Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 25)

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu

- Chọn số lượng mẫu: Tiến hành điều tra phỏng vấn 50 hộ trồng mận Tam hoa thuộc 6 thôn trong xã Tà Chải.

- Căn cứ chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên, nhằm chọn

ra 50 hộ nông dân thuộc 6 thôn để tiến hành điều tra nghiên cứu. - Điều tra theo 3 nhóm: Nhóm sản xuất quy mô nhỏ, nhóm sản xuất quy

mô vừa và nhóm sản xuất quy mô lớn.

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

* Dữ liệu thứ cấp

-Thông tin điều tra thu thập từ các tài liệu thứ cấp có liên quan đến khu vực nghiên cứu như các tài liệu về phát triển nông nghiệp, các chủ trương chính sách, thực trạng sản xuất mận của các hộ nông dân… Được tiến hành thu thập thông qua các nguồn: sách, báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết của địa phương, báo cáo tốt nghiệp, các tài liệu thừa kế, các tài liệu trên internet ... qua phân tích và tổng hợp có chọn lọc.

* Dữ liệu sơ cấp

- Căn cứ vào nội dung và yêu cầu của đề tài, tôi chọn ra 50 hộ sản xuất mận Tam hoa tại xã Tà Chải một cách ngẫu nhiên để điều tra nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn sâu đối với cán bộ xã, phỏng vấn bán cấu trúc đối với hộ nông dân:

+ Thông tin chung của hộ;

+ Hiện trạng sản xuất mận của hộ; + Kết quả và chi phí sản xuất mận;

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất mận (Đất, Lao động, Vốn, Các tư liệu sản xuất khác);

3.4.3.Phương pháp xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứa, tiến hành tổng hợp và phân tích.

-Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp từng nội dung. - Xử lý định tính, định lượng dựa trên phần mền xử lý số liệu excel.

3.4.4. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân chung để xem xét.

3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.

Năng suất = Sản lượng thu hoạch / Diện tích gieo trồng

- Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một vụ hoặc một năm.

GO

Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i Ý nghĩa:

- Làm căn cứ để đánh giá kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp. - Là cơ sở để tính toán một số chỉ tiêu quan trọng khác như giá trị gia tăng, năng suất lao động.

- Chi phí trung gian (IC) ngành nông nghiệp là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế chi ra của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn và thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn. Ý nghĩa: Chi phí trung gian nghành nông nghiệp làm cơ sở để tính toán giá trị gia tăng, từ đó đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp.

- Giá trị tăng thêm (VA): Là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chính là chênh lệch giá trị sản xuất và chi phí trung gian ngành nông nghiệp.

Ý nghĩa:

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp thể hiện kết quả sản xuất ngành nông nghiệp. Nó cũng đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (tốc độ phát triển hay tốc độ tăng trưởng GDP).

+ Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp thể hiện vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp dùng tính toán các chỉ tiêu thống kê quan trọng khác: Như năng suất lao động, thu nhập hỗn hợp (MI), lợi nhuận (Pr)…

VA = GO - IC Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian

- Giá trị sản xuất trên một đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.

- Giá trị gia tăng trên một đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội xã Tà Chải

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Xã Tà Chải trước đây có tên là xã Bản Luống, theo tiếng Quan hỏa có nghĩa là Tà Chải, ý nghĩa là một làng lớn. Xã Tà Chải cách trung tâm thị trấn huyện Bắc Hà 1,5 km về hướng Đông Nam có vĩ độ từ 22031’13” đến 22033’26” vĩ độ Bắc; Kinh độ từ 104016’37”đến 104018’25” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp xã Lầu Thí Ngài, Bản Phố; phía Nam giáp xã Na Hối; phía Đông giáp xã Thải Giàng Phố; phía Tây giáp Thị trấn Bắc Hà; với diện tích tự nhiên 521 ha

- Diện tích tự nhiên: 521 ha

- Phía Bắc giáp xã Lầu Thí Ngài, Bản Phố. - Phía Nam giáp xã Na Hối.

- Phía Đông giáp xã Thải Giàng Phố, Lầu Thí Ngài. - Phía Tây giáp xã Na Hối, Thị trấn

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Tà Chải có địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ khe suối dày đặc và dốc, các dãy núi có độ cao giảm dần và chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Đỉnh cao nhất là 1.305m, điểm thấp nhất là 800m. Độ cao trung bình là 950m, độ dốc trung bình là 300 - 350. Núi Cô Tiên là điểm trung tâm của xã với độ cao tương đối, ở dãy này với sự tích truyện xưa truyền lại là trên đỉnh núi có một tổ Ong rất to. Nhõn dõn trong vựng tham gia đốt với thời gian rất dài và sử dụng mất một trăm bó gianh khô để đốt mới bắt được Tổ Ong, đuổi đàn ong dữ đi. Theo tiếng Nùng gọi là “Pặc ha pháu múng Tổ”, tiếng Tày là “Áu ròi phon kha chút trưng đảy mùng to”. Từ câu nói Pặc Ha xưa được

dịch thành từ Bắc Hà ngày nay.

