1.1.2 .Các quy định về phía nhà nước
1.3. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ
một số địa phƣơng
1.3.1. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số địa phương một số địa phương
1.3.1.1.Kinh nghiệm về thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thừa Thiên Huế
Luật DNNVV đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó, quy định thẩm quyền của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất, quyết định giao cho tổ chức tài chính nhà nƣớc địa phƣơng thực hiện đầu tƣ vào DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và thông qua Đề án hỗ trợ DNNVV. Việc ban hành chính sách hỗ trợ DNNVV không chỉ tạo điều kiện hỗ trợ nâng cao năng lực, môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, an toàn cho doanh nghiệp phát triển mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà tiếp tục phát triển.
Đòn bẩy phát triển
Chính sách hỗ trợ DNNVV tập trung vào 7 nội dung: Hỗ trợ về thủ tục hành chính; Tài chính, tín dụng; Mặt bằng sản xuất, kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp; Đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ; Nguồn nhân lực; Mở rộng thị trƣờng và
Thông tin, tƣ vấn. Ngoài ra, hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ hỗ trợ về quản lý DN và hỗ trợ khởi nghiệp cho DNNVV. Dự kiến, tổng nguồn vốn hỗ trợ hàng năm đƣợc bố trí từ ngân sách tỉnh khoảng 6,2 tỷ đồng.
Theo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh, việc ban hành chính sách hỗ trợ DNNVV nhằm thể chế hóa các quy định của Trung ƣơng, khẳng định rõ quyết tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho DNNVV phát triển. Việc ban hành chính sách này cũng là giải pháp quan trọng góp phần cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 và các năm tiếp theo.
Để chính sách hỗ trợ DNNVV sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mạnh mẽ cho DNNVV phát triển, nhất là thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tƣ, sản xuất kinh doanh thu hút đầu tƣ tại các cụm công nghiệp, các đại biểu HĐND đề nghị HĐND và UBND tỉnh tiếp tục quan tâm cân đối nguồn ngân sách địa phƣơng để hỗ trợ đầu tƣ, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp.
1.3.1.2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Hà Nam
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN). Xác định việc hỗ trợ DNNVV phát triển là nhiệm vụ then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, là nền tảng quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã nghiêm túc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc đối với DNNVV, nhờ đó các giải pháp thực hiện đã đem lại nhiều tích cực đối với loại hình DN này. UBND tỉnh Hà Nam đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn nhƣ: Đề nghị các ngân hàng trên địa bàn hạ lãi suất cho vay, miễn, giảm lãi vay với các DNNVV gặp khó khăn, rủi ro; Tổ chức đối thoại, lắng nghe các khó khăn vƣớng mắc của DNNVV; Tổ chức chƣơng trình kết nối ngân hàng – DN... Tuy nhiên, cũng nhƣ các DNNVV trong cả nƣớc, DNNVV tại tỉnh Hà Nam còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Tỷ lệ DNNVV đƣợc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên địa bàn chỉ đạt khoảng 35,69%. Điều đó cho thấy, một lƣợng lớn DNNVV tiềm
năng vẫn chƣa có cơ hội để phát triển, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và của hệ thống ngân hàng chƣa vực dậy đƣợc khu vực kinh tế tƣ nhân này. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhƣng các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã không ngừng tăng về số lƣợng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Các DNNVV là thành phần chủ lực đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế, đầu tƣ và thu ngân sách của Tỉnh, trong đó đóng góp 55% GRDP, trên 50% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội và trên 70% tổng thu ngân sách (Tỉnh ủy Hà Nam, 2017), góp phần quan trọng tạo việc làm cho lao động địa phƣơng, phát triển an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều chƣơng trình, chính sách khơi thông nguồn vốn tín dụng hiệu quả, điển hình là chƣơng trình kết nối ngân hàng - DN. Chƣơng trình đƣợc tổ chức hằng năm giúp các DNNVV tiếp cận đƣợc vốn tín dụng ngân hàng, giúp các ngân hàng thƣơng mại khơi thông đƣợc dòng chảy vốn, tác động mạnh mẽ đến sự tăng trƣởng tín dụng trên địa bàn.
1.3.1.3. Chính sách hỗ trợ tín dụng tại Quảng Ninh
Trong những thành tựu phát triển KT - XH tỉnh Quảng Ninh gặt hái đƣợc ngày hôm nay, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng trong việc huy động và phân bổ các nguồn vốn; giảm lãi suất cho vay với các lĩnh vực ƣu tiên; tháo gỡ khó khăn về đầu tƣ tín dụng cho các DN, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV)…; tạo bệ phóng thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng.
Ƣu tiên phát triển ngành du lich
Bám sát chủ trƣơng, định hƣớng phát triển của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, ngành ngân hàng tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều chƣơng trình, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng dành cho lĩnh vực du lịch vốn là thế mạnh kinh tế của tỉnh; nhất là lĩnh vực kinh tế biển, kinh tế vƣờn và nuôi trồng thủy sản. Tính đến thời điểm 31/3/2015, tổng dƣ nợ đạt 29.076.524 triệu đồng; trong đó ngành ngân hàng tỉnh tập trung đầu tƣ cho lĩnh vực du lịch 15.019.690 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,65%. Trong đó vốn đầu tƣ cho nuôi trồng thủy sản, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu đạt 17.884.230 triệu đồng so với tổng dƣ nợ trên địa bàn.