Để thực hiện liên kết các mạng với nhau cần phải có các bộ phận liên kết để mạng có thể truyền thông được đi xa, với tốc độ truyền lớn và để mở rộng mạng thì cần có các thiết bị mạng.
Có chức năng tiếp nhận và chuyển tiếp các tín hiệu điện. Thực chất là bộ sao chép thông tin trên đường truyền và khuyếch đại nú lờn. Repeater được sử dụng trong mọi lớp của mạng với yêu cầu là lớp vật lý của hai mạng phải hoàn toàn giống nhau. Repeater không dùng để liên kết hai mạng truyền thông con cùng kiểu với nhau mà thường được sử dụng mở rộng mạng hay là làm cho mạng đó dài thêm ra.
Một số bộ repeater chỉ có chức năng đơn giản là khuyếch đại tín hiệu. Tuy nhiên, nhiễu trên mạng cũng được khuyếch đại theo. Các loại Repeater hiện đại có thể vừa khuyếch đại tín hiệu và khôi phục tín hiệu bị méo.
Lưu ý rằng các mạng đều được thiết kế với kích thước giới hạn do độ trễ truyền dẫn, bởi vậy không thể dùng Repeater để mở rộng vô hạn một mạng.
2.4.3.2. Cầu nối (Bridge):
Là một thiết bị mềm dẻo hơn Repeater. Một repeater chuyển đi tiếp tất cả các tín hiệu mà nó nhận được. Còn Bridge có chọn lọc và chỉ được chuyển đi các tín hiệu cú đớch ở phần mạng mạng phía bên kia. Bridge có thể làm được điều đó vì mỗi thiết bị trên mạng đều có một địa chỉ duy nhất và địa chỉ đích được đặt trong phần header của mỗi gói tin được truyền. Nó phục vụ cho việc liên kết các subnet thuộc lớp điều khiển (Logical link Cotroll – LLC) với các thủ tục truyền thông như nhau. Môi truyền truyền thông và phương pháp truy nhập đường dẫn (MAC) cho mỗi subnet có thể khác nhau. Bridge được sử dụng khi liên kết các subnet có cấu trúc khác nhau hoặc do một yêu cầu thiết kế đặc biệt nào đó. Nhiệm vụ của Bridge nhiều khi chỉ để giải quyết vấn đề truy nhập đường dẫn còn LLC không bị thay đổi gì.
Bridge loại này được sử dụng cho các subnet mà môi truyền truyền thông có thể gồm nhiều loại ( cáp đồng trục, cáp quang). Các Bridge thế hệ cũ đòi hỏi người quản trị mạng phải đặt lại cấu hình trực tiếp bằng các địa chỉ còn loại thế hệ mới có thể cập nhật tự động các bảng địa chỉ của nó khi các thiết bị được thêm vào hoặc bớt đi trên mạng.
2.4.3.3.Bộ chọn đường cầu (Brouter):
Là thiết bị có thể đóng vai trò của cả router lẫn bridge. Khi nhận cỏc gúi tin, Brouter chọn đường mà nó “hiểu” và “bắc cầu” cho tất cả cỏc gúi tin mà nó không hiểu.
2.4.3.4. Bộ chọn đường (Router):
Là thiết bị “thụng minh” hơn Bridge vỡ nó có thể thực hiện các giải thuật trọn đường tối ưu (theo một tiêu chuẩn nào đó) cho cỏc gúi tin. Như vậy Bridge có chức năng tương ứng với hai tầng thấp ( Physical, Data link) của mô hình ISO, trong đó router “với” liên kết ba tầng (Nework). Tiêu chuẩn để chọn đường tối ưu là đường truyền đến địa chỉ cần gửi là ngắn nhất và qua ít thiết bị trung gian nhất. Để thực hiện được điều này, Router thay đổi địa chỉ của nơi gửi và nơi nhận trước khi truyền dữ liệu đi.
2.4.3.5. Cổng kết nối (Gateway):
Phục vụ cho liên kết các subnet có cấu trúc khác nhau, điều đó cú ngió là Gateway có khả năng ghép nối mạng bất kỳ lại với nhau. Theo mô hình dạng chuẩn thì Gateway có khả năng thông dịch thủ tục truyền thông của các tầng. Gateway cho phép liên kết các subnet thuộc chuẩn ISO và không thuộc chuẩn này hay nó liên kết bẩy tầng hoặc là không.