Núi Ba mẹ con được trải dài từ thôn Na Kim - Tả Hồ đến thôn Nậm Châu, thôn Na Lo với ngọn núi cao tương đối, hình dạng của núi gồm một chỏm núi cao là Mẹ và 2 chỏm núi bé hai bên là Con. Nhìn từ xa các hướng đều như vậy. Dãy núi này được dân tộc Tày gọi là Thảm mè lù, dịch tiếng đa số là núi Ba mẹ con. Xưa và nay núi này phục vụ cho công tác sản xuất nông nghiệp, trồng rừng và cây ăn quả. Hướng cho tương lai phục vụ cho dịch vụ- du lịch sinh thái rừng. Đứng trên ngọn núi quan sát được quang cảnh của huyện Bắc Hà

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu và thủy văn

+ Khí hậu: Xã Tà Chải mang đầy đủ đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng trung du phía Bắc với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 dương lịch đến tháng 9. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 dương lịch đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 18 - 19 oC, nhiệt độ thấp nhất là1,50C vào tháng 12 và tháng 1.

Nhiệt độ cao nhất lên đến: 320 vào tháng 6, tháng 7.. Lượng mưa trung bình từ 1.310mm – 1.540mm. Lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8, tháng 9 dương lịch, thường gây lũ lụt vào tháng 7 và có lượng mưa nhỏ nhất vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Lượng mưa phân bố không đều cũng ảnh hưởng khó khăn tới phát triển kinh tế xã hội.

+ Độ ẩm. Độ ẩm không khí bình quân: 75 - 80%.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế của xã Tà Chải

4.1.2.1. Tình hình kinh tế của xãTà Chải

Bảng 4.1. Tình hình kinh tế của xã Tà Chải giai đoạn 2016 - 2018

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 GTSX (triệu đồng cấu (%) GTSX (triệu đồng Cơ cấu (%) GTSX (triệu đồng Cơ cấu (%) 1 Nông nghiệp 42.486 79,9 45.483 79,6 49.719 79,2 2 Công nghiệp-XD 4.051 7,6 4.409 7,7 5.031 8,0 3 Thương mại-DV 6.652 12,5 7.220 12,7 8.026 12,8 Tổng Cộng 53.189 100 57.112 100 62.776 100

(Nguồn: UBNDTà Chải) Qua bảng 4.1 tình hình thu nhập của xã giai đoạn 2016 - 2018 giá trị sản xuất thu từ nông nghiệp chiếm hơn 79% tổng thu nhập, công nghiệp xây dựng chiếm 8% tổng thu nhập, thương mại dịch vụ chiếm gần 13% tổng thu nhập. Điều đó cho ta thấy tình hình kinh tế của xã nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển của xã vấn chưa thực sự hợp lý, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp còn thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng chiếm hơn 20%. Qua tỷ lệ tình hình thu nhập của xã ta thấy chính quyền địa phương cần có những định hướng cụ thể để phát triển sản xuất theo hướng thị trường hóa để có thể kéo theo nghành công nghiệp và thương mại phát triển và cơ cấu cho hợp lý.

4.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động xã Tà Chải

Bảng 4.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2016-2018) Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

BQC (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2017/ 2016 2018 /2017

I. Tổng số nhân khẩu Người 3105 100 3309 100 3444 100 106.57 104,08 105,32

II. Tổng số hộ Hộ 798 100 835 100 868 100 104,64 103,95 104,29 1. Số hộ nông nghiệp Hộ 734 91,98 765 91,62 792 91,24 104,22 103,53 103,87 Hộ thuần nông Hộ 615 83,79 650 84,97 665 83,96 105,69 102,31 106,3 Hộ NN kiêm ngành khác (CN,DV,…) Hộ 119 16,21 121 15,82 127 16,04 101,68 104,96 90,29 2. Hộ khác Hộ 64 8,02 70 8,38 76 8,76 109,38 108,57 108,97

III. Tổng số lao động Lao động 2189 100 2197 100 2208 100 100,37 100,50 100,43 1. Lao động NN Lao động 1723 78,71 1711 77,88 1685 76,3 99,30 98,46 98,88 2. Lao động khác Lao động 466 21,29 486 28,40 523 23,7 104,29 107,67 105,97 IV. Một số chỉ tiêu BQ ha/Hộ

1. Đất NN/ Hộ NN ha/Hộ 2,21 2,1 2,02 95,02 96,19 95,60

2. Đất NN/ Khẩu NN ha/Hộ 0,52 0,48 0,47 92,3 97,92 95,07

Qua bảng 4.2 ta có thể thấy rõ hơn tình hình nhân khẩu và lao động tại xã Tà chải

Qua 3 năm số nhân khẩu trong xã cũng có sự biến động, tương ứng với số hộ từng năm thì số nhân khẩu năm 2016 là 3105 người, năm 2017 là 3309 người, tăng 6,57% so với năm 2016, đến năm 2018 số nhân khẩu là 3444 người và tăng 4,08% so với năm 2017. Qua 3 năm thì số nhân khẩu làm nông nghiệp vân chiếm đa số cụ thể là, năm 2016 số nhân khẩu làm nông nghiệp có 2623 người chiếm 84,48% tổng dân số, năm 2017 là 2828 người chiếm 85,46% tăng 7,82% so với năm 2016, đến năm 2018 số người làm nông nghiệp của xã là 2887 chiếm 83,83% tổng dân số và tăng hơn so với năm 2017 là 2,09%.

