Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Trạm Tấu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển cây Sơn tra gắn với chuỗi giá trị bền vững trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 52)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Khái quát đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Trạm Tấu

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Huyện Trạm Tấu là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Yên Bái cách trung tâm tỉnh 114 km, có tọa độ địa lý từ 210

21’ -21040’ độ vĩ bắc, 104017’ - 104040’ độ kinh Đông. Có vị trí tiếp giáp với các đơn vị, địa phƣơng nhƣ sau:

- Phía Bắc và phía Đông tiếp giáp với huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; - Phía Nam giáp với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;

- Phía Tây Nam giáp với huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; - Phía Tây giáp với huyện Mƣờng La, tỉnh Sơn La;

- Phía Tây Bắc giáp với huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái;

Trạm Tấu hiện có 12 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn và 11 xã vùng cao đặc biệt khó khăn, với tổng diện tích đất tự nhiên trên 74.388 ha, chiếm 10,8% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Căn cứ đặc điểm tự nhiên và vùng kinh tế đã chia thành 3 khu vực chính nhƣ sau:

- Khu vực 1: Gồm 4 xã, thị trấn (Hát Lừu, Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ và thị trấn Trạm Tấu).

- Khu vực 2: Gồm 4 xã (Pá Hu, Pá Lau, Túc Đán, Trạm Tấu).

- Khu vực 3: Gồm 3 xã (Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Si Láng). b) Về địa hình, địa mạo

Huyện Trạm Tấu nằm ở vị trí sƣờn Đông của dãy Púng Luông nằm trong hệ thống thống núi Hoàng Liên Sơn, có độ cao trung bình khoảng 1.300 m so với mực nƣớc biển, địa hình hiểm trở gồm nhiều núi cao có độ dốc lớn, nhiều thung lũng và dòng chảy tự nhiên đã chia cắt thành nhiều vùng tiểu khí hậu và gây khó khăn cho việc giao thƣơng, hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó khí hậu nơi đây khá khắc nghiệt chịu ảnh hƣởng của rét đậm, rét hại và gió lào hay lũ ống, lũ quét.... gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của ngƣời dân nơi đây. Với địa hình, địa mạo đó đã gây khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác quản lý đất đai, bố trí, sắp xếp đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi.... Tuy nhiên, bên canh những khó khăn, thách thức đó đã tạo cho Trạm Tấu nét đặc trƣng riêng có về bản sắc, văn hóa, con ngƣời và các sản vật nơi đây, trong đó Sơn tra là một minh chứng rõ nét cho sản vật của tiêu vùng khí hậu Trạm Tấu.

c) Khí hậu

Trạm Tấu nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa gồm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm (thường xảy ra mưa dông, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... thường xuyên gây thiệt hại về người và tài sản).

- Mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau (khí hậu thường khô hanh, rét đậm, rét hại làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân).

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 oC - 23oC (tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7, trung bình khoảng 28oC; tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1, trung bình khoảng 13o

C).

- Lƣợng mƣa bình quân hàng năm là 1.427mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm (tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là

tháng 8 với 275mm/ tháng; tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 12 với 15mm/tháng).

- Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 83% (cao nhất là 86,5% vào tháng 8 và thấp nhất là 77,7% vào tháng 3 hàng năm).

- Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.271 giờ (tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm).

- Gió bão: Là một huyện vùng núi cao của tỉnh Yên Bái nên Trạm Tấu ít chịu ảnh hƣởng của bão. Hàng năm thƣờng xảy ra những đợt sƣơng muối, gió Lào và lốc xoáy gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân sinh.

