Năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo Việt Hải Phòng (Trang 28)

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lƣợng vƣợt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nƣớc và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt đƣợc lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần đƣợc gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.

Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nƣớc, có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Dƣới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.

Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.

Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trƣớc sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đƣa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng thế giới… Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ chính sách thƣơng mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh nhƣ vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng.

Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thƣớc đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chƣa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2005) cũng có ý kiến tƣơng tự: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn đối thủ

cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững”.

Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh.

Nhƣ vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chƣa đƣợc hiểu thống nhất. Để có thể đƣa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lƣu ý những đặc thù khái niệm này nhƣ Henricsson và các cộng sự (2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có nhiều cách đo lƣờng), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động và là một quá trình. Ngoài ra, khi đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lƣu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trƣờng tự do trƣớc đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán đƣợc nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lƣợng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trƣờng, cạnh tranh tƣ bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.

Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.

Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện đƣợc phƣơng thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phƣơng thức truyền thống và các phƣơng thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.

Từ những yêu cầu trên, có thể đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ sau:

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.

Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định đƣợc cho nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.

1.2.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh có thể đƣợc phân biệt thành bốn cấp độ: Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hoá. Chúng có mối tƣơng quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Vì vậy trƣớc khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, em xin đƣợc đề cập sơ lƣợc đến năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm. Còn năng lực cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hƣởng của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm tƣơng tự nhƣ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia

Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “ năng cạnh tranh của một quốc gia là năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt đƣợc và duy trì mức tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác”.

Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trƣờng cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trƣởng cao, bền vững. Ở Việt Nam năng lực cạnh tranh cấp quốc gia còn thấp đứng thứ 65 trên 80 nƣớc (năm 2002), tăng 5 bậc so với năm 2001 (là 60/75 nƣớc).

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá

Một sản phẩm hàng hoá đƣợc coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về chất lƣợng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thƣơng hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhƣng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại đƣợc định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.

Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. đó là hai phạm trù khác nhau nhƣng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có đƣợc do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra; nhƣng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hoá có ảnh hƣởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.3. Các yếu tố tác động khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng nhƣ bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau. Theo mô hình Kim cƣơng của M. Porter có thể thấy, có ít nhất 6 nhóm yếu tố tác động tới năng lực cạnh

tranh của doanh nghiệp, điều kiện cầu (thị trƣờng), điều kiện yếu tố (nguồn lực đầu vào), các ngành cung ứng và liên quan (cạnh tranh ngành), các yếu tố ngẫu nhiên và yếu tố nhà nƣớc. Tuy nhiên, có thể chia các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm hai nhóm: các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

1.2.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang sử dụng các chỉ tiêu thuộc 5 nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp trong việc xác định năng lực cạnh tranh gồm: năng lực quản lý (triết lý kinh doanh, sự tin tƣởng vào quản lý nghiệp vụ, sự hiện diện chuỗi giá trị), chất lƣợng nhân lực (mở rộng đào tạo nhân viên), năng lực marketing (định hƣớng khách hàng, đổi mới mẫu mã, tăng cƣờng tiếp thị, mở rộng thị trƣờng quốc tế, kiểm soát hoạt động phân phối ở nƣớc ngoài, mở rộng mạng lƣới bán lẻ), khả năng đổi mới, năng lực nghiên cứu và phát triển (chỉ tiêu cho nghiên cứu và phát triển).

Theo cách tiếp cận truyền thống, các yếu tố bên trong của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh gồm: năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp, trình độ công nghệ, năng lực tài chính, trình độ tay nghề của ngƣời lao động… Có thể phân bổ thành những nhóm yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ sau:

-Trình độ, năng lực và phƣơng thức quản lý -Năng lực marketing

-Khả năng nghiên cứu phát triển -Năng lực sản xuất

....

Dƣới đây là một số yếu tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

a. Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp:

b. Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp đƣợc coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở các mặt sau:

* Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý

- Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trình độ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ pháp luật trong nƣớc và quốc tế, thị trƣờng, ngành hàng, … đến kiến thức về xã hội, nhân văn.

a. Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp

Thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

- Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

b. Trình độ thiết bị, công nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lƣợng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.

c. Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lƣợng trực tiếp sử dụng phƣơng tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Lao động còn là lực lƣợng tham gia tích cực vào quá trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quá trình sản xuất và thậm chí góp sức vào những phát kiến và sáng chế… Do vậy, trình độ của lực lƣợng lao động tác động rất lớn đến chất lƣợng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hƣởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần chú trọng bảo đảm cả chất lƣợng và số lƣợng lao động, nâng cao tay nghề của ngƣời lao động dƣới nhiều hình thức, đầu tƣ kinh phí thỏa đáng, khuyến khích ngƣời lao động tham gia vào quá trình quản lý, sáng chế, cải tiến…

d. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanh nghiệp. Trƣớc hết, năng lực tài chính gắn với vốn – là một yếu tố sản xuất cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh… có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác.

Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tƣ, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ… Nhƣ vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

e. Năng lực marketing của doanh nghiệp và khả năng xác định lượng cầu

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, khả năng thực hiện chiến lƣợc 4P (Product, Place, Price, Promotion)

trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì vậy, điều tra cầu thị trƣờng và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thƣơng hiệu đƣợc ngƣời sử dụng chấp nhận.

Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì ngƣời tiêu dùng càng hƣớng tới tiêu dùng những hàng hóa có thƣơng hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trƣờng.

Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu nhƣ tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trƣờng… do đó dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ - vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.

f. Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp

Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo Việt Hải Phòng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)