Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngàn hở Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh sơn la theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 37 - 40)

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngàn hở Sơn

2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngàn hở Sơn La

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định: Phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các hoạt động sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định. Để thực hiện sự sắp xếp đó, trước kết phải bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư [7, tr.47].

Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, Tỉnh uỷ Sơn La đã đề ra nhiệm vụ chiến lược: Tạo lập các yếu tố cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, hình thành rõ cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trọng tâm và chủ yếu là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá phát huy toàn diện những lợi thế so sánh, gắn với nhu cầu thị trường. Hình thành rõ cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng nông thôn mới gắn bó hữu cơ với kinh tế đô thị.

Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn thời kỳ 1991 - 2000, đưa nền kinh tế - xã hội của tỉnh thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và thuần nông.

Kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược trên, trong giai đoạn 2001- 2010 có thể nói cơ cấu ngành kinh tế của Sơn La trong những năm qua đã chuyển dịch theo xu hướng chuyển dịch chung của cơ cấu ngành kinh tế của cả nước và các tỉnh khác.

Nền kinh tế Sơn La đã thực sự chuyển mình, cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt (xem bảng sau):

Bảng 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế của Sơn La và cả nuớc thời kì 2001-2010

2001 2006 2007 2008 2009 2010 I. Sơn La 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông, lâm, thuỷ sản 60,96 47,56 45,90 45,80 43,15 43,4 Công nghiệp, XD 9,49 16,83 16,95 19,73 19,97 22,0 Dịch vụ 29,55 35,61 37,15 37,28 36,88 34,6

II. Cả nƣớc 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông, lâm, thuỷ sản 24,53 20,97 20,40 20,34 22,21 20,91 Công nghiệp, XD 36,73 41,02 41,54 41,48 39,84 40,24 Dịch vụ 38,74 38,01 38,06 38,18 37,95 38,85

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La, Niên giám Thống kê Việt Nam, 2010.

Qua số liệu của bảng 2.1 cho thấy:

- Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản có bước tiến triển khá, đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Các vùng tập trung cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản có thế mạnh tiếp tục được phát triển. Các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao bắt đầu được đưa vào sản xuất. Tỉnh thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng, thế mạnh kinh tế về rừng đã được khai thác. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong GDP giảm dần qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng nông lâm nghiệp là 43,4% so với năm 2001 là 60,96% giảm xuống 17,29%.

- Từ một tỉnh nằm trong danh sách của cả nước là trắng về công nghiệp. Giờ đây công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đã bắt đầu khởi sắc, vượt qua thời kỳ đầu khó khăn dần dần thích ứng với cơ chế thị trường. Tỉnh đã chú trọng đầu tư hình thành những cụm công nghiệp và những xí nghiệp đã đưa vào sản xuất như: như gạch, xi măng, điện, chè, một số cơ sở chế biến hoa quả... Xác định rõ phương hướng phát triển công nghiệp địa phương. Tiếp tục củng cố, sắp xếp một số doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu qủa. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2001 là 9,49% tăng lên 22% năm 2010, như vậy là tăng 13,49%. Từ năm 2010 trở đi thì công nghiệp - xây dựng sẽ tăng hơn nữa khi các tổ máy của thuỷ điện Sơn La hoạt động.

- Thương mại - dịch vụ, đã có những bước phát triển khá, dịch vụ, du lịch đã thu hút được khách du lịch trong nước và quốc tế đến Sơn La ngày càng đông. Cửa khẩu sang Lào là nơi trao đổi thương mại quan trọng, tỉnh đã nhiều lần tổ chức hội chợ thương mại giữa Sơn La và Lào.

Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ trong GDP của tỉnh tăng qua các năm. Năm 2010 tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ đạt 34,6% so với năm 2001 đạt 29,55% tăng khoảng 5%.

Từ biểu trên, chúng ta có thể nêu lên một số nhận xét khái quát về tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Sơn La như sau:

Một là, trong giai đoạn 2001 - 2010, cơ cấu ngành kinh tế ở Sơn La đã có sự chuyển dịch theo huớng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Hai là, so với sự chuyển dịch chung của cả nước thì sự chuyển dịch của Sơn La còn rất chậm và lạc hậu. Nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh sơn la theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 37 - 40)