Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 49)

4.1.1 .Điều kiện tự nhiên

4.5. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mận

4.5.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng tác động không nhỏ tới phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu trong việc sản xuất mận tam hoa. Điều kiện về mặt bằng không đồng đều cũng như quy mô còn nhỏ lẻ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển sản xuất cây mận theo chiều rộng. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt nguồn lực lao động của hộ dẫn tới áp lực lao động là nguyên nhân chính khiến các hộ điều tra không thể mở rộng sản xuất. Giải pháp mang tính hiệu quả và bền vững là đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất mận.

4.6. Chất lượng thương hiệu

Hiện nay, mận tam hoa đang bị lẫn với nhiều sản phẩm trên thị trường có chất lượng thấp hơn. Đặt ra vấn đề chất lượng và uy tín của dòng sản phẩm mận tam hoa, hiện cần có chính sách bảo hộ nhãn hiệu tập thể và kiểm tra hàng giả trên thị trường.

Dựa vào đặc tính của chất lượng của mận tam hoa và đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội xã Tà Chải, là căn cứ đảm bảo cho việc kích thích mở rộng quy mô trồng mận tam hoa của xã.

Nhìn chung, xã đều có điều kiện thuận lợi để phát triển mận tam hoa.

4.7. Giá bán

Hiện nay, có nhiều giống mận cho năng suất cao, nhưng bù lại mận tam hoa là giống mận cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các giống mận khác. Hiện nay, giá mận bán tại vườn của bà con nông dân vào khoảng 25.000- 35.000 đồng/kg trong khi đó, giá mận đầu vụ là 50.000 đồng/kg, cuối vụ là khoảng 30.000 đồng/kg. Giá mận cao, chính là một trong những lí do khiến bà con nông dân gắn bó với giống mận này.

* Đối với người tiêu dùng

Giá sản phẩm cũng là vấn đề người tiêu dùng khá quan tâm, nó không phải là yếu tố quyết định đến vấn đề mua sản phẩm nhưng lại là yếu tố giúp người mua mua sản phẩm đó khi thấy giá bán phù hợp. Giá của mận tamhoa nhìn chung được khách hàng chấp nhận.

4.8. Nguồn lực và chất lượng nguồn lực của người dân

Mặc dù người dân có nhu cầu mở rộng quy mô trồng mận tam hoa, song do giới hạn về nguồn lực lao động của hộ nên họ không có khả năng thực hiện. Bên cạnh đó, do đặc điểm của đồng đất không bằng phẳng, nhỏ lẻ cũng là những nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển sản xuất cây mận tam hoa ở xã Tà Chải.

Trình độ nhận thức và tập quán canh tác của đa số nông dân còn hạn chế, nông dân thiếu vốn, thiếu kiến thức, chưa mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Hiện nay đại bộ phận người dân vẫn dùng phương thức tự nhân giống bằng cách chiết cành, giâm cành…nên gây ra nhiều vấn đề về sự thoái hoá giống cũng như ảnh hưởng đến chất lượng mận khi đưa ra thị trường.

Phần 5

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY MẬN TẠI XÃ TÀ CHẢI

5.1. Định hướng

- Xã vẫn giữ vững phương hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Trong đó, sản xuất mận tam hoa vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm phần lớn thu nhập trong tổng thu nhập về trồng trọt của các hộ nông dân.

- Trong khoảng 2 -3 năm tới, huyện và xã sẽ triển khai và thực kế hoạch trồng mới lại diện tích mận tam hoa vì diện tích mận tam hoa hiện nay đã già, cộng với việc công tác chăm sóc không tốt nên năng suất đang có xu hướng giảm đi rất nhiều.

- Quy hoạch hợp lý và phát triển hệ thống giao thông để các phương tiện sản xuất, vận chuyển có thể dễ dàng tiếp cận đến ruộng vườn, bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư và tiếp tục hoàn thành hệ thống thuỷ lợi nhằm cung cấp nước đầy đủ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và cho mận tam hoa nói riêng. - Tiếp tục chuyển giao những đổi mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đồng thời chủ động trong việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây mận

5.2.1.Giải pháp về sản xuất

- Đối với giống: giống là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất mận tam hoa, nó đóng một vị trí không nhỏ đối với việc nâng cao năng suất.Vì vậy, khi tiến hành cấp phát giống cho các hộ nông dân, giống phải khoẻ, không sâu bệnh và có sức chống chịu tốt.

- Đối với BVTV: sâu bọ, dịch bệnh là mối nguy hại đối với cây trồng. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất còn lạc hậu, người dân xã Mường Lống vẫn chưa có thói quen sử dụng thuốc BVTV. Chính vì vậy, cán bộ khuyến nông cần phải tuyên truyền và vận động bà con sử dụng thuốc BVTV. Đồng thời ban

khuyến nông xã hướng dẫn bà con nên sử dụng thuốc gì, dùng như thế nào và dùng vào lúc nào.

