2.3 Thực trạng chính sách đãi ngộ nhân viên tại bộ phận buồng phòng của
2.3.1 Chính sách đãi ngộ tài chính
a. Chính sách lương
Chính sách lương là một trong những điều kiện để giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với khách sạn. Một chính sách lương hợp lý sẽ giúp nhân viên cảm thấy có động lực hơn trong công việc, thúc đẩy nhân viên làm việc một cách hăng hái hơn và thu hút được các nhân viên có năng lực đến với khách sạn.
Khách sạn Risemount Premier Resort Da Nang trả lương theo cấp bậc lương, tùy thuộc vào trách nhiệm và mức độ công việc được giao. Với cơ cấu lương được tính :
Tiền lương = Lương cơ bản/24 ngày* số ngày công thực tế + phí phục vụ
Trong đó, lương cơ bản của nhân viên buồng phòng là 4.200.000 vnđ/ 1 tháng. Mức lương cơ bản này so với mức lương vùng là 3.920.000 vnđ/1 tháng thì nhân viên được nhận nhiều hơn 280.000 vnđ/ 1 tháng. Mức lương cơ bản này còn có thể được thay đổi tùy vào nhiều yếu tố khác như trình độ chuyên môn, mức độ thâm niên của nhân viên, tay nghề của nhân viên, cấp bậc,… Mỗi bộ phận, mỗi chức vụ sẽ có mức lương khác nhau và mức lương này sẽ được giữ bí mật không tiết lộ cho những nhân viên khác.
Phí phục vụ là khoản tiền được khách sạn trích ra 5% từ khoản doanh thu của khách sạn tính từ ngày 01 đến ngày 30 tháng này hàng tháng. Khách sạn sẽ giữ lại 20% làm quỹ phúc lợi cho nhân viên còn 80% sẽ chia cho toàn thể nhân viên. Nhân viên đang trong giai đoạn thử việc sẽ không được nhận phí phục vụ này.
Khách sạn trả lương cho nhân viên thông qua thẻ ngân hàng ATM, ngân hàng liên kết là ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Thời gian trả lương được tính từ ngày 1 đến ngày 5 của tháng liền kề. Bên cạnh đó khách sạn cũng có
chính sách tăng lương cho nhân viên tùy theo kết quả hoạt động của khách sạn và thông qua đánh giá hiệu quả hoàn thành công việc.
Đây là mức lương và cách tính lương trong thời điểm bình thường. Vào thời gian toàn cầu chìm vào trong đại dịch COVID thì chính sách lương bị ảnh hưởng vô cùng nhiều. Vì phải cắt giảm bớt nhân viên nên những nhân viên được giữ lại sẽ phải làm việc hoàn toàn 7 ngày trong tuần và không có ngày nghỉ. Bên cạnh đó sẽ kéo theo các hệ lụy từ đại dịch COVID là việc nhân viên bị trả lương chậm hơn, theo hợp đồng thì nhân viên sẽ được trả lương từ ngày 1 đến ngày 5 nhưng trong và sau khi dịch bệnh diễn ra và dù dịch bệnh đã ổn lại thì nhân viên vẫn phải nhận lương chậm hơn, thời điểm nhận lương sẽ thường rơi vào ngày 10 đến ngày 20. Và việc không có khách du lịch sẽ khiến khách sạn mất đi các khoản doanh thu dẫn đến mức lương của nhân viên nhận được sẽ thấp hơn rất nhiều vì tiền lương của nhân viên phụ thuộc vào phí phụ vụ lấy từ doanh thu khách sạn.
Nhận xét:
Khách sạn đã có thời gian trả lương giúp nhân viên được nhân lương vào đầu tháng. Bên cạnh đó khách sạn còn tăng lương cho nhân viên tùy vào hiệu quả làm việc, điều này khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn và có trách nhiệm hơn.
Với mức lương cơ bản của nhân viên buồng phòng là 4.200.000 vnđ mặc dù cao hơn mức lương tối thiểu vùng mà pháp luật quy định nhưng nhìn chung mức lương này vẫn chưa hợp lý đối với một bộ phận mang lại doanh thu cao nhất trong khách sạn.Với một thị trường lao động năng động, trẻ và một Đà Nẵng có môi trường làm việc phát triển như hiện nay thì điều này sẽ khiến cho nguy cơ nhảy việc của nhân viên trở nên cao hơn và về lâu dài nó có thể khiến cho nhân viên mất đi động lực phấn đấu hoặc không kích thích người lao động tự phát triển bản thân để đáp ứng được sự thay đổi của công việc hay môi trường làm việc cũng như có tâm lý muốn chuyển việc hay chỗ làm việc khi có cơ hội.
