Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo nội bộ ngàn hở Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh sơn la theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 40 - 63)

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngàn hở Sơn

2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo nội bộ ngàn hở Sơn La

2.2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (nông - lâm nghiệp - ngư nghiệp)

Những năm trở lại đây nền kinh tế của tỉnh được duy trì tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước và phát triển tương đối toàn diện, bình quân đạt 11,6%, GDP nông, lâm nghiệp tăng 5%. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo quan điểm hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh; tăng cường thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các giống mới và các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Các cây công nghiệp chủ lực được đầu tư phát triển về quy mô và chất lượng. Nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống tinh thần và vật chất từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2002 còn 17% (theo tiêu chí cũ), đến năm 2008 là 41% (theo tiêu chí mới). Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác năm 2001 đạt 7,55 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng.

Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản thời kỳ 2001-2010 Ngành Đơn vị 2001 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số % 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp - 80,73 80,00 78,69 77,37 75,46 73,57 Lâm nghiệp - 17,07 18,4 19,51 20,63 22,64 24,63 Thuỷ sản - 2,2 1,6 1,8 2,0 1,9 1,8

Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La 2010.

Từ số liệu bảng 2.2, cơ cấu nông nghiệp giảm từ 80,36% năm 2001 xuống còn 73,57% năm 2010; lâm nghiệp tăng từ 17,07% năm 2001 tăng lên 24,63% năm 2010; Thuỷ sản không có sự biến chuyển nhiều.

* Cơ cấu nông nghiệp

Những năm gần đây, nông nghiệp của Sơn La đã có sự thay đổi đáng kể, nhận thức rõ vai trò của ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Sơn La đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp với nhiều hạng mục và công trình lớn.

Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 2006 - 2010

Ngành Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100

Trồng trọt - 78,60 73,52 69,20 73,28 75,46

Chăn nuôi - 20,88 25,82 30,21 26,08 23,79

Dịch vụ nông nghiệp - 0,52 0,66 0,59 0,64 0,75

Nguồn: Niên giám thống kê Sơn La 2010. Trồng trọt

Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu tuy có giảm ở các năm từ năm 2006 trở lại đây nhưng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn tăng từ 254,061 triệu đồng năm 2006 lên 381,431 triệu đồng năm 2010. Có được kết quả như vậy là do có sự chú trọng phát triển ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá, bước đầu phát huy được thế mạnh của từng vùng sinh thái, có sự chuyển đổi cơ cấu cây lương thực, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

ngày càng tăng, thuỷ lợi được quan tâm đầu tư các quy trình kỹ thuật thâm canh tiên tiến đã đưa năng suất, sản lượng các giống cây trồng tăng lên nhanh chóng.

Sản lượng lương thực tăng trưởng khá cao và ổn định, đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá.

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2006: 95,927ha, đến năm 2010: 121.638ha, chiếm 60% tổng diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày. Sản lượng lương thực làm hàng hoá chiếm trên 45% tổng sản lượng lương thực, chủ yếu là ngô thương phẩm chiếm 70% sản lượng ngô sản xuất ra; tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng lương thực đạt 5,25% năm.

Sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh chủ yếu là do ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (chủ yếu là ứng dụng các giống mới có năng suất cao và thâm canh).

Các vùng cây công nghiệp lâu năm tập trung, chuyên canh rất được quan tâm đầu tư phát triển trong thời gian qua ở Sơn La. Tốc độ mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm khá nhanh. Trọng tâm là phát triển chè, cà phê, mía đường gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, cải tạo vườn bằng các giống cây ăn quả có chất lượng và hiệu quả kinh tế, được thị trường chấp nhận.

+ Cây chè: Diện tích cây chè năm 2006 có 4.310ha, trong đó trồng mới là 353ha, sản lượng chè búp tươi 16.500 tấn, đến năm 2010 tổng diện tích chè toàn tỉnh 7.000ha, sản lượng chè búp tươi đạt 25.000 - 30.000 tấn. Nhiều giống chè mới cho năng suất cao và chất lượng tốt được trồng như Ô Long, Kim Tuyên, San Tuyết... việc mở rộng diện tích trồng chè ở những vùng có quy hoạch đã trở thành phong trào tự giác của nhiều hộ gia đình. Trong những năm qua cây chè Kim Tuyên đã thể hiện được ưu thế phát triển nhanh, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác trong vùng.

+ Cây cà phê: Diện tích cây cà phê năm 2006: 2.967ha với sản lượng cà phê nhân 1.141 tấn, đến năm 2010 diện tích cà phê toàn tỉnh hiện là 4.500 - 5.000ha, niên vụ (2006-2007) sản lượng cà phê đạt 22.190 tấn quả tươi, sản lượng cà phê nhân 2.000 tấn. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh và cải tạo giống cà phê mới thay dần các giống cà phê cũ. Sản

lượng cà phê chủ yếu phục vụ xuất khẩu, trong năm 2006 - 2010 Công ty cà phê và cây ăn quả đã xuất khẩu trực tiếp: 1.565 tấn, tổng doanh thu xuất khẩu 2,1 triệu USD; Cà phê Sơn La vững thương hiệu “SOLACO” và đã có mặt trên thị trường thế giới: Đức, Ba Lan, Hà Lan, Mỹ.

