.15 Cơ cấu doanh nghiệp chế biến theo ngành và quy mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Ninh Bình (Trang 76 - 80)

Đơn vị tính Doanh nghiệp

STT Ngành Siêu

nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Tổng %

1 Thực phẩm 3 24 1 28 13.5

2 Sản phẩm từ kim loại 26 6 2 1 35 16.8

3 Sản phẩm phi kim loại 31 58 0 0 89 42.8

4 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 0 26 1 0 27 13.0 5 Sản phẩm từ Hóa chất 2 2 0 0 4 1.9 6 Nội thất 4 2 0 0 6 2.9 7 Dệt, may 0 6 0 0 6 2.9 8 Giấy và sản phẩm 0 3 0 0 3 1.4 9 Máy, thiết bị 0 8 0 0 8 3.8 10 Tái chế 0 1 1 0 2 1.0 Tổng 66 136 5 1 208 100 % 31.7 65.4 2.4 0.5 100

Nhƣ vậy, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ chiếm phần lớn. Doanh nghiệp siêu nhỏ cũng chiếm tỷ lệ cao. Số lƣợng doanh nghiệp vừa và lớn ở đây khá ít. Một phần cũng là do đặc thù của một thành phố tỉnh lẻ phù hợp với loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ hơn là các doanh nghiệp vừa và lớn.

3.2.3.3.Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường của tỉnh Ninh Bình

Cụ thể sự biến động về quy mô doanh nghiệp trong 3 năm nghiên cứu nhƣ sau:

Biểu 3.16. Quy mô và mở rộng quy mô doanh nghiệp

Đơn vị Số doanh nghiệp và %

Quy mô - năm Siêu nhỏ- 11 Nhỏ-11 Vừa-11 Lớn-11 Tổng Tỷ lệ Siêu nhỏ-09 11 (84,6%) 2 (15,4%) 0 0 13 (100%) 21,7% Nhỏ-09 3 (9,1%) 24 (72,7%) 6 (18,2%) 0 33 (100%) 55,0% Vừa-09 0 1 (8,3%) 10 (83,3%) 1 (8,3%) 12 (100%) 20,0% Lớn -09 0 0 0 2 (100%) 2 (100%) 3,3% Tổng số Tỷ lệ 14 (23,3%) 27 (45,0%) 16 (26,7%) 3 (5,0%) 60 (100%) 100%

Nguồn Số liệu điều năm 2017

Các số liệu từ năm 2014 đến 2016 cho thấy rất rõ là các doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng từ 1 đến 10 lao động có xu hƣớng giữ nguyên về quy mô (tới 84,6% doanh nghiệp loại này không chuyển lên quy mô cao hơn). Các doanh nghiệp siêu nhỏ hầu nhƣ không có sự nhảy vọt, mà chỉ tăng từ từ sang nhóm có quy mô nhỏ mà thôi (15,4%). Thực tế không có doanh nghiệp siêu nhỏ nào chuyển thành doanh nghiệp vừa sau 3 năm.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có xu hƣớng không thay đổi nhiều về quy mô. Tỷ lệ các doanh nghiệp mở rộng về quy mô khá nhỏ: chỉ có 18,2% doanh nghiệp nhỏ năm 2009 chuyển thành doanh nghiệp vừa năm 2011 và không có doanh nghiệp nào chuyển thành doanh nghiệp lớn; Doanh nghiệp có quy mô vừa có tiềm năng mở rộng quy mô mạnh hơn doanh nghiệp nhỏ (8,3% chuyển thành doanh

nghiệp lớn sau 3 năm). Tuy vậy, một số doanh nghiệp cũng có dấu hiệu giảm quy mô theo thời gian: nhóm doanh nghiệp nhỏ có 9,1% chuyển thành siêu nhỏ, nhóm doanh nghiệp vừa có 8,3 % chuyển thành doanh nghiệp nhỏ và không có doanh nghiệp nào chuyển thành doanh nghiệp siêu nhỏ. Riêng đối với doanh nghiệp lớn quy mô khá ổn định: 100% doanh nghiệp loại này vẫn giữ đƣợc quy mô sau 3 năm.

