CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách xuất khẩu dịch vụ của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)

1.2.5 .Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ

1.3.1. Xu hƣớng sử dụng dịch vụ trên thế giới

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay đƣợc đẩy mạnh trên quy mô chƣa từng có trong lịch sử. Cách mạng khoa học - công nghệ cao mới liên tiếp thu đƣợc tiến bộ, liên tiếp có những đột phá trong lĩnh vực tin học, sinh học, vũ trụ học, hải dƣơng học, năng lƣợng, quản lý…, thúc đẩy sự chào đời của thời đại kinh tế tri thức. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cao đã làm cho khoa học trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, tạo ra một bƣớc ngoặt trong sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xã hội, tác động một cách sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, khiến cho phân công lao động ngày càng

mở rộng trên phạm vi quốc gia và quốc tế, quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ. Chất lƣợng cuộc sống ngày càng gia tăng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng không ngừng gia tăng, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ cao cấp. Khi nền kinh tế thế giới vận hành theo quy luật của thị trƣờng, nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ đƣợc đáp ứng bởi các nhà cung cấp dịch vụ ở nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ: các dịch khám chữa bệnh cho những công dân Việt Nam đƣợc thực hiện bởi các Bệnh viện nổi tiếng ở Pháp, Singapore hay những thầy thuốc Trung Quốc. Khách du lịch nƣớc ngoài đến Việt Nam đƣợc cung cấp các dịch vụ du lịch từ các công ty du lịch Việt Nam. Ngành Viễn thông Việt nam cung cấp các dịch vụ Viễn thông tại Campuchia hay tại Mỹ…Nhƣ vậy, thƣơng mại quốc tế nói chung và thƣơng mại quốc tế về dịch vụ nói riêng là kết quả tất yếu của các mối quan hệ kinh tế quốc tế đƣợc hình thành và ngày càng mở rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Thƣơng mại quốc tế là một trong những hình thái phổ quát nhất của các quan hệ kinh tế quốc tế, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới trong nhiều thế kỷ qua. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù quan hệ kinh tế quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc cả về quy mô và cấu trúc, với sự xuất hiện nhiều hình thức quan hệ kinh tế quốc tế mới, song thƣơng mại quốc tế vẫn là một trong những hình thái quan hệ kinh tế quốc tế đặc trƣng. Trong đó, một xu thế gắn liền với xu hƣớng phát triển dịch vụ thế giới, đó là: Cơ cấu thƣơng mại quốc tế thay đổi theo chiều hƣớng gia tăng sản phẩm chế biến, các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ.

Khi thƣơng mại và dịch vụ ngày càng phát triển theo xu hƣớng tự do hóa, cùng với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng gia tăng của các nƣớc trên thế giới, các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi nhƣ Việt Nam tất yếu cần phải nắm bắt cơ hội đó để đẩy mạnh đầu tƣ, phát triển mạnh các ngành dịch vụ, tăng cƣờng thực hiện xuất xuất khẩu dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các nƣớc trên thế giới.

1.3.2. Xu hƣớng sử dụng dịch vụ thuê ngoài (outsource)

Xu hƣớng sử dụng dịch vụ thuê ngoài cũng là một trong các nhân tố quan trọng. Thuê ngoài (outsourcing) là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế. Nó là việc

một thể nhân hay pháp nhân chuyển giao việc thực hiện toàn bộ một chức năng sản xuất-kinh doanh nào đó, bao gồm cả tài sản vật chất và nhân lực cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài chuyên môn hóa trong lĩnh vực đó, gọi là nhà thầu phụ. Dịch vụ có thể đƣợc cung cấp bên trong hay bên ngoài công ty khách hàng; có thể thuộc nƣớc sở tại hoặc ở nƣớc ngoài. Các chuyển giao nhƣ vậy nhằm mục đích hạ giá thành và nâng cao tính cạnh tranh. Nó khác với việc mua bán sản phẩm từ nhà cung cấp ở chỗ giữa hai bên có sự trao đổi thông tin để quản lý việc sản xuất-kinh doanh đó, tức là có sự hợp tác trong sản xuất. Hiện nay, hoạt động thuê ngoài đƣợc áp dụng rất nhiều trong ngành công nghệ thông tin. Các công ty hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin có thể thuê ngƣời bên ngoài thực hiện mảng công nghệ thông tin của công ty mình. Một đối tác nhƣ vậy sẽ cung cấp nhân lực làm việc sát cánh với nhân viên của công ty, có khả năng nắm bắt các vấn đề của riêng công ty và từ đó giúp công ty chuyển giao và thực hiện các giải pháp thích hợp.

Thuê ngoài gần giống với chuyển ra ngoài khi thể nhân hay pháp nhân thuê mƣớn nhà thầu phụ tại nƣớc ngoài, nhƣng khác khi họ chỉ thuê mƣớn nhà thầu phụ trong cùng quốc gia hoặc khác ở chỗ thuê ngoài luôn là thuê mƣớn nhà thầu phụ không thuộc về pháp nhân đó, trong khi chuyển ra ngoài có thể chỉ là việc chuyển giao công việc cho chi nhánh của chính pháp nhân đó tại nƣớc ngoài.

Lẽ thông thƣờng, các công ty có khuynh hƣớng chuyển sang dịch vụ thuê ngoài nhiều hơn khi họ ký đƣợc nhiều hợp đồng hơn, nhƣng ở thời điểm cuối của cuộc suy thoái, các chuyên gia cho rằng điều ngƣơc lại: Việc cắt giảm thuê ngoài có thể xảy ra sớm, bởi các công ty phải đối mặt với những thay đổi chóng mặt của nền kinh tế. Chỉ khi các chuyên gia nhìn thấy trƣớc đƣợc sự phục hồi, họ mới có thể thực sự củng cố cho outsourcing.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách xuất khẩu dịch vụ của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)