+ Cây mía: Diện tích mía năm 2006 có 3.523ha, sản lượng đường 8.300 tấn, đến năm 2010 diện tích mía toàn tỉnh hiện còn 4.188ha (tăng 665ha), sản lượng đường đạt 19.000 tấn. So với năm 2006 diện tích tăng, sản lượng đường tăng gấp 2,3 lần là do nhân dân trồng mía tập trung đầu tư thâm canh, đồng thời đưa vào sản xuất những giống mía mới có trữ đường cao. Trong năm 2010 trồng mới và trồng lại 1.800ha, đưa diện tích mía vùng nguyên liệu đạt 3.885ha chiếm 93,6% tổng diện tích, diện tích trồng tăng hàng năm là do giá đường tăng và ổn định dẫn đến nhà máy thu mua mía cây giá cao có lợi cho người nông dân trồng mía.

Cây ăn quả: Năm 2006 diện tích cây ăn quả toàn tỉnh có 21.923ha với sản lượng quả đạt 34.566 tấn, đến năm 2010 diện tích cây ăn quả 25.130ha, sản lượng quả tươ đạt 89.818 tấn. So với năm 2006 diện tích tăng 1,15%; sản lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao đã được khảo nghiệm tại Sơn La, từng bước triển khai, tổng kết nhân rộng các mô hình phục vụ cho vịêc cải tạo vườn tạp của nhân dân.

Đối với ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của Sơn La phát triển mạnh nhất trong các tỉnh vùng Tây Bắc về quy mô và cả chất lượng. Đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò thịt với lợi thế tiềm năng thế mạnh đồng cỏ tự nhiên để phát triển mở rộng quy mô đàn ở các hộ gia đình và chăn nuôi trang trại tập trung. Toàn tỉnh hiện có 62 trang trại chăn nuôi.

Chương trình chăn nuôi đại gia súc, trọng tâm là cải tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo bò thịt chất lượng cao trên đàn bò cái nền địa phương, đang tạo chuyển biến quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, khai thác và phát huy tiềm năng lợi thế so sánh của tỉnh.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2010.

Đàn trâu năm 2006 là 124,29 nghìn con và năm 2010 là 158,56 nghìn con. Đàn bò cũng gia tăng năm 2006 là 90,51 năm 2010 là 169,84 nghìn con trong đó có 8.000 con bò sữa, 3.500 con bò thịt chất lượng cao. Những vùng chăn nuôi bò tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá có tốc độ tăng trưởng nhanh trong mấy năm gần đây là Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sông Mã. Trong đó có Mai Sơn và Mộc Châu là hai nơi có điều kiện phù hợp để chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả cao, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa Mộc Châu và Sơn La. Chăn nuôi lợn có bước chuyển dịch về cơ cấu, tỷ trọng đàn lợn ngoại, lợn hướng nạc trong cơ cấu đàn tăng dần và liên tục. Năm 2006 là 399,92 nghìn con năm 2010 tăng lên là 436,49 nghìn con. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2006 đạt 18.110 tấn. Đàn gia cầm cũng tăng lên hàng năm.

Diện tích ao hồ nuôi cá năm 2006 chỉ có 990ha, đến năm 2010 đạt 1.716ha, với 51.672 hộ nuôi trồng thuỷ sản; nuôi trồng thuỷ sản các loại mới như: Rô phi đơn tính, cá chim trắng, baba... đang là mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu của Sơn La. Nông nghiệp Sơn La đã có sự chuyển dịch bước đầu theo hướng sản xuất hàng hoá với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao. Tuy nhiên, những tác động theo hướng tích cực trên mới ở giai đoạn đầu, sức lan toả và và sự tác động không lớn. Vì vậy, sự chuyển dịch của ngành chăn nuôi còn rất chậm, ngành trồng trọt có sự phát triển hơn. Đây là xu hướng vận động ngược xét theo xu hướng biến động theo tính quy luật của ngành trồng trọt, chăn nuôi và theo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi của Sơn La, nguyên nhân chủ yếu do thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi nói chung của Sơn La nói riêng có nhiều khó

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

1. Đàn lợn Nghìn con 399,92 390,00 384,47 405,09 436,49

2. Đàn bò - 90,51 140,98 149,51 159,90 169,84

3. Đàn trâu - 124,29 149,16 155,72 162,09 158,56

khăn. Thị trường trong nước sức mua hạn chế, thị trường ngoài nước thì sản phẩm có sức cạnh tranh yếu.