Mặc dù khi khách sạn đã đón lại khách sau khi đã ổn định sau dịch bệnh thì khách sạn trả lương vẫn muộn hơn so với quy ước lúc trước. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần
làm việc của nhân viên, không những thế việc trả lương muộn còn có thể khiến đời sống của nhân viên trở nên khó khăn hơn.
b. Chính sách thưởng dành cho nhân viên bộ phận buồng
Thời gian khen thưởng được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm. Tiền thưởng năm tương đương với một tháng lương cơ bản và sẽ được tính dựa trên cơ sở một năm làm việc hoặc tỷ lệ thời lượng làm việc nếu thời gian phục vụ ít hơn một năm. Tiền thưởng này sẽ dựa trên kết quả kinh doanh của khách sạn, bảng đánh giá cuối năm của nhân viên là số ngày nghỉ không lương trong năm. Bên cạnh đó khách sạn vẫn có những chế độ khen thưởng nhân viên đột xuất đối với những nhân viên hoàn thành công việc vượt trên sự mong đợi hoặc được khách khen ngợi trực tiếp với khách sạn hay gửi thư cho giám đốc khách sạn.
Bên cạnh những chính sách thưởng dựa trên doanh thu hay khả năng hoàn thiện công việc thì khách sạn còn có các chính sách thưởng vào các ngày lễ như : Tết dương lịch, Tết âm lịch, lương tháng thứ 13, Ngày quốc tế Phụ nữ, ngày quốc tế Lao động, lễ Giỗ tổ,… Tùy theo mỗi cấp bậc sẽ có một mức khen thưởng khác nhau. Và số tiền thưởng sẽ khác nhau, bởi vì mỗi cấp bậc sẽ có một mức lương thỏa thuận khác nhau, như đã được nói ở phần trước thì mức lương cơ bản còn dựa dào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ thâm niên, tay nghề, trình độ, cấp bậc,… Vì vậy mức lương thưởng này cũng sẽ không giống nhau giữa các bộ phận các nhân viên với nhau.Ví dụ tiền thưởng ngày lễ 30/4- 1/5 nhân viên sẽ nhận được một khoản tiền thưởng. Đối với nhân viên có chức vụ giám sát được nhận 500.000 VNĐ, nhân viên 300.000 VNĐ, nhân viên đang thử việc 200.000 VNĐ.
Nhận xét:
Khách sạn đã có những chính sách khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên khi hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc hay vào các ngày lễ. Và khách sạn cũng đã thể hiện rõ sự phân cấp rõ rành của chính sách thưởng đối với nhân viên có cấp bậc cao hơn,
nhân viên thâm niên với nhân viên mới. Qua đó, nhân viên sẽ nhận thức được lợi ích gắn bó với khách sạn.
c. Chính sách bảo hiểm cho nhân viên (BHXH, BHYT)
Sau thời gian thử việc thành công, nhân viên sẽ được đóng bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp. Chính sách bảo hiểm cho nhân viên được khách sạn thực hiện đúng như quy định của nhà nước. Tỷ lệ đóng bảo hiểm như sau:
Các khoản Bảo hiểm trích theo lương
Trích vào chi phí Doanh nghiệp
Trích vào chi phí của NLĐ
BHXH 17.5% 8%
BHYT 3% 1.5%
BHTN 1% 1%
KPCĐ 2% 0
Tổng các khoản bảo hiểm và KPCĐ
20.5% 10,5%
Khi hoàn thành quá trình thử việc và trở thành nhân viên chính thức khách sạn sẽ hoàn thành thủ tục bảo hiểm cho nhân viên, nơi khám chữa bệnh nhân viên sẽ được tự đề xuất ,tuy nhiên những bệnh viện này thì không thuộc cấp trung ương hay bệnh viện trung ương thuộc bộ quốc phòng như Bệnh viện Đa khoa, bệnh viên Quân y 17,...
Đối với những nhân viên làm việc toàn thời gian sẽ được kiểm tra sức khỏe hàng năm. Đây là chính sách bắt buộc và khách sạn sẽ chi trả cho chi phí trên. Khi cần thiết khách sạn sẽ yêu cầu nhân viên kiểm tra sức khỏe tại bệnh viên khách sạn chỉ định.
