Phương tiện kết nối:

Một phần của tài liệu Hệ thống điều khiển giám sát kho chứa LPG (Trang 35 - 36)

2.4.2.1.Đường truyền hữu tuyến:

Cáp đồng trục ( Coaxial Cable) hai đường dẫn của nó có một trục chung là một dây dẫn trung tâm, một dây dẫn tạo thnàh một đường ống bao quanh dây dẫn trung tâm, dây này có thể là dây bện hoặc lá kim loại, hay cả hai. Vỡ nú có chức năng chống nhiễu nờn cũn được gọi là lớp bọc kim (Shield). Giữa hai dây dẫn trờn cú một lớp cách ly và bên ngoài cùng là một lớp vỏ Plastic để bảo vệ cáp.

Cáp xoắn đôi (Twisted-Pair Cable): gồm hai đường dẫn đồng được xoắn vào nhau. Xoắn như thế cốt để làm giảm nhiễu điện từ sinh ra bởi môi trường xung quanh và gây ra bởi bản thân chúng với nhau.

Cáp sợi quang (Fiber-Optic Cable): bao gồm hai dây dẫn trung tâm được bọc một lớp áo có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở lại để đảm bảo cáp. Như vậy cáp sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang ( các tín hiệu điện phải được chuyển thành tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại được chuyển trở lại thành tín hiệu điện).

2.4.2.2. Đường truyền vô tuyến:

Ngày nay các hệ thống điều khiển từ rất xa thường dùng các phương tiện vô tuyến để điều khiển và giám sát nó.

- UHF/VHF Radio: Chiếm dải tần từ 10kHz đến 1 GHz. Khoảng cách truyền là nhỏ hơn 30 Km, nhưng bị suy giảm bởi thời tiết xấu.

Viba(Microwave Radio): Có hai dạng là mặt đất và vệ tinh. Các hệ thống viba mặt đất thường được hoạt động ở băng tần 4-6 GHz và 21-23 GHz, tốc độ truyền dữ liệu 1-10Mb/s, có dải thông lớn cho phép dồn nhiều kờnh trờn một

anten.

Một phần của tài liệu Hệ thống điều khiển giám sát kho chứa LPG (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w