3.2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất
3.2.2.1.Các văn bản thực hiện chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất của tỉnh Ninh Bình
Thông tƣ số 32/2011/TT-BKNCN ngày 15/11/2011 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ
cao, dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao;
Ninh Bình đã có nhiều biện pháp tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận đất sạch phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thông qua phƣơng thức đấu giá quyền sử dụng đất; có cơ chế tạo thêm quỹ đất, quy định cụ thể về việc thu hồi đất nếu DN không thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch hoặc để đất nhàn rỗi, chậm thực hiện kế hoạch đầu tƣ. Theo quy định, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp (đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ, ƣu đãi đầu tƣ và khuyến khích đầu tƣ) đƣợc Nhà nƣớc giao đất hoặc đƣợc chuyển mục đích đất để làm nhà ở cho ngƣời lao động theo quy định tại Điều 55 Luật Đất đai đƣợc miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất đƣợc chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động làm việc tại dự án; đƣợc miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi đƣợc chuyển đổi.
3.2.2.2.Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất của tỉnh Ninh Bình
Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ƣu đãi đầu tƣ thì dự án đó đƣợc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nƣớc cho thuê đất, thuê mặt nƣớc và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc trong 7 năm tiếp theo. Doanh nghiệp có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tƣ thì dự án đó đƣợc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nƣớc cho thuê đất, thuê mặt
nƣớc và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc trong 5 năm tiếp theo. Cụ thể số
doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ đất.
Biểu 3.12 Tình hình số doanh nghiệp và số đất thuê
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Số doanh nghiệp đƣợc thuê đất 76 81 93
Số đất đƣợc sử dụng ( ha) 120 141 152
Số doanh nghiệp thuê đất liên tục tăng, nhƣng so với tổng số doanh nghiệp vẫn thấp. Số đất đƣợc sử dụng cũng tăng lên, nhƣng không đáng kể. Chủ yếu đất đƣợc sử dụng là đất lâm nghiệp và nông nghiệp.
Biểu 3.13 Thuế đất nông nghiệp
STT Phân loại dự án đầu tƣ Tiền thuê đất Tiền sử dụng đất
1
Dự án lĩnh vực chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; xây dựng khu du lịch sinh thái
- Thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn. Miễn 15 năm Giảm 70%
- Thuộc vùng nông thôn trên các địa bàn còn
lại. Miễn 11 năm Giảm 50%
2
Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ và đƣợc đầu tƣ vào các khu công nghiệp hoặc tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Miễn 15 năm Giảm 50%
3
- Dự án đầu tƣ thuộc Danh mục lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ và đƣợc đầu tƣ vào các khu công nghiệp hoặc tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
- Dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ và đƣợc đầu tƣ trên các địa bàn còn lại.
Miễn 11 năm Giảm 30%
4
Dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp hoặc trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Miễn 07 năm Giảm 20%
5 Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ
và đƣợc đầu tƣ trên các địa bàn còn lại. Miễn 03 năm Giảm 20% Đơn giá thuê đất đối với các dự án đầu tƣ vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các khu công nghiệp; sản xuất sản phẩm công nghệ cao; các dự án thuộc lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ, lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ đƣợc tính tỷ lệ tiền
thuê đất ở mức thấp nhất là 0,75% nhân với (x) giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và đƣợc ổn định 5 năm.Đối với các dự án đầu tƣ khác đƣợc tính tỷ lệ tiền thuê đất ở mức thấp nhất là 1,5% nhân với (x) giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và đƣợc ổn định 5 năm.
Trƣờng hợp dự án có quy mô lớn (nhóm A), có hiệu quả kinh tế, xã hội cao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đơn giá thuê đất và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất Quyền của các nhà đầu tƣ về đất
Đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng lâu dài hoặc có thời hạn;
Đƣợc chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
Đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Theo Sở TN&MT, thời gian qua, trên địa bàn đã có một số hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất đó là: “Dồn điền - Đổi thửa”: Là hình thức phổ biến ở nƣớc ta. “Dồn điền - Đổi thửa” đã tạo ra những thửa ruộng lớn của cùng một hộ gia đình, cá nhân, tiện cho canh tác. Tính đến nay, tỉnh đã tiến hành 2 lần “Dồn điền - Đổi thửa” kết quả lớn nhất là ngƣời nông dân đã tự nguyện hiến một phần đất để chỉnh trang đồng ruộng (nâng cấp bờ vùng, bờ thửa, kênh mƣơng…) thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và cũng đã làm giảm số thửa đất sản xuất nông nghiệp trung bình của một hộ gia đình từ 4 thửa xuống còn 2 thửa.