Ngoài các chính sách bảo hiểm theo như luật quy định thì nhân viên còn được khách sạn mua thêm cho bảo hiểm tai nạn. Đây là chính sách bảo hiểm 24 giờ/ngày kể cả ngày lễ và ngày nghỉ, nhằm đền bù cho ngừoi lao động trong trường hợp chết, thương tật vĩnh viễn hoặc tạm thời do bị tai nạn gây ra. Bảo hiểm này có hiệu lực từ ngày đầu tiên nhiên viên đi làm và chấm dứt từ ngày nhân viên nghỉ việc.
Nhận xét:
Chính sách bảo hiểm cho nhân viên được khách sạn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ đúng với quy định của pháp luật. Ngoài ra khách sạn còn mua thêm bảo hiểm tai nạn cho
nhân viên. Đây là một điều đáng khuyến khích đối với một doanh nghiệp khi đã quan tâm đến sức khỏe tính mạng cùa nhân viên mình.
Khi thực hiện chính sách này thì khách sạn mua bảo hiểm cho nhân viên theo thang bảng lương theo quy định của nhà nước. Điều này đã tạo ra một hạn chế trong chính sách đãi ngộ nhân viên đó là khi mua bảo hiểm cho nhân viên theo lượng hệ số do nhà nước quy định sẽ gây thiệt thòi cho nhân viên về sau đó là tiền lương BHXH của nhân viên sẽ thấp.
d. Ngày nghỉ được hưởng lương
Các ngày nghỉ lễ, tết và phép trong năm: Việc thực hiện chính sách nghỉ ngày lễ, tết có hưởng lương được khách sạn thực hiện theo Luật quy định. Do tính chất đặc thù của ngành du lịch, vào các ngày nghỉ lễ, tết đa số nhân viên phải đi làm, sau đó được sắp xếp nghỉ bù hoặc nhận phụ cấp theo quy định.
Với chính sách phép năm: khách sạn thực hiện đúng quy định của nhà nước tối thiếu 12 ngày phép/ năm đối với nhân viên chính thức có hợp đồng từ 1 năm trở lên. Nghỉ phép năm phải được thực hiện hằng năm và không được gộp lại, trừ khi có yêu cầu đặc biệt bằng văn bản được lập trước khi hết hạn và được trưởng bộ phận , Trưởng phòng nhân sự và Tổng Giám Đốc Khách sạn chấp thuận. Phép nào không dùng hết sẽ bị tự động hủy.
Đối với chính sách ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương được khách sạn quy định với các trường hợp như sau:
Đám cưới của nhân viên 03 ngày làm việc Đám cưới con ruột 01 ngày làm việc Vợ sinh con 01 ngày làm việc Bố mẹ( cả bên chồng và bên vợ) chết,
vợ hoặc bên chồng chết, con chết 03 ngày làm việc
Chính sách nghỉ thai sản được khách sạn khá là quan tâm. Trong suốt thai kỳ, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 06 tháng và được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì được tính là đứa con
thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ của nhân viên nữ trước khi sinh không quá 2 tháng. Trước khi hết thời gian nghỉ nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ được ít nhất 4 tháng. Lao động nữ cần báo về phòng Nhân sự về việc đi làm sớm trước ít nhất 1 tuần.
Mỗi nhân viên sẽ có 12 ngày nghỉ phép năm nhưng nếu số ngày phép này của nhân viên chưa được sử dụng nếu để trong thời gian dài thì sẽ bị cắt phép. Tức là nhân viên sẽ không được hưởng số ngày phép năm như luật quy định là 12 ngày nữa
Nhận xét
Khách sạn thực hiện khá là đầy đủ các quy định của nhà nước về chính sách ngày nghỉ được hưởng lương. Tuy nhiên, vấn đề cắt ngày nghỉ phép năm của nhân viên là không hợp lý, điều này khiến nhân viên dễ bất mãn và gây thiệt thòi cho nhân viên. Hơn thế nữa chính sách này sẽ làm mất đi sự nhiệt tình của nhân viên trong quá trình làm việc.Nếu trong hoàn cảnh thiếu nhân viên như trong thời gian dịch bệnh thì những nhân viên phải đi làm vào ngày phép năm và nếu áp dụng chính sách này nhân viên đó sẽ cảm thấy bản thân bị mất quyền lợi và họ sẽ không thể làm việc tốt được vì việc này sẽ tạo cho nhân viên suy nghĩ rằng trong khi bản thân đã đồng hành, đóng góp cho khách sạn thì khách sạn lại tước đi quyền lợi về ngày nghỉ của họ.