Nhìn chung Trạm Tấu có khí hậu khá khắc nghiệt ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân trên địa bàn. Đặc biệt là số giờ nắng thấp nên việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhƣ: Tăng vụ, luân canh, gối vụ và đƣa các giống mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.

d) Thủy văn

Do không có hệ thống sông lớn, nên chế độ thủy văn của Trạm Tấu chủ yếu chịu ảnh hƣởng của hệ thống suối và ngòi. Toàn huyện có khoảng 30 con suối và ngòi chạy từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông xuyên qua các xã tạo thành mạng lƣới thủy hệ phức tạp, với đặc điểm của các con suối thƣờng ngắn và và dốc, sự phân bố dòng chảy phụ thuộc theo mùa, tốc độ dòng chảy có sự biến động lớn, đặc biệt vào mùa mƣa, nƣớc chảy dồn từ các sƣờn núi xuống gây lũ ống, lũ quét cục bộ ảnh hƣởng lớn đến đời sống của nhân dân. Ngƣợc lại trong mùa khô mực nƣớc xuống thấp, dòng chảy trong các tháng rất nhỏ, thƣờng gây khô hạn.

đ) Các nguồn tài nguyên chính * Tài nguyên đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2020 là 74.338 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là 59.093 ha, chiếm 79,5% diện tích toàn huyện.

- Đất phi nông nghiệp là 1.288 ha, chiếm 1,7% diện tích toàn huyện. - Đất chƣa sử dụng là 13.957 ha, chiếm 18,8% diện tích toàn huyện. Trong đó: Đất đồi núi 13.853 ha chiếm 18,6% diện tích đất tự nhiên đây đang đƣợc xem là tiềm năng để phát triển sản xuất lâm nghiệp của huyện.

- Cơ cấu nhóm đất của Trạm Tấu nhƣ sau:

+ Nhóm đất xám (Acrisols) đƣợc hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau hoặc từ mẫu chất nghèo dinh dƣỡng, hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Là loại đất cát pha ít sạn thô, hàm lƣợng dinh dƣỡng thấp, khả năng thấm thoát nƣớc và giữ nƣớc trung bình, diện tích khoảng 51.000 ha, chiếm khoảng 68% tổng diện tích tự nhiên.

+ Nhóm đất đỏ (Feralits), có diện tích khoảng 8.262 ha, chiếm khoảng 11,1% tổng diện tích tự nhiên, nhóm đất này tuy có dinh dƣỡng khá nhƣng độ dốc lớn nên chỉ thích hợp với cây lâm nghiệp, một số phần diện tích có độ dốc dƣới 25o

thích hợp với các loại cây dài ngày nhƣ chè, cây ăn quả.

+ Nhóm đất mùn Alit núi cao (Alisols): có diện tích khoảng 15.000 ha, chiếm khoảng 20,2% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 1.800m, nhóm đất này tuy có thành phần dinh dƣỡng khá nhƣng độ dốc lớn nên chỉ thích hợp với cây lâm nghiệp.

+ Nhóm đất phù sa (Fluvisols) diện tích khoảng 10 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên. Nhóm đất phù sa đƣợc hình thành do quá trình bào mòn rửa trôi trên thƣợng nguồn nhờ dòng chảy cuốn trôi, lắng tụ ở phần hạ lƣu của các con suối. Thành phần cơ giới của đất phù sa đa số là nhẹ, độ dày tầng đất > 100 cm, dung tích hấp thụ thấp, đất thƣờng chua. Tuy nhiên, đây vẫn là nhóm đất có ý nghĩa lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Tóm lại, đất đai của huyện Trạm Tấu có hàm lƣợng dinh dƣỡng thấp do vậy việc cải tạo, sử dụng phải đƣợc đầu tƣ cao và mất nhiều công sức cũng nhƣ thời gian.

Huyện Trạm Tấu hiện có trên 52.538 ha đất lâm nghiệp, chiếm 70,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: 15.730 ha ha là đất rừng sản xuất và 36.808 ha đất rừng phòng hộ. Diện tích rừng chủ yếu tập trung ở các xã Xà Hồ, Túc Đán, Bản Công, Tà Si Láng, Bản Mù, Làng Nhì. Do thời tiết khá khắc nghiệt, đất đai khô cằn nên cây trồng chủ yếu ở dây là các giống cây bản địa có giá trị hàng hóa không cao. Một số cây trồng cứ lợi thế phát triển nhƣ: Sơn Tra, Thông Đuôi Ngựa, Mây Trắng… Thảm thực vật ở đây khá đơn giản, cây thƣờng thấp, cây bụi, thảm cỏ xanh. Đặc biệt dây leo cũng ít và thƣờng ngắn, nhỏ, chỉ quấn quanh cây thân gỗ. Thực vật phụ sinh phát triển mạnh bám vào thân, cành, lá cây khác, thực vật phụ sinh ở đây phần lớn là họ dƣơng xỉ, họ lan, họ ráy… Cây rừng chủ yếu là: sồi, dẻ,… Nhƣ vậy với tổng diện tích rừng của huyện Trạm Tấu thì lớn, nhƣng diện tích rừng sản suất chiếm tỷ lệ nhỏ, nên tổng giá trị thu nhập của rừng mang lại rất thấp. Vì vậy ngƣời dân nhận đất trồng rừng, nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng chƣa có thu nhập nhiều từ rừng.

* Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Có 4 con suối lớn chảy qua địa phận huyện Trạm Tấu là Ngòi Thia, Nậm Đông, Nậm Tăng và Ngòi Nhì. Các con suối này đều bắt nguồn từ đỉnh núi cao nên lƣu lƣợng nƣớc phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng mƣa tự nhiên. Ngoài ra còn rất nhiều các suối, ao hồ, đập nhỏ nằm rải rác trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc sử dụng nƣớc còn nhiều khó khăn do độ dốc lớn, vào mùa khô lƣu lƣợng nƣớc ít, gây ra khô hạn. Vào mùa mƣa thƣờng gây lũ ống, lũ quét, sạt lở làm ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống của ngƣời dân.

- Nguồn nƣớc ngầm: Tuy chƣa có những khảo sát chi tiết, nhƣng theo các kết quả nghiên cứu sơ bộ thì trữ lƣợng nƣớc ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào. Ngoài ra huyện có nguồn nƣớc khoáng nóng, với tổng độ khoáng hóa 1- 3,3g/lít, nƣớc thuộc nhóm Sunfat Canxi-Magiê có hàm lƣợng Silic và lƣu huỳnh

cao có tác dụng chữa bệnh tốt. Hiện tại nguồn nƣớc khoáng này đang đƣợc khai thác kinh doanh với quy mô nhỏ. Vì vậy trong thời gian tới cần có biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả để tƣơng xứng với tiềm năng hiện có.

2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

a) Về kinh tế:

Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2017- 2020

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 Bình quân

Tổng giá trị 643 763 888 1.047 835,3

Giá trị SX nông, lâm nghiệp

và thủy sản (giá SS 2010) 253 282 292 312 284,8 Giá trị sản xuất công nghiệp

(giá SS 2010) 122 164 212 329 206,8 Giá trị sản xuất xây dựng

(giá SS 2010) 126 144 156 165 147,8 TM và Dich vụ 95 115 160 176 136,5

Tổng thu ngân sách trên địa

bàn 36 45 52 47 45,0

Doanh thu từ du lịch 11 13 16 18 14,5

Nguồn: Số liệu UBND huyện Trạm Tấu cung cấp, năm 2020

Qua bảng trên cho thấy, tình hình phát triển kinh tế của huyện Trạm Tấu giai đoạn 2017 – 2020 có đà phát triển khá ổn định, tổng giá trị sản xuất và doanh thu trên địa bàn bình quân đạt 835,3 tỷ đồng/năm. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm cao nhất đạt bình quân 284,8 tỷ đồng, chiếm 34,1% tổng giá trị bình quân trên địa bàn huyện, điều này cho thấy sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện Trạm Tấu đang là ngành trọng tâm, mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện. Bên cạnh đó các ngành công nghiệp và xây dựng cũng có tốc độ phát triển khá ổn định, đây sẽ là điều kiện thuận lợi

để huyện Trạm Tấu thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Trạm Tấu năm 2020 cho thấy thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn đạt 19,5 triệu đồng/năm thấp hơn mức bình quân chung toàn tỉnh là 39,8 triệu đồng/ngƣời/năm. Điều đó cho thấy đới sống nhân dân của huyện Trạm Tấu vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặt ra yêu cầu cho các cấp chính quyền phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lƣợng đời sống, văn hóa, tinh thần cho đồng bào vùng cao.

