Các thông số cơ bản của phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân tích và đánh giá rủi ro phơi nhiễm PHTHALATE từ không khí trong nhà tại hà nội, việt nam​ (Trang 32 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4. Các thông số cơ bản của phƣơng pháp phân tích

LOD_ (limit of detection) là nồng độ nhỏ nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích còn cho tín hiệu khác với tín hiệu mẫu trắng (hay tín hiệu nền).

LOQ_ (limit of quantification) là nồng độ chất phân tích thấp nhất mà hệ thống phân tích có thể định lƣợng đƣợc với tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định lƣợng với mẫu trắng (hay tín hiệu nền).

Giới hạn của thiết bị:

IDL (Instrumental detection limit) là lƣợng chất nhỏ nhất đƣa vào máy mà detector có thể đo đƣợc và cho tín hiệu của peak cao gấp 3 lần đƣờng nền. IDL cho phép đánh giá thiết bị hoạt động có ổn định không, nó bao gồm các loại nhiễu từ linh kiện cơ – điện tử của thiết bị, điều kiện vận hành máy và điều kiện môi trƣờng xung quanh thƣờng đƣợc ƣớc lƣợng qua các dung dịch chuẩn.

IQL (Instrumental quantification limit) là lƣợng chất nhỏ nhất đƣa vào máy đủ để tạo tín hiệu của peak cao gấp khoảng 10 lần đƣờng nền nhƣ thế có thể định lƣợng khi tiến hành phân tích sắc ký. Thông thƣờng ta thƣờng lấy IQL = 3 IDL. IQL cho phép đánh giá thiết bị có đủ điều kiện dùng để định lƣợng các cấu tử cần phân tích hay không và cho biết nồng độ cấu tử khi bơm vào máy có đủ điều kiện để định lƣợng hay không.

Giới hạn phát hiện của phƣơng pháp:

MDL (Method detection limit) là giá trị nồng độ chất nhỏ nhất trong mẫu ban đầu sau khi qua quá trình xử lý mẫu và xác định đƣợc trên máy để thu đƣợc tín hiệu của pic cao gấp 3 lần đƣờng nền.

MQL (Method quantification limit) là giá trị nồng độ nhỏ nhất của chất cần phân tích trong mẫu ban đầu mà khi sử dụng phƣơng pháp để phân tích có thể định lƣợng đƣợc. Tƣơng tự, ta cũng có: MQL = 3 × MDL. Từ đó, có thể thấy MDL phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: quy trình chiết tách xử lý mẫu, lƣợng mẫu thu ban đầu, thể tích khi bơm vào máy.

1.4.2. Độ chính xác của phép đo

- Độ chụm: Dùng để chỉ mức độ gần nhau của các giá trị riêng lẻ xi của các phép đo lặp lại. Nói cách khác, độ chụm đƣợc dùng để chỉ sự sai khác giữa các giá trị xi so với giá trị trung bình x. thƣớc đo độ chụm thƣờng đƣợc thể hiện bằng độ phân tán và đƣợc tính toán nhƣ là độ lệch chuẩn của các kết quả thử nghiệm. Độ chụm càng thấp thì độ lệch chuẩn càng lớn.

- Độ đúng : Chỉ mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của dãy lớn các kết quả thí nghiệm và giá trị qui chiếu đƣợc chấp nhận. Do đó, thƣớc đo độ đúng thƣờng ký hiệu bằng độ chệch hay đánh giá qua sai số tƣơng đối.

- Độ lệch chuẩn:   1 2     n x x SD i

- Độ lệch chuẩn tƣơng đối RSD hay hệ số biến thiên CV: RSD = 100 x SD Trong đó: SD: Độ lệch chuẩn. n: Số lần thí nghiệm.

xi : Giá trị tính đƣợc của lần thử nghiệm thứ “i”.

x: Giá trị trung bình

- Phần trăm sai số tƣơng đối: % ER =    i X x 100 % Trong đó:

% ER : Phần trăm sai số tƣơng đối Xi: Giá trị đo đƣợc

µ: Giá trị quy chiếu đƣợc chấp nhận 1.4.3. Độ thu hồi

Hiệu suất thu hồi là cách khác để biểu diễn độ chệch dƣới dạng phần trăm tƣơng đối của lƣợng tìm lại đƣợc. Độ chệch càng nhỏ thì hiệu suất thu hồi càng

Trong khi thực hiện quá trình xử lý mẫu, tách, chiết và phân tích chúng ta không thể biết chính xác chất phân tích đã đƣợc tách ra hết chƣa và không có cách nào để biết đã xác định đƣợc chính xác bao nhiêu % trong số có sẵn trong mẫu. Vì vậy, trong thực tế ngƣời ta xác định hiệu suất thu hồi bằng cách thêm một lƣợng chất có cùng đặc tính với các chất phân tích (còn gọi là chất đồng hành). Độ thu hồi là phần trăm cấu tử chất đồng hành còn lại sau khi tiến hành xử lý mẫu so với lƣợng chất thêm vào mẫu ban đầu.

Độ thu hồi (R%) đƣợc xác định theo công thức: R% = c tt C C × 100 Trong đó: R%: Độ thu hồi, %

Cc: Nồng độ chuẩn thêm (lý thuyết).

Ctt: Nồng độ chất phân tích trong mẫu trắng thêm chuẩn. 1.4.4. Khoảng tuyến tính

Khoảng tuyến tính là khoảng nồng độ của chất phân tích mà phƣơng pháp phân tích cho tín hiệu của thiết bị tỉ lệ tuyến tính với nồng độ trong mẫu phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân tích và đánh giá rủi ro phơi nhiễm PHTHALATE từ không khí trong nhà tại hà nội, việt nam​ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)