Khảo sát điều kiện tối ƣu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân tích và đánh giá rủi ro phơi nhiễm PHTHALATE từ không khí trong nhà tại hà nội, việt nam​ (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM

2.3. Khảo sát điều kiện tối ƣu

2.3.1. Lựa chọn cột tách sắc ký

Phthalate là hợp chất kém tan trong nƣớc, kém phân cực nên sử dụng cột tách với pha tĩnh có bản chất kém phân cực, cụ thể nền pha tĩnh là 5% diphenyl 95% dimethylpolysiloxane.

2.3.2. Khảo sát chƣơng trình nhiệt độ

Chƣơng trình nhiệt độ của buồng cột đƣợc thay đổi sao cho khả năng tách là tối ƣu. Đã đƣợc khảo sát với các chƣơng trình nhiệt độ nhƣ sau:

Chƣơng trình 1:

- Nhiệt độ ban đầu: 80 ºC. Giữ 1.0 phút

- Tăng đến 180 ºC với tốc độ 12 ºC/phút. Giữ 1.0 phút - Tăng lên 230 ºC với tốc độ 6 ºC/phút

- Tăng lên 270 ºC với tốc độ 8 ºC/phút. Giữ 2.0 phút - Tăng lên 280 ºC với tốc độ 30 ºC/phút. Giữ 12.0 phút Chƣơng trình 2:

- Nhiệt độ cột ban đầu: 50 oC, giữ trong 2 phút - Tăng đến 200 oC với tốc độ 15 oC/phút - Tăng đến 270oC với tốc độ 8 oC/phút

- Tăng đến 310o C/phút với tốc độ 30 oC/phút - Giữ ở 310 oC trong 25 phút

2.3.3. Khảo sát dung môi chiết - Lựa chọn dung môi chiết - Lựa chọn dung môi chiết

Dung môi để chiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Dung môi để chiết phải hòa tan tốt chất đƣợc chiết.

+ Không hòa lẫn với dung môi cũ (thƣờng dùng là nƣớc), nghĩa là có tỉ khối khác nhiều với dung môi cũ.

+ Dung môi này phải không tƣơng tác hóa học với chất đƣợc chiết và có nhiệt độ sôi tƣơng đối thấp.

Sử dụng dung dịch chuẩn phthalate 100 ppb để thêm vào mẫu trắng là 2 PUF, tiến hành chiết lần 1 với 100 mL, lần 2 với 80 mL hỗn hợp dung dịch chiết, mỗi lần chiết đều đƣợc lắc trên máy Orbital Shaker-SSM1 với tốc độ 250 vòng/phút trong 20 phút, toàn bộ dịch chiết đƣợc chuyển sang bình cầu và cô cạn đến khoảng 7 mL bằng máy cô quay chân không. Khi cô quay xong về khoảng 7 mL phần dung dịch đƣợc chuyển sang ống nghiệm nhỏ 15 mL và đƣợc cô cạn bằng dòng N2 đến 1 mL. Cuối cùng lƣợng dung dịch sau khi cô đƣợc chuyển sang lọ nhỏ (GC vial) để tiến hành phân tích sắc ký

Dung dịch chiết ở đây đƣợc chúng tôi lựa chọn là hỗn hợp dichloromethane (DCM): n-hexane đƣợc thay đổi tỉ lệ giữa DCM và n-hexane lần lƣợt là: 3:1, 3:2 và 2:1 để tìm ra dung dịch chiết phù hợp nhất.

2.3.4. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của thiết bị

Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn phthalte với các nồng độ từ cao xuống thấp: 50 ng/mL; 25ng/mL; 10ng/mL; 5 ng/mL; 1ng/mL, tiến hành bơm vào máy sắc ký các dung dịch chuẩn này theo các điều kiện đã xác lập với thể tích bơm mẫu là 1- 3 µL, không chia dòng. Đến khi nào ta thu đƣợc tín hiệu cao gấp khoảng 3 lần tín hiệu đƣờng nền (S/N ≈ 3). Nồng độ nhỏ đƣợc bơm vào máy mà detector cho tín hiệu S/N ≈ 3 đem nhân với thể tích bơm mẫu đƣợc gọi là giới hạn phát hiện của thiết bị.

Giới hạn định lƣợng của thiết bị đƣợc xác định bằng công thức: IQL = 3 IDL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân tích và đánh giá rủi ro phơi nhiễm PHTHALATE từ không khí trong nhà tại hà nội, việt nam​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)