7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong phát triển
phát triển Sơn tra tại huyện Trạm Tấu
Bảng 2.1. Điểm mạnh, yếu trong phát triển Sơn tra tại huyện Trạm Tấu
Yếu tố Điểm mạnh Điểm yếu
Con ngƣời Thật thà, cần cù, chịu khó
Trình độ dân trí hạn chế, thiếu kiến thức khoa học, kỹ
thuật
Điều kiện khí hậu, đất đai
Tiểu vùng khí hậu đặc trƣng, diện tích đất lâm nghiệp thuộc
nhóm đất phù hợp để phát triển trồng cây bản địa
Chƣa khai thác đƣợc tối đa tiềm năng thế mạnh vốn có
Sản phẩm
Quả Sơn tra đƣợc biết đến nhƣ một sản phẩm nông nghiệp đặc trứng vùng miền của Yên Bái, có giá trị sử dụng về mặt y học và tiêu dùng; băng công
nghệ chế biến hiện nay có thể chế biến Sơn tra đa dạng về
sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; sản phẩm quả tƣơi
dễ bảo quản và vận chuyển.
Năng suất, chất lƣợng còn hạn chế, chƣa đa dạng về các
sản phẩm chế biến
Giá trị kinh tế
Sơn tra là cây trồng bản địa có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ
sản xuất của đồng bào vùng cao
Giá trị thu đƣợc trên đơn vị diện tích canh tác của ngƣời
dân còn thấp; chƣa hình thành đƣợc chuỗi giá trị gia
Khoa học kỹ thuật
Hiện nay các đề tài nghiên cứu về nhân giống Sơn tra ghép đã thực hiện thành công, các quy trình canh tác cây trồng lâm nghiệp cũng khá phổ biến và có thể áp dụng vào thực tiễn
Trình độ dân trí thấp và tập quán canh tác lạc hậu nên mức độ chuyển biến chậm
Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển
Tỉnh Yên Bái luân quan tâm, ban hành chính sách khuyến
khích, hỗ trợ phát triển sản xuất Sơn tra tại hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù
Cang Chải của tỉnh.
Nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ còn hạn chế, chính sách hỗ trợ liên kết chuỗi mới đƣợc ban hành chƣa phát huy đƣợc tác
dụng.
Qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển Sơn tra tại huyện Trạm Tấu cho thấy, các điểm mạnh, yêu trong sản xuất Sơn tra hiện nay của Trạm Tấu mang đậm nét đặc trƣng về điều kiện kinh tế, văn hóa, con ngƣời của đồng bào vùng cao, đặc biệt khó khăn của một tỉnh Miền núi. Trong đó, đầu tiên phải nói đến đó là yếu tố con ngƣời với bản tính thật thà, chịu khó nhƣng do sinh sống ở vũng cao, vùng xa, hẻo lánh nên trình độ dân trí rất thấp, dẫn đến việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn và đem lại hiệu không cao. Mặc dù có điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhƣỡng để phát triển sản xuất hàng hóa song nhìn chung tiềm năng lợi thế chƣa đƣợc khai thác một cách hiệu quả, chậm phát triển, giá trị đem lại từ sản xuất Sơn tra còn rất thấp.
Yếu tố về sản phẩm đƣợc xem là một trong những lợi thế để phát triển sản xuất, do mang đặm nét đặc trƣng sản vật vùng miền, đƣợc thị trƣờng biết đến và có giá trị kinh tế. Nhƣng việc tiếp cận thời cơ để mở rộng về quy mô, diện tích xuất còn chậm nên năng suất, sản lƣợng hiện nay còn rất thấp. Tuy nhiên đây
cũng là thời điểm, yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất để tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo đảm tính hiệu quả và bền vững.
Yêu tố về khoa học, kỹ thuật đã và đang đƣợc các nhà quản lý, các cơ quan nghiên cứu hết sức quan tâm, cụ thể là các đề tài nghiên cứu khoa học về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đã đƣợc triển khai, áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, qua đó sẽ góp phần cải tạo về giống, năng suất, chất lƣợng quả sau thu hoạch. Tuy nhiên, yếu tố dân trí và tập quan canh tác lạc hậu đang là hạn chế cần có giải pháp cụ thể, thiết thực để khắc phục.
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miên núi, các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phƣơng đã đƣợc triển khai thực hiện mạnh mẽ. Nhờ đó mà tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc, hệ thống cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội (điện, đƣờng, trƣờng, trạm...) đƣợc đầu tƣ mới, nâng cấp phục vụ nhu cầu đời sống ngƣời dân. Tuy nhiên, qua đánh giá cho thấy nguồn lực đầu tƣ trong thời gian qua vẫn còn hạn hẹp chƣa thể giải quyết tốt và dứt điểm đƣợc những tồn tại, hạn chế trƣớc những khó khăn mang tính đặc thù của một huyện vùng cao, dân tộc, thiểu số, đặc biệt khó khăn, địa hình hiểm trở, chia cắt...
* Thời cơ và thách thức trong phát triển Sơn tra tại huyện Trạm Tấu
- Thời cơ: Nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội đối với các huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, ƣu tiên nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ phát triển; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái xác định quan điểm, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới cần khai thác, phát huy tối đa, tiềm năng thế mạnh của các địa phƣơng để phát triển sản suất, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tác các địa phƣơng. Trong đó, Sơn tra
đang đƣợc xem là cây trồng bản địa có lợi thế phát triển, phù hợp với điều kiện, khí hậu, thổ nhƣỡng và trình độ sản xuất của ngƣời dân vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh; Sơn tra là cây trồng đƣợc tỉnh Yên Bái xác định là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; việc đầu tƣ hỗ trợ phát triển Sơn tra không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giải quyết công ăn, việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo đối với vùng cao, dân tộc thiểu số của tỉnh.
- Thách thức: Nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ phát triển Sơn tra của tỉnh còn hạn chế nên chƣa khai thác và phát huy đƣợc hết tiềm năng, thế mạnh của loài cây trồng bản địa này; việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị chƣa đƣợc thực hiện một cách khoa học và bài bản, dẫn đến hiệu quả, giá trị gia tăng chƣa cao, đặc biệt là khâu bảo quan, chế biến. Sơn tra là cây trồng dài ngày nên đòi hỏi phải có định hƣớng, chiến lƣợc phát triển lâu dài, phải làm tốt từ khâu giống đến tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chất lƣợng gắn với thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ổn định, bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững.