Qũy đất nông nghiệp các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 40)

Bảng 4.6. Tình hình nguồn lực đất đai của hộ điều tra trồng mận tam hoa trong năm 2018 ĐVT: m2 Loại đất Bình quân chung Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ 1. Đất thổ cư 148,70 195,00 134,60 145,00 2. Đất nông nghiệp - Đất trồng lúa nước 633,30 833,30 769,20 619,20 - Đất trồng cây hàng năm khác 880,00 845,50 1.230,80 784,60 - Đất trồng mận tam hoa 2.433,30 7.716,70 3.134,60 863,50 - Đất trồng cây lâu năm

khác 762,20 915,20 746,10 698,30 - Đất ao, hồ 289,50 426,50 197,30 189,50 3. Đất xây dựng cơ bản - Đất chuồng trại 160,90 313,30 146,60 132,70 4. Đất lâm nghiệp 15.095,00 19.164,00 12.320,00 9.016,00

(Nguồn: Tổng hợp điều tra,2018)

Do địa hình chủ yếu là núi có dộ dốc cao,đất bằng ở thung lũng ít nên diện tích dành cho canh tác lúa và các cây trồng ngắn ngày của hộ dân khá ít. Về diện tích đất trồng lúa nước bình quân của một hộ nhiều nhất cũng chỉ được 833,3 m2 ở nhóm hộ có quy mô sản xuất mận tam hoa lớn , ở nhóm hộ có quy mô trung bình là 769,2m2/hộ và nhóm hộ có quy mô nhỏ là 619,2m2/hộ.

Mặc dù chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò và ngựa ở xã khá phát triển nhưng chủ yếu nuôi theo hình thức thả rông nên diện tích dành cho xây dựng chuồng trại của các hộ ít, bình quân 160,9m2/hộ.

Để tận dụng thế mạnh của vùng rừng núi và hưởng ứng phong trào xã hội hóa nghề rừng, nên nhiều hộ gia đình đã đứng ra nhận khoanh nuôi, bảo vệ và trồng bổ sung rừng để biến diện tích đất rừng tự nhiên thành đất lâm nghiệp. Bình quân mỗi hộ nhận khoanh nuôi và bảo vệ khoảng 15.095m2, trong đó

nhóm hộ có qui mô sản xuất mận lớn có bình quân 19.164m /hộ; ở các nhóm hộ sản xuất mận có qui mô trung bình và nhỏ lần lượt là 12.320m2/hộ và 9.016m2/hộ.

Đứng sau diện tích đất lâm nghiệp là diện tích đất trồng mận tam hoa, diện tích đất dành cho trồng mận khá lớn so với diện tích đất khác của hộ. Bình quân mỗi hộ có 2.433,3m2; ở nhóm hộ qui mô lớn diện tích đất trồng mận tam hoa là 7.716,7m2/hộ: nhóm hộ qui mô trung bình là 3.134,6m2/hộ; nhóm hộ qui mô nhỏ cũng có khoảng 863,5m2/hộ.

4.2.3. Tình hình tiêu thụ

Bảng 4.7. Giá bán mận trên địa bàn xã Tà Chải giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: đồng/kg

Năm Giá bán mận tam hoa Giá bán mận xô

2016 35.000 6.500

2017 35.500 7.000

2018 40.000 8.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện giá mận của xã Tà Chải qua 3 năm 2016 – 2018

Qua biểu đồ trên cho thấy giá mận tại địa phương không ổn định mà thường xuyên biến động theo thời vụ và đối tượng bán sản phẩm. Giá căn cứ vào nhu cầu, giá trị thị trường và người mua đặt ra. Tại địa phương thường thì thương lái đến tại gia đình thu mua do vậy thường xuyên bị ép giá.

Thường thì đầu vụ hoặc cuối vụ cao nhất do người dân ít có khả năng dự trữ nên đến thời điểm này, sản lượng còn lại không nhiều còn đầu vụ giá bán cũng cao hơn giữa vụ vì mới bắt đầu thu hoạch nên sản lượng còn khan hiếm. Giữa vụ là thời điểm nông dân thu hoạch rộ nhất và sản lượng bán lớn nhất nên giá bán tương đối thấp hơn, trong năm vừa qua giá bán là 40.000đ/kg giá tương đối cao so với các giống mận khác.

Đối tượng bán cũng ảnh hưởng đến giá sản phẩm, thường thì bán cho những thương lái giá sẽ thấp hơn so với việc bán thẳng tới người tiêu dùng. Giá mận từ năm 2016 - 2018 có xu hướng tăng nhẹ là niềm khích lệ cho người dân tiếp tục trồng quy mô lớn hơn.