Góp ruộng đất là hình thức tích tụ, tập trung đất đai thông qua việc những ngƣời nông dân tự nguyện góp đất cùng tiến hành tổ chức sản xuất, kinh doanh và cùng hƣởng lợi thành quả sản xuất. Cũng có thể là ngƣời nông dân góp đất, góp vốn, công sức vào trang trại, doanh nghiệp và đƣợc hƣởng lợi nhuận theo quy chế thỏa thuận, phù hợp với pháp luật của Nhà nƣớc (thông thƣờng theo tỷ lệ góp đất, góp vốn). Ngƣời nông dân đƣợc quyền thể hiện ý kiến thông qua bầu Ban Lãnh đạo
trang trại, doanh nghiệp. Đây có thể đƣợc coi là mô hình Tổ hợp tác. Mô hình này trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đã có nhƣng chƣa nhiều.
Nhận chuyển nhƣợng (mua) hoặc thuê ruộng đất, nông dân chuyển nhƣợng, thuê đất của nhau để mở rộng quy mô sản xuất, hoặc doanh nghiệp nhận chuyển nhƣợng, thuê lại ruộng đất của nông dân. Việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn đƣợc tiến hành theo thỏa thuận thông qua thị trƣờng chuyển nhƣợng đất đai. Nhƣng đối tƣợng nhận chuyển nhƣợng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (xã Gia Phƣơng, huyện Gia Viễn; xã Văn Hải, huyện Kim Sơn…). Trên địa bàn tỉnh chủ yếu, tập trung, tích tụ đất đai dƣới hình thức doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp đƣợc địa phƣơng đánh giá là giải pháp tối ƣu nhất, nông dân đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất. Hình thức trả tiền thuê ruộng có thể theo từng vụ, từng năm hoặc cho cả thời gian thuê để bảo đảm thuận tiện cho cả ngƣời thuê và ngƣời cho thuê. Theo đó, thời gian cho thuê đƣợc thỏa thuận ổn định (thƣờng là 5 - 10 năm) để ngƣời thuê có thời gian bỏ vốn, đầu tƣ, triển khai áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất. Khi Nhà nƣớc thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, bên thuê sẽ hƣởng tiền đền bù hoa lợi, bên cho thuê đƣợc hƣởng tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất, tiền hỗ trợ tạo việc làm, ổn định đời sống theo quy định chung. Do đó, phƣơng thức thuê đất trực tiếp của ngƣời nông dân là ƣu việt hơn cả, bởi đối với ngƣời có ruộng cho thuê sẽ đƣợc: Thu nhập cho thuê ruộng bằng thu nhập mà mình trực tiếp sản xuất trƣớc đây mà không phải bỏ công sức, giống vốn đầu tƣ; cái quan trọng là không bị mất đất, mất đi cái “bảo hiểm trọn đời cho con cháu” vẫn có ruộng đất “phòng cơ”; không phải đầu tƣ vào nông nghiệp, chuyển vốn sang đầu tƣ các lĩnh vực khác và ngƣời nông dân vẫn có thể trực tiếp làm nghề nông trên ngay mảnh đất của mình - nếu yêu, gắn bó với đồng ruộng có thể làm thuê cho ngƣời thuê ruộng của mình để lấy công hoặc chuyển sang làm dịch vụ, thƣơng mại, công nhân. Đối với doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp cũng đƣợc hƣởng lợi, có cơ hội tốt là có đất để sản xuất hàng hóa nông sản mà nhu cầu xã hội đang cần; có đất rộng để đƣa cơ giới hóa, đƣa những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của
thế giới vào sản xuất, làm giảm giá thành, hình thành nên quy mô hàng hóa lớn, đủ tiêu chuẩn để hội nhập.
3.2.2.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất của tỉnh Ninh Bình
Theo điều tra, số doanh nghiệp chƣa sử dụng đất thuê chiếm 13/59 DNNVV, con số này khá cao. Số DNNVV sử dụng hiệu quả chiếm 49/59 DNNVV đƣợc thuê.