3.2.3.4. Đánh giá hỗ trợ chính sách mở rộng thị trường đã đạt các tiêu chí

Biểu đồ 3.9 Đánh giá hỗ trợ mở rộng thi trƣờng đã đạt các tiêu trí

3.2.4. Thực trạng Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

3.2.4.1. Các văn bản chính hỗ trợ phát triển nguồn nhân lựccủa tỉnh Ninh Bình

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 28/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

Do các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tỉnh Ninh Bình nằm xen kẽ với khu dân cƣ nên vấn đề sử dụng lao động địa phƣơng là khá cao. Nguồn lao động này lại rất rồi rào. Và với tâm lý làm việc gần nhà, ngƣời lao động ở địa phƣơng có thể chấp nhận mức thu nhập thập hơn so với mức thu nhập khi họ phải làm việc ở các doanh nghiệp ở xa nhà. Đây là một lợi thế về sử dụng lao động của các doanh nghiệp loại này. Mặt khác do nguồn lao động sẵn có tại địa phƣơng nên việc sử dụng lao động theo thời vụ của các doanh nghiệp cũng rất thuận lợi. Mặt khác khu vực kinh doanh nhỏ có yêu cầu không

cao về trình độ, kỹ năng của ngƣời lao động, chính vì vậy, khi đƣợc hỏi về khó khăn trong tuyển dụng lao động thì có tới 78,9% doanh nghiệp trả lời là không.

Chỉ có 21,1 % doanh nghiệp trả lời là có. Việc khó khăn trong tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp này là lao động lành nghề và lao động chuyên môn cao. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do các lao động đã đƣợc qua đào tạo cao đẳng, đại học. Sau khi họ học tập ở các thành phố lớn thì phần lớn họ trụ lại ở đó với mong muốn tìm đƣợc việc làm ở thành phố và với mức lƣơng cao. Chỉ có số ít quay trở về làm việc trong các doanh nghiệp tại địa phƣơng.

Về vấn đề thuê lao động: phần lớn lao động trong doanh nghiệp là do họ hàng, bạn bè, ngƣời có quan hệ thân thiết với chủ doanh nghiệp giới thiệu (50,9%), hoặc nhận vào làm do quan hệ cá nhân (26,3%). Các trung tâm giới thiệu việc làm ở Ninh Bình còn rất hạn chế chỉ có 1,8% lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Hình thức tuyển dụng lao động qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng vẫn chƣa phổ biến (chiếm 8,8%). Và một đặc điểm của loại hình doanh nghiệp đóng tại địa phƣơng là có mối quan hệ với cơ quan chính quyền địa phƣơng. Nhờ vào mối quan hệ này có 7.0% lao động đƣợc tuyển dụng. Thuê lao động theo hình thức khác chỉ chiếm 5,3%.

Biểu 3.17. Các hình thức lựa chọn lao động của doanh nghiệp

Đơn vị tính %

Chỉ tiêu Siêu nhỏ Nhỏ Vừa % so tổng số

1- Khó khăn trong tuyển dụng LĐ

Có 0 8.8 12.3 21.1

Không 24.6 38.6 15.8 78.9

2-DN thuê lao động như thế nào

Báo, quảng cáo 0 3.5 5.3 8.8

Bạn bè, họ hàng,... giới thiệu 17.5 22.8 10.5 50.9

Chính quyền địa phƣơng giới thiệu 0 1.8 5.3 7.0

Quan hệ cá nhân 7.0 15.8 3.5 26.3

Qua trung tâm dịch vụ việc làm 0 0 1.8 1.8

Khác 0 3.5 1.8 5.3

3.2.4.2.Tình hình thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Bình

Cơ chế trả lƣơng cho ngƣời lao động của các doanh nghiệp rất khác nhau. Số doanh nghiệp trả lƣơng trên cơ sở quy định của nhà nƣớc chỉ chiếm 5,3%. Trƣờng hợp doanh nghiệp trả lƣơng theo thỏa thuận riêng với từng lao động chiếm 45,6%. Đây là hình thức trả lƣơng phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các trả lƣơng này có nhiều ƣu điểm: doanh nghiệp căn cứ vào vị trí công việc của ngƣời lao động đảm nhận và năng lực chuyên môn của ngƣời lao động để đƣa ra mức lƣơng mà cả doanh nghiệp và ngƣời lao động có thể chập nhận đƣợc. Còn với hình thức trả lƣơng căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ lệ khá cao 38,6%. Với hình thức này, doanh nghiệp căn cứ vào khả năng tài chính, vào vị trí công việc,... để đƣa ra mức lƣơng cho ngƣời lao động mà không quan tâm đến ngƣời lao động mong muốn mức lƣơng bao nhiêu về công việc đó tại doanh nghiệp, song cách trả lƣơng này mang phong cách riêng của doanh nghiệp. Còn lại là trả lƣơng theo cách khác nhƣ: doanh nghiệp lấy mức lƣơng của các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc làm cơ sở chính để xác định lƣơng cho ngƣời lao động của mình, thậm chí có khi dựa vào mức thu nhập của lao động nông nghiệp...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Ninh Bình (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)