Mặc dù diện tích Sơn tra hiện có là khá lớn, song mức độ đóng góp từ sản phẩm Sơn tra trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp (1,12%), nguyên nhân là do sản lƣợng thu hái Sơn tra năm 2020 chỉ đạt trên 500 tấn quả tƣơi, sản lƣợng này đƣợc thu hoạch từ diện tích trồng từ những năm 2010 trở về trƣớc. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh về diện tích Sơn tra trong giai đoạn 2016 – 2020 sẽ tập trung cho sản lƣợng, giá trị lớn trong thời gian tới.

b) Về văn hóa:

* Về dân số, lao động:

- Dân số: Đến năm 2020 dân số trung bình huyện Trạm Tấu là 34.841 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 15‰, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 18,6%, tuổi thọ trung bình là 67 tuổi. Công tác giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội đƣợc triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép nhiều chƣơng trình chính sách để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 trên địa bàn huyện: số hộ nghèo còn 2.441/6.757 hộ, chiếm tỷ lệ 36,13%; số hộ cận nghèo còn 844 hộ, chiếm tỷ lệ 12,49%.

- Lao động, việc làm: Năm 2020, tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn huyện là 23.343 lao động. Số lao động trong độ tuổi có việc làm thƣờng xuyên là 18.466 lao động đạt 96,15% trên tổng số lao động trong độ tuổi. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đƣợc quan tâm chỉ đạo, coi đây là một trong những giải pháp để thoát nghèo bền vững. Tính riêng trong năm 2020 có 298 lao động chuyển dịch từ nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giải quyết việc làm cho 628 ngƣời; đào tạo nghề cho lao động nông thôn 360 học viên; dạy nghề xã hội hóa cho 555 học viên; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,7%.

* Giáo dục và Đào tạo: Hiện tại có 11/11 xã trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc toàn huyện đạt 53,7%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề trên 30%. Đến hết năm 2020 có 01/11 xã đạt tiêu chí Giáo dục và Đào tạo.

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2017- 2020 Chỉ tiêu ĐVT 2.017 2.018 2.019 2.020 Bình quân Tổng dân số Ngƣời 32.380 33.043 33.634 34.841 33.475 Tổng số hộ Hộ 5.516 6.057 6.653 6.757 6.246 Tổng số lao động Ngƣời 18.457 20.487 22.198 23.343 21.121 Lao động trong độ tuổi Ngƣời 16.190 16.885 17.826 19.197 17.525 Lao động qua đào tạo Ngƣời 7.567 9.629 11.321 12.372 10.222 Lao động nông nghiệp Ngƣời 15.688 16.799 17.315 16.574 16.594

Nguồn: Số liệu chi cục Thống kê huyện Trạm Tấu cung cấp, năm 2020

- Về cơ sở vật chất: Trong giai đoạn 2016-2020, Trung tâm Y tế huyện và phòng khám đa khoa khu vực xã Trạm Tấu đã đƣợc bổ sung máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác khám và điều trị cho bệnh nhân. Có 04 trạm Y tế ở các xã: Hát Lừu, Pá Lau, Phình Hồ, Làng Nhì đƣợc xây mới; 01 trạm y tế xã (Pá Hu) đƣợc sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đến hết năm 2020 toàn huyện có 01 phòng khám đa khoa khu vực xã Trạm Tấu và 12 trạm y tế xã, thị trấn trong đó có 01 trạm y tế xã Trạm Tấu hoạt động lồng ghép với phòng khám; 53/57 thôn bản có nhân viên y tế thôn bản và có 8/11 xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

- Tỷ lệ ngƣời dân tham gia Bảo hiểm y tế năm 2020 đạt 99,4%; tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng thể thấp còi 42,0%; số trẻ em dƣới 01 tuổi tiêm đủ 8 loại vacxin đạt 97,3%. Công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển cây Sơn tra gắn với chuỗi giá trị bền vững trên địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)