So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mận tamhoa và mận xô năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 46 - 48)

4.1.1 .Điều kiện tự nhiên

4.3. Kết quả sản xuất mận tamhoa tại xã Tà Chải năm 2018

4.3.5. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mận tamhoa và mận xô năm

rằng mận xô là giống mận cho quả nhỏ hơn do vậy năng suất thu được thấp hơn so với các loại mận khác, ngoài ra giá bán mận xô cũng thấp hơn, giá bán trung bình năm 2018 là 7.000 đồng.

Vì vậy lợi nhuận thu được từ 1ha mận xô chỉ đạt 5.287.750 đồng.

4.3.5. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất mận tam hoa và mận xô năm 2018 2018

Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất của mận tam hoa và mận xô năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Cây trồng So sánh + _ Mận tam hoa Mận xô

1.Năng suất bình quân Tạ/ha 42,90 31,88 11,02 2.Giá bán bình quân Đồng/kg 35.000 7.000 28.000 3.Giá trị sản xuất 1.000đ/ha 150.150 22.318,33 127.831,67 4.Chi phí trung gian 1.000đ/ha 9.430,58 9.430,58 0 5.Giá trị gia tăng 1.000đ/ha 145.269,42 12.871,09 132.398,33

6.Công lao động Công 7.600 7.600 0

7.Lợi nhuận 1.000đ/ha 137.669,42 5.287,75 132.381,67

8.GO/IC Lần 15.92 2,36 13,56

9.VA/IC Lần 15,48 1,36 14,12

10.Pr/IC Lần 14,75 0,88 13,87

(Nguồn: Tổng số liệu điều tra, 2018)

Qua bảng trên có thể thấy:

liệu trên ta có thể thấy việc sản xuất mận tam hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với việc sản xuất mận xô. Cụ thể là: Năng suất bình quân mận tam hoa đạt được là 42,90 tạ/ha trong khi mận xô thu được chỉ đạt 31,88 tạ/ha , ngoài ra giá bán mận tam hoa tại thời điểm năm 2018 là 35.000/kg trong khi giá mận xô thấp hơn rất nhiều chỉ 7.000đ/kg.

Chính sự chênh lệch về giá này là nguyên nhân khiến cho hiệu quả kinh tế khi sản xuất mận tam hoa cao hơn. Lợi nhuận thu được từ việc sản xuất mận tam hoa cao hơn rất nhiều so với mận xô là 132.381.670 đồng/ha

Từ sự chênh lệch rất lớn về lợi nhuận của việc sản xuất hai giống mận trên ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mận tam hoa.Vậy qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy việc sản xuất mận tam hoa mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với việc sản xuất mận xô.

4.3.6. Hệ thống kênh sản phẩm tiêu thụ

Hệ thống giao thông của xã khá khó khăn cho việc tiêu thụ mận. Qua điều tra, mận được tiêu thụ qua hai luồng kênh như sau:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2018)

Hình 4.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ mận tam hoa xã Tà Chải năm 2018

Qua sơ đồ biểu diễn về các kênh tiêu thụ có thể nhận thấy:

Với kênh 1: Từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng biết được gia đình trồng và thu hoạch mận tam hoa tới mua tận nhà, hoặc người

Người sản xuất Người tiêu dùng Thương lái Người tiêu dùng K1 K2

dân đem ra chợ bán trực tiếp. Thường thì số lượng trao đổi tương đối ít vì người mua mua số lượng ít mang và mang tính chất lẻ tẻ, không tập trung.

Với kênh 2: Từ người sản xuất đến thương lái đến người tiêu dùng. Sau khi thu mua xong thì các thương lái, nhà buôn đến tận nơi thu mua sản phẩm, từ đó hàng hóa được phân phối tới các cửa hàng bán buôn bán lẻ và tới tay người tiêu dùng. Thường thì họ sẽ mua với số lượng lớn mận tam hoa của các hộ dân và thời gian tiêu thụ nhanh, tuy nhiên giá mận sẽ thấp hơn so với bán trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây mận tam hoa tại xã tà chải huyện bắc hà tỉnh lào cai​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)