4.3. Kết quả sản xuất mận tam hoa tại xã Tà Chải năm 2018

4.3.1. Diện tích, năng suất sản lượng mận tam hoa của các hộ điều tra

Bảng 4.8: Diện tích và số cây trồng mận tam hoa bình quân 1 hộ được phỏng vấn của xã.

STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy nhỏ 1 Diện tích m2 2.700,80 7.045,50 3.114,30 683,90 2 Số cây được trồng Cây 146,90 353,00 155,00 59,80 3 Số cây sống được Cây 132,80 325,10 141,70 54,30

4 Tỷ lệ cây sống % 90,40 92,10 91,40 90,80

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018)

dân tận dụng những khoảng đất trống, đất tốt ở các triển núi để trồng mận. Qua trên ta thấy bình quân mỗi hộ gia đình trồng 146,9 cây tương đương với diện tích đất bình quân là 2.700,8m2, với tỷ lệ sống đạt trên 90%. Ở nhóm hộ quy mô lớn số cây mận được trồng bình quân của mỗi hộ là 353 cây, ở nhóm hộ quy mô trung bình là 155 cây và nhóm hộ quy mô nhỏ là 59,8 cây, với tỷ lệ sống của các cây giống được trồng đều trên 90%.

4.3.2. Chi phí bình quân (CPBQ) trong quá trình sản xuất 1ha mận tam hoa Bảng 4.9. Chi phí sản xuất cho 1ha sản xuất mận tam hoa Bảng 4.9. Chi phí sản xuất cho 1ha sản xuất mận tam hoa

ĐVT: 1000 đồng/ha

Chỉ tiêu ĐVT Đơn giá

Quy mô lớn Quy mô trung bình Quy mô nhỏ BQC SL Thành tiền SL Thành tiền SL Thàn h tiền 1.Chi phí trung gian - Giống cây 15 626 9.390 550 8.250 485 7.275 8.305 -Phân hữu cơ kg 12 65 780 58 696 51, 5 618 698 - Phân hóa học kg 0 0 0 0 0 0 0 0 - Chi phí khác 478,34 409,20 395,2 0 427,58 2. Chi phí lao động - Công chăm sóc Công 150 23 3.450 17 2.550 15 2.250 2.750 - Công thu hái vận chuyển công 150 35 5.250 32 4.800 30 4.500 4.850 Tổng chi phí - 19.348,34 16.705,2 15.338,2 17.130, 58

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng cho thấy, mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất mận tam hoa của cả 3 nhóm hộ đều rất đơn giản, không mang tính chất đầu tư thâm canh, cụ thể là: công chăm sóc, công thu hái, vận chuyển đều tận dụng công gia đình, chứ

không thuê. Còn các vật tư khác như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì người dân không sử dụng, chỉ sử dụng mỗi phân chuồng hữu cơ. Qua đó ta thấy việc sản xuất mận tam hoa ở xã Tà Chải mang tính chất thủ công là chính, tận dụng tối đa nguồn lao động dôi dư của hộ gia đình và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc này tiềm ẩn những rủi ro rất lớn do thiên nhiên đem lại, làm cho năng suất mận tam hoa biến động rất lớn

Mức đầu tư chi phí cho 1ha của các nhóm hộ được thể hiện như sau: mức đầu tư bình quân của nhóm hộ quy mô lớn là 19.348.340 đồng/ha, nhóm hộ quy mô trung bình là 16.705.200 đồng/ha, nhóm hộ quy mô nhỏ là 15.338.200 đồng/ha.

Mức đầu tư chi phí sản xuất của các nhóm hộ chủ yếu là chi phí công lao động bỏ ra còn các chi phí trung gian khác rất ít.

4.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận tam hoa năm 2018

Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận tam hoa năm 2018

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô lớn Quy mô TB

Quy mô

nhỏ BQ chung

1. Năng suất BQ Tạ/ha 46,60 45,60 40,40 42,90

2. Giá bán BQ Đồng/kg 35.000 35.000 35.000 35.000 3. Giá trị sản

xuất (GO) 1.000đ/ha 163.100 159.600 141.400 150.150 4. Chi phí trung

gian (IC) 1.000đ/ha 10.648,34 9.355,2 8.288,2 9.430,58 5. Giá trị gia tăng

(VA) 1.000đ/ha 152.451,66 150.244,8 133.111,8 145.269,42 6. Công lao động 1000đ/ha 8.700 7.350 6.750 7.600 7. Lợi nhuận 1.000đ/ha 143.751,66 142.894,8 126.360,8 137.669,42

8. GO/IC Lần 15,32 17,06 17,06 15.92

9. VA/IC Lần 14,32 16,06 16,06 15,48

10. Pr/IC Lần 13,49 15,27 15,24 14,75

Qua bảng số liệu trên ta thấy

Trung bình chung giá trị sản xuất của hộ trồng mận tam hoa là 150.150.000 đồng. Trong đó giá trị sản xuất của hộ quy mô lớn cao nhất với 163.100.000 đồng, sau đó đến hộ quy mô trung bình và thấp nhất hộ quy mô nhỏ với 141.400.000 đồng.

Chi phí trung gian bỏ ra sản xuất 1 ha mận tam hoa là 9.430.580 đồng. Cụ thể hộ quy mô lớn là 10.648.340 đồng, thấp nhất hộ quy mô nhỏ là 8.288.200

4.3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận xô năm 2018

Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận xô năm 2018

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô

lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ BQ chung

1. Năng suất BQ Tạ/ha 38,30 30,50 26,85 31,88

2. Giá bán BQ Đồng/kg 7.000 7.000 7.000 7.000

3. Giá trị sản xuất

(GO) 1.000đ/ha 26.810 21.350 18.795 22.318,33

4. Chi phí trung gian

(IC) 1.000đ/ha 10.648,34 9.355,2 8.288,2 9.430,58 5. Giá trị gia tăng

(VA) 1.000đ/ha 16.161,66 11.994,8 10.506,8 12.871,09 6. Công lao động 1000đ/ha 8.700 7.350 6.750 7.600 7. Lợi nhuận 1.000đ/ha 7.461,66 4.644,8 3.756,8 5.287,75

8. GO/IC Lần 2,52 2,28 2,27 2,36

9. VA/IC Lần 1,52 1,28 1,27 1,36

10. Pr/IC Lần 0,70 0,49 0,45 0,88

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

giống mận tam hoa, nên tôi không đưa bảng chi phí sản xuất giống mận xô vào bài khóa luận.

Qua bảng kết quả và hiệu quả sản xuất 1 ha mận xô năm 2018 ta thấy rằng mận xô là giống mận cho quả nhỏ hơn do vậy năng suất thu được thấp hơn so với các loại mận khác, ngoài ra giá bán mận xô cũng thấp hơn, giá bán trung bình năm 2018 là 7.000 đồng.

Vì vậy lợi nhuận thu được từ 1ha mận xô chỉ đạt 5.287.750 đồng.

4.3.5. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mận tam hoa và mận xô năm 2018 2018

Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất của mận tam hoa và mận xô năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Cây trồng So sánh + _ Mận tam hoa Mận xô

1.Năng suất bình quân Tạ/ha 42,90 31,88 11,02 2.Giá bán bình quân Đồng/kg 35.000 7.000 28.000 3.Giá trị sản xuất 1.000đ/ha 150.150 22.318,33 127.831,67 4.Chi phí trung gian 1.000đ/ha 9.430,58 9.430,58 0 5.Giá trị gia tăng 1.000đ/ha 145.269,42 12.871,09 132.398,33

6.Công lao động Công 7.600 7.600 0

7.Lợi nhuận 1.000đ/ha 137.669,42 5.287,75 132.381,67

8.GO/IC Lần 15.92 2,36 13,56

9.VA/IC Lần 15,48 1,36 14,12

10.Pr/IC Lần 14,75 0,88 13,87

(Nguồn: Tổng số liệu điều tra, 2018)

Qua bảng trên có thể thấy:

liệu trên ta có thể thấy việc sản xuất mận tam hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với việc sản xuất mận xô. Cụ thể là: Năng suất bình quân mận tam hoa đạt được là 42,90 tạ/ha trong khi mận xô thu được chỉ đạt 31,88 tạ/ha , ngoài ra giá bán mận tam hoa tại thời điểm năm 2018 là 35.000/kg trong khi giá mận xô thấp hơn rất nhiều chỉ 7.000đ/kg.

Chính sự chênh lệch về giá này là nguyên nhân khiến cho hiệu quả kinh tế khi sản xuất mận tam hoa cao hơn. Lợi nhuận thu được từ việc sản xuất mận tam hoa cao hơn rất nhiều so với mận xô là 132.381.670 đồng/ha

Từ sự chênh lệch rất lớn về lợi nhuận của việc sản xuất hai giống mận trên ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mận tam hoa.Vậy qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy việc sản xuất mận tam hoa mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với việc sản xuất mận xô.

4.3.6. Hệ thống kênh sản phẩm tiêu thụ

Hệ thống giao thông của xã khá khó khăn cho việc tiêu thụ mận. Qua điều tra, mận được tiêu thụ qua hai luồng kênh như sau:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018)

Hình 4.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ mận tam hoa xã Tà Chải năm 2018

Qua sơ đồ biểu diễn về các kênh tiêu thụ có thể nhận thấy:

Với kênh 1: Từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng biết được gia đình trồng và thu hoạch mận tam hoa tới mua tận nhà, hoặc người

Người sản xuất Người tiêu dùng Thương lái Người tiêu dùng K1 K2

dân đem ra chợ bán trực tiếp. Thường thì số lượng trao đổi tương đối ít vì người mua mua số lượng ít mang và mang tính chất lẻ tẻ, không tập trung.

Với kênh 2: Từ người sản xuất đến thương lái đến người tiêu dùng. Sau khi thu mua xong thì các thương lái, nhà buôn đến tận nơi thu mua sản phẩm, từ đó hàng hóa được phân phối tới các cửa hàng bán buôn bán lẻ và tới tay người tiêu dùng. Thường thì họ sẽ mua với số lượng lớn mận tam hoa của các hộ dân và thời gian tiêu thụ nhanh, tuy nhiên giá mận sẽ thấp hơn so với bán trực tiếp.

4.4. Đánh giá những thuận lợi khó khăn khi thực hiện sản xuất cây mận

4.4.1. Thuận lợi

- Là xã thuộc khí hậu ôn đới, mát mẻ vào mùa hè và lạnh vào mùa đông, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như ngô, lúa; đặc biệt là cây ăn quả, rau vụ đông. Nên xã nhận được nhiều sự quan tâm và những ưu đãi đặc biệt của Đảng và nhà nước cũng như của chính quyền địa phương.

- Sự quan tâm đầu tư bằng các chương trình dự án của Trung Ương, Tỉnh đối với đồng bào dân tộc miền núi ngày một nhiều và thiết thực.

- Có lực lượng lao động dồi dào. Đó là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khả năng khai thác sử dụng đất đai trên địa bàn nói riêng đặc biệt là đất đai để sản xuất nông nghiệp.

- Có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, đất đai màu mỡ - Không mất nhiều công chăm sóc

4.4.2. Hạn chế

4.4.2.1 hạn chế

- Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn dẫn đến chi phí cho việc vận chuyển hàng hoá tiêu thụ lớn. Chính vì vậy mà sản phẩm của người dân tạo ra không được giá.

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của các hộ nông dân.

- Trình độ dân trí và tay nghề còn thấp, đa số lao động chưa qua đào tạo, tập quán sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống mang tính chất đặc thù của địa phương nên năng suất cây trồng chưa cao.

- Người dân chưa có ý thức đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất cây trồng, vẫn còn sản xuất theo lối canh tác thủ công, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.

- Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa chủ động được thị trường tiêu thụ.

4.5. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây mận

4.5.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng tác động không nhỏ tới phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu trong việc sản xuất mận tam hoa. Điều kiện về mặt bằng không đồng đều cũng như quy mô còn nhỏ lẻ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển sản xuất cây mận theo chiều rộng. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt nguồn lực lao động của hộ dẫn tới áp lực lao động là nguyên nhân chính khiến các hộ điều tra không thể mở rộng sản xuất. Giải pháp mang tính hiệu quả và bền vững là đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất mận.

4.6. Chất lượng thương hiệu

Hiện nay, mận tam hoa đang bị lẫn với nhiều sản phẩm trên thị trường có chất lượng thấp hơn. Đặt ra vấn đề chất lượng và uy tín của dòng sản phẩm mận tam hoa, hiện cần có chính sách bảo hộ nhãn hiệu tập thể và kiểm tra hàng giả trên thị trường.

Dựa vào đặc tính của chất lượng của mận tam hoa và đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội xã Tà Chải, là căn cứ đảm bảo cho việc kích thích mở rộng quy mô trồng mận tam hoa của xã.

Nhìn chung, xã đều có điều kiện thuận lợi để phát triển mận tam hoa.

4.7. Giá bán

Hiện nay, có nhiều giống mận cho năng suất cao, nhưng bù lại mận tam hoa là giống mận cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các giống mận khác. Hiện nay, giá mận bán tại vườn của bà con nông dân vào khoảng 25.000- 35.000 đồng/kg trong khi đó, giá mận đầu vụ là 50.000 đồng/kg, cuối vụ là khoảng 30.000 đồng/kg. Giá mận cao, chính là một trong những lí do khiến bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)