- Đối với phân bón: phân vô cơ rất cần thiết đối với hoạt động sản xuất mận tam hoa. Các loại phân vô cơ đều ảnh hưởng tích cực đến năng suất mận tam hoa. Nếu bón đúng và đủ liều lượng sẽ đem đến cho cây mận tam hoa những chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cây phát triển và cho năng suất cao. Tuy nhiên, các hộ nông dân chỉ bón phân hữu cơ dẫn đến năng suất mận tam hoa vẫn chưa thực sự cao. Do vậy cần phải khuyến cáo bà con sử dụng kết hợp và hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ để cây mận tam hoa cho năng suất cao nhất.

- Đối với kỹ thuật chăm sóc: kỹ thuật chăm sóc cây mận tam hoa sẽ góp phần nâng cao năng suất, tuy nhiên hầu hết các hộ nông dân không chú trọng đến khâu chăm sóc, yêu cầu đặt ra là cần phải chăm sóc tốt hơn bằng cách là thường xuyên thăm ruộng vườn để xem xét tình hình cỏ dại, sâu bệnh, tỉa cành…

5.2.2.Giải pháp về cơ chế chính sách

- Giải pháp về vốn tín dụng: giải ngân kinh phí hỗ trợ sản xuất đồng bào vùng sản xuất mận Tam hoa và có hiệu quả.

- Giải pháp về đất đai: do đất sản xuất nông nghiệp của các nông hộ vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún nên đã gây nhiều khó khăn đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như công tác chăm sóc, thu hoạch. Vì vậy, hộ nông dân và chính quyền địa phương phải cùng nhau hợp tác, thực hiện tốt hơn các biện pháp sau: Quy hoạch cụ thể và bố trí sử dụng hợp lý đất đai căn cứ vào những đặc tính tự nhiên của đất, quy hoạch của thuỷ lợi và đặc điểm của từng vùng; Để khắc phục tình trạng đất đai manh mún phải tiến hành công tác dồn điền thửa, tạo điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách thuận lợi, dễ dàng; Cần có biện pháp cải tạo, bồi dưỡng, đầu tư thâm canh, có chế độ bón phân hộ lý để nâng cao độ phì nhiêu của đất đai; Ngoài ra cần khai phá những vùng đất bỏ hoang nhằm mở rộng diện tích đất sản xuất nông ngiêp, tăng quy mô đất đai cho từng hộ nông dân.

- Giải pháp về công tác khuyến nông: cán bộ khuyến nông cần phải thường xuyên phổ biến đầy đủ, kịp thời và nhanh những kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân có thể kết hợp kinh nghiệm của mình và những tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất có hiệu quả hơn.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, thể hiện sự đi lên của địa phương. Dù đã có sự đầu tư, nâng cấp, xây dựng và phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã vẫn còn thấp kém gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ nông dân. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đi lại thuận lợi và dễ dàng hơn là vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay.

- Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch: mận tam hoa đến giữa mùa thu hoạch thường chín hàng loạt, các hộ nông dân phải thu hái với số lượng lớn. Nếu công tác bảo quản sau thu hoạch không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và khối lượng sản phẩm, sản phẩm dễ bị hư hỏng dẫn đến việc người dân phải bán tháo với giá rẻ hoặc bị ép giá. Do vậy, cần quan tâm và hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch cho các hộ nông dân nhằm giúp người dân bảo quản được sản phẩm tốt hơn là việc rất cần thiết đối với chính quyền địa phương bằng cách: đầu tư kho lưu trữ được trang bị kỹ thuật bảo quản, sản phẩm bảo quản phải đặt ở nơi thông thoáng, tránh chỗ ẩm ướt, tránh mưa nắng hắt vào.

5.2.3. Giải pháp về tiêu thụ

Do người dân chưa chú trọng đến khâu bảo quản sau thu hoạch hoặc bảo quản không đúng quy cách nên sản phẩm đưa ra thị trường thường kém chất lượng. Do đó cần nâng cao nhận thức thị trường cho người dân để họ có ý thức sản xuất sản phẩm mận tam hoa theo hướng hàng hoá, sản xuất gắn với thị trường. Hiện nay vấn đề tiêu thụ sản phẩm mận tam hoa cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác đã có định hướng nhưng thị trường tiêu thụ chưa rộng lớn, giá cả chưa ổn định, nông dân thiệt thòi chưa yên tâm sản xuất là những

vấn đề bức xúc hiện nay.Vì vậy chính quyền địa phương và các tổ chức kinh doanh trên địa bàn cần nâng cao khả năng huy động, tìm kiếm thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm mận tam hoa, bố trí sản xuất hợp lý, đặc biệt chú ý vấn đề quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhằm phát huy thế mạnh của vùng.

5.2.4. Giải pháp về thông tin

Để các hộ nông dân phát triển sản xuất, vấn đề thông tin về giá cả đầu và, đầu ra, khoa học kỹ thuật,nhằm giúp các hộ dân có thêm tin về thị trường và định hướng trong sản xuất.

Tổ chức thành lập các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi cho đi tham quan, giới thiệu mô hình cấy lúa NCHV để các hộ học hỏi kinh nghiệm và tích lũy kiến thức phục vụ cho cấy lúa gia đình.

