Những điều kiện kinh tế xã hội Sơn La có ảnh huởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh sơn la theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 33 - 35)

2.1. Đặc điểm của Sơn La ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

2.1.1. Những điều kiện kinh tế xã hội Sơn La có ảnh huởng đến

Ở TỈNH SƠN LA

2.1. Đặc điểm của Sơn La ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

2.1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội Sơn La có ảnh huởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sơn La là một tỉnh miền núi cao biên giới, nằm ở trung tâm của Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 320km, có độ cao trung bình 600 - 700m (so với mặt nước biển); địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn; diện tích tự nhiên rất lớn đứng thứ 3 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước, bằng 39% diện tích vùng Tây Bắc và bằng 4,27% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc; phía Bắc giáp với Yên Bái, Lai Châu, phía Nam giáp với Thanh Hoá và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp với Phú Thọ và Hoà Bình, phía Tây giáp Điện Biên. Toàn tỉnh có 1 thành phố là thành phố Sơn La trực thuộc tỉnh và 10 huyện: Thuận Châu, Sông Mã, Sốp Cộp, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Mường La, Quỳnh Nhai.

Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.276mm. Nhiệt độ trung bình là 24,020 độ C, hàng năm có 6 tháng có nhiệt độ trung bình.

Tỉnh Sơn La có 405.500ha, diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 190.070ha, chiếm 13,52%, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 331.120ha, chiếm 23,55%, diện tích đất chuyên dùng là 22.327ha, chiếm 1,52%, diện tích đất là 5.756ha, chiếm 0,39%, diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 856,227ha, chiếm 59,02%. Đất đai của Sơn La thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Diện tích rừng của Sơn La năm 2010 là 625.786ha, tỷ lệ che phủ đạt 44%, hết năm 2011 ước đạt 51,7% trong đó có 340.000ha rừng sản xuất, trong đó diện tích rừng mới là 72.900ha.

Sơn La có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú nhưng có 2 nguyên liệu chủ yếu là đá vôi và sét với trữ lượng khá lớn hiện đang được khai thác mạnh để sản xuất xi măng, gạch, ngói nung. Ngoài ra Sơn La còn có một số khoáng sản như niken, quặng...

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế - xã hội Sơn La đã có những bước tiến đáng kể. Tổng sản phẩm nội tỉnh giai đoạn 2001- 2005 tăng bình quân 11,6%/ năm 2006 - 2010, GDP của tỉnh (theo giá so sánh 1994) đạt 4.136 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 - 2010 đạt 14-14,5% năm; Trong đó GDP nông - lâm nghiệp tăng bình quân 4-5%; GDP công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 25-26% năm; GDP dịch vụ tăng bình quân hàng năm 17- 18%. Cơ cấu GDP dịch vụ chiếm 37-38%, công nghiệp và xây dựng chiếm 34-35%, nông, lâm nghiệp chiếm 28-29%.

Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 8-9% năm, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 32-33%/năm (riêng công nghiệp tăng bình quân 23,3%/năm); giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 21-22%/năm.

Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 25 triệu USD, tăng bình quân 12,3%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 5,5 triệu USD, tăng bình quân 11,4%.

Sơn La có mật độ dân số tương đối thưa 70 người/km2. Trên địa bàn có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó: đông nhất là dân tộc Thái 55,2%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Hmông 12%, dân tộc Mường 8,2%, dân tộc Dao 2,7%, dân tộc Xinh Mun 1,45%. Tỷ lệ hộ nghèo 25%.

Năm 2001 toàn tỉnh có 407 nghìn người tham gia các hoạt động kinh tế chiếm 45% dân số, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 91,5%. Năm 2010 có 649 nghìn người lao động chiếm 59,5% dân số, số lao động được qua đào tạo 62,21%. Tổng số lao động tăng bình quân là 4,46%.

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh sơn la theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 33 - 35)