- Hệ thống dịch vụ nông nghiệp

Đã đẩy nhanh xây dựng cơ sở sản xuất giống cây trồng vật nuôi (mở rộng sản xuất giống đậu tương, chè, mía, cây ăn quả) tạo điều kiện hỗ trợ các hộ nông dân các vùng sản xuất hàng hoá, vùng sản xuất tập trung. Các lâm trường và công ty lâm nghiệp Sơn La ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc đào tạo cán bộ cơ sở chuyển giao khoa học công nghệ kỹ thuật.

Tỉnh đã có các trung tâm kỹ thuật như khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, chăn nuôi - thuỷ sản.

- Đánh giá chung về kết quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

+ Về ưu điểm: Đã có sự chuyển đổi bước đầu về cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, phù hợp với xu thế chung và đặc điểm sản xuất của từng vùng.

Trong ngành trồng trọt, đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất tập trung như mía, lạc, sắn, cao su, cà phê, chè... tạo điều kiện gia tăng sản xuất hàng hoá. Đã có sự giảm tương đối về cây lương thực trên đất dốc chuyển sang trồng cây cao su; hoàn thành kế hoạch giao đất cho Công ty cổ phần cao su Sơn La 4.500ha, khai thác thế mạnh về diện tích và tăng năng suất cây ngô với việc áp dụng thành tựu giống lai mới LVN10, DK888, DK999, các giống Bioseed và một số các loại giống ngô mới khác có chất lượng và năng suất cao HQ2000, G45, G49. Trồng cây khoai có sự giảm sút về diện tích để chuyển sang các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su...

Đối với ngành chăn nuôi: Đã có sự chuyển dịch bước đầu theo hướng sản xuất hàng hoá với sự tham gia của các dự án cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn và du nhập giống gia cầm có năng suất cao.

+ Hạn chế: Mặc dù có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhưng cho đến nay, cơ cấu nội bộ nông nghiệp chuyển dịch vẫn còn chậm. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nông nghiệp. Tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng giảm sút. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp hầu như chưa phát triển.

Còn mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt, sự phát triển của sản xuất lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Chưa gắn chặt chẽ sản xuất với tiêu thụ, chế biến.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế và vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn hạn hẹp.

Công tác khuyến nông, lâm, thông tin tuyên truyền, nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.

Trình độ sản xuất, trình độ dân trí giữa các vùng kinh tế không đồng đều. Đội ngũ cán bộ chuyên sâu chưa đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện mới.

Chưa có được sự đồng bộ trong công tác quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi, trồng trọt gắn kết với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Chuyển dịch trong ngành lâm nghiệp

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo, tập trung đầu tư và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ phát triển vốn rừng và kinh tế rừng đã đạt được những kết qủa quan trọng độ che phủ của rừng từ năm 2006 là 37% lên 50% năm 2010, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, chóng sói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai và lũ bão gây ra; bảo vệ nguồn thủy sinh cho thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La và đầu mối các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.

Công tác quản lý rừng và đất rừng đã được chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý lâm nghiệp Nhà nước tập trung sang quản lý lâm nghiệp xã hội với sự tham gia ngày càng nhiều thành phần kinh tế. Rừng và đất rừng đã được giao, khoán, cho thuê cho các chủ thể quản lý, kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiêp, hệ thống các lâm trường quốc doanh từng bước được củng cố và chuyển sang Ban quản lý rừng phòng hộ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn và dịch vụ chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nhân dân trong vùng.

Tuy vốn rừng những năm gần đây tăng lên, nhưng phát triển chưa ổn định và bền vững. Rừng vẫn còn nguy cơ bị tàn phá, đất rừng vẫn bị xâm lấn trồng ngô và cây lương thực, nạn cháy rừng, khai thác buôn bán động thực vật rừng trái phép vẫn diễn ra, diện tích rừng trồng còn manh mún, phân tán, tỷ lệ thành rừng thấp; công tác xây dựng và phát triển vốn rừng còn yếu, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh miền núi.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành lâm nghiệp tuy được tăng cường nhưng còn yếu và thiếu đồng bộ; thị trường và chế biến lâm sản phát triển kém, sức cạnh tranh của các sản phẩm rừng thấp; công tác xã hội hoá nghề rừng, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng còn hạn chế, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch và quản lý đầu tư các chương trình, dự án lâm nghiệp còn yếu; việc sắp xếp, chuyển đổi các lâm

trường quốc doanh còn chậm và lúng túng, vốn đầu tư cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng còn thấp và dàn trải chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế ở địa phương.

Công nghiệp chế biến lâm sản: Với 5 doanh nghiệp Nhà nước và các cơ sở ngoài quốc doanh nếu đủ nguyên liệu thì sản lượng hàng năm đạt tới 20.000m3 sản phẩm, với cơ cấu: Ván dăm 1.300m3, gỗ xẻ xây dựng cơ bản 11.400m3 và 2.500 tấn giấy. Những năm gần đây do sản lượng khai thác từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh sơn la theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 40 - 63)