e. Chính sách phúc lợi và các chính sách khác
Chính sách đồng phục cho nhân viên buồng phòng: nhân viên được cung cấp 02 bộ/ năm, có dép tại bộ phận để nhân viên sử dụng trong ca làm việc. Và nhân viên sẽ được giặt ủi, sửa chữa bảo quản đồng phục trong thời gian làm việc tại khách sạn.
Về chính sách ăn ca cho nhân viên cũng được khách sạn thực hiện nghiêm túc, nhân viên buồng phòng được cấp 01 bữa ăn /ca, thời gian 30 phút được tính vào giờ làm việc của ca đó, thời điểm đi ăn ca theo sự sắp xếp của trưởng bộ phận, giám sát hoặc ca trưởng
của ca trực. Tuy nhiên sau khi đại dịch thì Căng tin vẫn chưa được mở hoạt động trở lại và các nhân viên phải ra ngoài để mua thức ăn trong giờ làm việc hoặc là nhân viên sẽ chuẩn bị thức ăn từ trước và mang đến chỗ làm việc.
Nhân viên trong quá trình làm việc sẽ được chăm sóc y tế tại phòng y tế tại khách sạn. Tại phòng y tế sẽ có các loại thuốc và đồ dùng y tế sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp như là bông băng y tế, thuốc đau dạ dày,…và tại đây sẽ có nhân viên y tế túc trực theo ca. Nhưng chính sách chăm sóc này chỉ được thực hiện trong thời gian trước khi bị dịch bệnh, sau dịch bệnh thì phòng y tế dường như chỉ có người trực vào giờ hành chính và không có người trực ca đêm, tại phòng lượng thuốc không đủ hoặc có một vài lại đã bị hết hạn.
Nhận xét
Khách sạn đã cung cấp các nhu cầu thiết yếu nhất giúp nhân viên không phải lo lắng về những vấn đề như đồng phục, cơm ca để có thể tập trung làm việc một cách tốt nhất.
Chính sách ăn ca không được thực hiện trong thời gian dịch COVID diễn ra, nhân viên phải tự chuẩn bị để mang theo hay phải ra ngoài để mua thức ăn. Điều này làm nhân viên phải thêm về việc lo lắng về vấn đề ăn uống, dẫn đến mất thời gian và làm ảnh hưởng đến thời gan làm việc cũng như nghỉ ngơi của nhân viên, điều này còn làm giảm chất lượng công việc khi nhân viên phải dành thời gian để đi mua thức ăn khiến cho công việc không được đảm bảo về tiến độ. Sau khi căng tin dành cho nhân viên mở lại thì việc cung cấp cơm cho nhân viên vẫn chưa hoàn toàn hợp lý. Vì tính chất công việc của bộ phận buồng phòng nên thường xuyên phải đi ăn muộn hơn các bộ phận khác nhưng căng tin của nhân viên vẫn chưa cấp đủ lượng thức ăn trong ca cho nhân viên khi nhân viên đến đến vào giờ muộn. Vấn đề này làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và khả năng làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó, thực đơn của căng tin chưa thực sự đa dạng thường xuyên bị trùng lặp trong tuần. Đôi khi thực đơn chưa hợp lý có những ngày thực đơn dường như không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhân viên.
Về chính sách bảo hộ cho nhân viên bộ phận buồng phòng : trong thời gian thực tập thì dường như các đồ bảo hộ không đủ để nhân viên sử dụng. Tình trạng này dẫn đến tình trạng là nhân viên phải tiếp xúc với hoá chất độc hại mà không có đồ bảo hộ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân viên. Không những thế việc thiếu đồ bảo hộ sẽ khiến nhân viên lo sợ trong quá trình làm việc và không thể làm việc tốt được.
Ngoài ra, khách sạn vẫn chưa có các chính sách cụ thể cho nhân viên và cho cấp quản lý,… Điển hình là chính sách xăng xe cho nhân viên. Khi nhân viên phải ra ngoài làm việc cho công ty nhưng phải sử dụng phương tiện là xe cá nhân thì điều này sẽ rất thiệt thòi