Xã có nguồn lao động tương đối dồi dào năm 2016 số người trong độ tuổi lao động của xã là 2189 người chiếm 70,5% tổng dân số trong đó số lao động làm nông nghiệp chiếm 78,71%. Năm 2017 số người trong độ tuổi lao đông là 2197 người chiếm 66,4% tổng dân số, trong đó số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 77,88% tổng số lao động, tăng 0,37% so với năm 2016, đến năm 2018 thì số lao đông trong độ tuổi tăng 0.5% so với năm 2017 tương đương 2208 người, số lao động làm nông nghiệp chiếm 76,3%. Qua bảng 4.2 ta còn thấy tình trạng số lao động trong độ tuổi làm các nghề phi nông nghiệp tăng lên đáng kể, cụ thể: Năm 2016 có 466 lao động, năm 2017 là 468 lao động và năm 2018 là 523 lao động. Sở dĩ có tình trạng này là do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn ra thành thị hoặc do sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp khác trong xã.

Cùng với sự gia tăng dân số thì đất nông nghiệp bình quân cho mỗi hộ đều có xu hướng giảm theo các năm. Năm 2016 đất nông nghiệp tính bình quân cho hộ nông nghiệp là 0,7444 ha/hộ, năm 2017 là 0,7173 ha/hộ giảm so với năm 2016 là 0,0271 ha/hộ, năm 2018 là 0,6929 ha/hộ giảm so với năm 2017 là 0,0244. Như vậy ta có thể thấy bình quân đất nông nghiệp theo hộ tại xã là khá lơn, đây là cơ sở để nông dân tăng gia sản xuất, từng bước cải thiện

đời sống.

4.1.2.3 Đặc điểm văn hóa - xã hội của xã

- Dân tộc – tôn giáo: Xã Tà Chải có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn gồm Dân tộc Tày chiếm 51,96%, Kinh chiếm 26,22%, Nùng chiếm 15.71%, Mông chiếm 3.5%, Hoa chiếm 1.07%, Dao chiếm 0.72%, dân tộc khác chiếm 0.82%

- Văn hóa – giáo dục: Công tác giáo dục được UBND xã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học, duy trì sĩ số học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ. Theo thống kê xã có 3 trường: Trường THCS, Trường tiểu học, Trường mầm non.

+ Trường mầm non có 432 cháu, đội ngũ giáo viên đào tạo cơ bản, các cháu được trông cả ngày ăn uống đầy đủ có thời gian quy định.

+ Trường tiểu học có 37 lớp với 617 học sinh, số giáo viên là 48 giáo viên, đã đào tạo qua đại học là 21, còn lại là hệ cao đẳng và trung cấp.

+ Trường THCS có 11 lớp với 312 học sinh, đội ngũ giáo viên đào tạo đại học là 19, còn hệ cao đẳng là 12.

-Y tế: Xã có 01 trạm y tế xã với 05 cán bộ y tế. Từng bước xây dựng bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, và các chương trình mục tiêu giai đoạn 2011 – 2020. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, cấp phát thuốc BHYT cho nhân dân đúng theo quy định. Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong năm không có trường hợp ngộ độc xảy ra.

Bảng 4.3 Tình hình sử dụng đất tại xã Tà chải qua 3 năm 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

BQC (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2017/2016 2018/2017 Tổng diện tích đất tự nhiên 517.48 100,0 0 517.48 100,00 517.48 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 429.78 83,05 431.6 83,40 431.47 83,38 100,42 99,97 100,19

1.1Đất sản xuất nông nghiệp 287.19 66,82 287.03 66,50 283.51 65,71 99,94 98,77 99,36

- Đất trồng cây hàng năm 140.27 48,84 140.2 48,85 136.74 48,23 99,95 97,53 98,74 + Đất trồng lúa 39.02 27,82 39.02 27,83 39.02 28,54 100 100 100 + Đất trồng cây hàng năm khác 101.25 72,18 101.18 72,17 97.72 71,46 99,93 96,01 99,97 - Đất trồng cây lâu năm 146.91 51,16 146.82 51,15 146.77 51,54 99,93 99,97 99,95

1.2. Đất lâm nghiệp 124.84 29,05 126.15 29.23 129.54 30,02 101,04 102,69 101,87

- Đất rừng sản xuất 117.17 93,86 126.15 100 129.54 100 107,66 102,69 105,18 - Đất rừng phòng hộ 7.67 6,14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)