đến thị trƣờng giá trị cao hơn, thiết lập các tiêu chuẩn phân loại toàn quốc. Dự án đã cho thấy giá trị gia tăng của các tác nhân nằm ở chỗ giá trị
nào, nghiên cứu cũng đã vƣợt qua giới hạn của một sản phẩm cụ thể (Bộ công thƣơng 2009).
Khi nghiên cứu chuỗi giá trị cho ngành chè Việt Nam, Công ty tƣ vấn nông sản quốc tế đã đƣa ra nhận xét "Chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam là một chuỗi giá trị hết sức phức tạp. Mặc dù chỉ có 3 hoạt động chính - sản xuất chè lá, chế biến và bán chè khô - song số lƣợng và các tác nhân tham gia vào mỗi quá trình lại rất khác biệt, về quy mô và về chủ thể. Nhìn chung chuỗi giá trị chè gồm các mối quan hệ tƣơng tác, tham gia các tác nhân khác nhau, từ ngƣời sản xuất, thƣơng nhân/ngƣời thu gom chè lá tới ngƣời chế biến, nhà xuất khẩu, thƣơng nhân chè khô, ngƣời bán lẻ và ngƣời tiêu dùng.
Một nghiên cứu chuỗi giá trị ngành Thanh Long ở Bình Thuận của công ty Axis Research (2005) đã chỉ ra rằng giữa ngƣời sản xuất và ngƣời thu mua Thanh Long chỉ quan hệ với nhau thông qua hợp đồng miệng trong việc mua bán sản phẩm. Do vậy, không có sự ràng buộc trong việc đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm.
Hay chuỗi giá trị Bƣởi ở Vĩnh Long của Công ty nghiên cứu thị trƣờng Axis Research 2006 cho thấy hiện tại các tác động chính lên chuỗi Bƣởi Vĩnh Long vẫn là ngƣời nông dân, thiếu các tác động lên thƣơng lái và ngƣời tiêu dùng. Sự tác động lên nhân tố ngƣời tiêu dùng là hết sức quan trọng vì giúp ngƣời tiêu dùng nhận thức và chấp nhận sản phẩm đạt chất lƣợng.
Những đóng góp của tổ chức quốc tế và cơ quan chức năng là không thể phủ nhận, đặc biệt là sự cố gắng của ngƣời nông dân. Tuy nhiên, ta chƣa thấy hiệu quả cao của sự tác động của các cơ quan này, do đó mẫu chốt trong chuỗi nhƣ thƣơng lái - thu hoạch và ngƣời tiêu dùng, mới là điểm cơ bản cần chú trọng trong giải pháp để phát triển chuỗi giá trị Bƣởi Vĩnh Long.
Đối với Sơn tra (Táo mèo) thì đến nay đã có một số nghiên cứu bƣớc đầu về giải pháp phát triển chuỗi giá trị thị trƣờng tại một số địa phƣơng,
nghiên cứu của Đinh Xuân Trƣờng (2014) về chuỗi giá trị các sản phẩm Sơn tra tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La, cho thấy chuỗi giá trị cây Sơn tra tƣơng đối phức tạp, với sự tham gia của nhiều tác nhân nhƣ ngƣời sản xuất táo Sơn tra, ngƣời thu gom, ngƣời ban buôn, ngƣời bán lẻ, doanh nghiệp, các cơ sở chế biến và tiêu dùng, các tác nhân có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo lên chuỗi giá trị Sơn tra, chuỗi giá trị đƣợc hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm ngƣời trồng, ngƣời thu gom, ngƣời buôn bán, ngƣời bán lẻ. Ngoài ra còn sự hiện diện các tác nhân còn có hỗ trợ ngƣời cung cấp hàng hóa đầu vào dịch vụ khoa học công nghệ và thông tin thị trƣờng và tổ chức sản xuất nhƣ các cơ quan phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Trạm khuyến nông, cơ quan quản lý thị trƣờng, hệ thống ngân hàng Nông nghiệp, hệ thống cơ quan quản lý và dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ. Nguyên cứu gần đây của Phạm Tiến Lâm (2017) về thực trạng và giải pháp phát triển cây Sơn tra gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho thấy chuỗi giá trị Sơn tra của huyện Mù Cang Chải cũng đƣợc hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm ngƣời trồng, ngƣời thu gom, ngƣời bán buôn, ngƣời bán lẻ và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức thông qua công tác chỉ đạo, chuyển giao, hƣớng dẫn kỹ thuật. Chuỗi giá trị Sơn tra xuất phát từ nhà cung cấp vật tƣ đầu vào cho trồng hoặc quản lý chăm sóc Sơn tra nhƣ các đại lý buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công cụ lao động, thu hái khác. Ngƣời sản xuất Sơn tra chủ yếu là hộ nông dân dân tộc Mông với quy mô hộ gia đình, với loại sản phẩm cơ bản là Sơn tra tƣơi bán cho ngƣời thu gom, hoặc bán cho ngƣời bán buôn/bán lẻ, hoặc có thể bán trực tiếp cho cơ sở chế biến.
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY SƠN TRA CỦA HUYỆN TRẠM TẤU, TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Trạm Tấu
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Trạm Tấu là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Yên Bái cách trung tâm tỉnh 114 km, có tọa độ địa lý từ 210