5.2.5. Kết luận

Xã Tà Chải có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa hình, nguồn nhân lực có trình độ, cơ sở hạ tầng tốt và đặc biệt là người nông dân rất cần cù chịu khó, thị trường tiêu thụ, nên rất thuận lợi cho việc phát triển quy mô sản xuất mận tam hoa.

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế như kỹ thuật canh tác chưa cao, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trang thiết bị, khoa học kĩ thuật còn yếu…và có nhiều sâu bệnh hại trong năm 2017 gây ảnh hưởng đến năng suất cây mận.Trong công tác phòng trừ sâu bệnh các hộ xã viên đều phòng trừ bằng thuốc hóa học một vụ phun thuốc ít nhất là 1 lần/ 1 vụ.

Trước tình hình này chính quyền địa phương đã không ngừng đầu tư và phát triển để phát huy những tiềm năng vốn có và khắc phục những hạn chế trong việc trồng mận tam hoa tại xã Tà Chải do vậy những năm qua đạt được những thành tựu đáng kể.

5.2.6. Kiến nghị

5.2.6.1 Với Nhà nước

Nghề trồng mận không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế, đem lại khoản thu nhập không nhỏ cho người sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương mà nó còn góp phần đem lại hiệu quả về mặt môi trường, phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng bền vững và góp phần tạo cảnh quan du lịch cộng đồng cho huyện Bắc Hà.

Nhà nước cần có chính sách ưu đãi để thu hút vốn từ các đơn vị tư nhân từ bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và cơ sở chế biến mận Tam hoa nhằm làm tăng giá trị sản xuất mận và hạn chế tình trạng giá mận Tam hoa phụ thuộc vào người thu gom. Bảo hộ hoặc trợ giá đối với những năm sản xuất gặp khó khăn.

Cần xây dựng chiến lược phát triển sản xuất mận Tam hoa trong đó có sự quan tâm đến điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Xây dựng chính sách hỗ trợ, như chính sách về đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tín dụng, khoa học công nghệ, thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất mận Tam hao.

Tăng cường hợp tác với các nƣớc trên thế giới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ các nước phát triển.

5.2.6.2 Với chính quyền địa phương các cấp

Địa phương cần nghiên cứu xác định vùng có điều kiện sản xuất ổi tại từng thôn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng.

Quan tâm đến công tác đào tạo khuyến nông, đồng thời đổi mới phương pháp đào tạo tập huấn khuyến nông, đổi mới phương pháp tiếp cận trong hướng dẫn cho các hộ. Thành lập các đoàn điều tra về chất đất để đưa ra khuyến cáo cụ thể về việc bón phân nào, thuốc BVTV gì, liều lượng bao nhiêu

cho từng vùng cụ thể.

Sắp xếp và tổ chức lại trật tự trong công tác quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ giống mận Tam hoa, một mặt khuyến khích đầu tư để làm công tác giống nhưng mặt khác, cơ quan chức năng phải quản lý chặt chẽ về chất lượng giống để chống thất thiệt cho người sản xuất về lâu dài. Cấp giống cây và hỗ trợ một phần kinh phí mua giống cho các hộ nông dân trồng theo quy hoạch.

Địa phương chủ động là cầu nối hình thành các mối liên kết giữa các hộ sản xuất với các đơn vị, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu... giúp nông dân tiếp cận với thông tin thị trường tiêu thụ và quy trình kỹ thuật mới. Tăng cường công tác quản lý thương hiệu “mận Bắc Hà” để sản phẩm mận Tam hoa thâm nhập sâu vào thị trường và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

5.2.6.3 Với hộ nông dân

Tận dụng triệt để điều kiện sẵn có như đất đai, lao động, công cụ lao động nhỏ... của gia đình một cách hợp lý nhằm mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập. Mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật trong sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao.

Tích cực học hỏi trau rồi kỹ thuật, tìm hiểu thị trường, tham gia các tổ chức, các câu lạc bộ chuyên trao đổi giúp đỡ nhau về kỹ thuật, giúp đỡ hỗ trợ nhau về vốn nhằm giảm rủi ro, tăng hiệu quả trong sản xuất. Nêu cao tinh thàn đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tìm đầu ra hiệu quả nhất, ổn định nhất. Dành nhiều thời gian hơn để đi thăm quan mô hình chuyên canh trồng mận Tam hoa để học hỏi thêm kinh nghiệm và kỹ thuật từ đó có biện pháp phù hợp để chăm sóc vườn mận của mình.

Thực hiện sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Hạn chế sử dụng và sử dụng hợp lý phân bón hóa học và thuốc BVTV, không sử dụng các chất bị cấm làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.Tài liệu tiếng việt

1. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Tà Chải, huyện Bắc Hà năm 2016, 2017, 2018.

2.Báo cáo kết quả thống kê đất đai xã Động Đạt năm 2016, 2017, 2018

3. Nguyễn Hữu Ngoan (2010), Giáo trình thống kê nông nghiệp, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

4. Vũ Đình Thắng (2012), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, nhà xuất bản đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)