Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách xuất khẩu dịch vụ của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 40)

1.2.5 .Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

1.4. KINH NGHIỆM HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA

1.4.2. Chính sách xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan

Dịch vụ chiếm 55% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan và đóng góp rất lớn vào cán cân thƣơng mại. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan năm 1999 đã đạt gần 19tỷ USD, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan trong năm này. Điều đáng chú ý là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á (1997) khi hàng xuất khẩu của Thái Lan gặp nhiều khó khăn, kim ngạch liên tục giảm thì chính xuất khẩu dịch vụ đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện cán cân thƣơng mại của Thái Lan. Từ đó đến nay, với chính sách chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, nên kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Thái Lan đã gia tăng đáng kể, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan.

a. Dịch vụ du lịch

Động lực chính của ngành dịch vụ Thái Lan chính là dịch vụ du lịch. Thái Lan là một trong những nƣớc thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới. Các địa danh nhƣ Bangkok, Patayat, Chiang Mai, Phuket... ngày nay đã trở nên hết sức quen thuộc với du khách toàn cầu, kể cả những du khách phƣơng Tây kỹ tính. Nguồn thu từ du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, với khoảng 7 triệu khách/năm, thu 7 tỷ USD, đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nƣớc mỗi năm và là chỗ dựa cứu nguy thời khủng hoảng tài chính châu Á năm 97 - 98.

Đạt đƣợc thành công này là do Chính phủ Thái Lan đã rất chú trọng phát triển ngành “công nghiệp không khói” này. Thái Lan đặc biệt chú trọng phát triển du lịch và nguồn nhân lực. Coi Du lịch là mũi nhọn kinh tế Thái. Ngƣời Thái có cả một ngành công nghiệp du lịch với chiến lƣợc mạch lạc, với những hoạt động quảng bá mang tính chuyên nghiệp rất cao và họ hiểu rõ phƣơng châm “muốn thu hoạch phải đầu tƣ”. Chỉ riêng ngành du lịch đƣợc chính phủ Thái quan tâm đặc biệt và có vị thế tƣơng đƣơng với hai chính sách lớn mang tầm vĩ mô của cả nền kinh tế (Liên kết với kinh tế toàn cầu và theo dõi sát sao các doanh nghiệp trong nƣớc). Du lịch

chính là mũi nhọn thứ ba. Thái Lan không ngừng áp dụng nhiều biện pháp: cải tiến thủ tục, giảm lệ phí visa, gia tăng các loại hình dịch vụ đặc sắc, xây dựng mạng lƣới shopping đa dạng, mở nhiều điểm tham quan mới bên cạnh việc trùng tu những thắng cảnh truyền thống và đáng ghi nhận là những chƣơng trình tiếp thị tận gốc của Chính phủ.

Chẳng hạn, Chính phủ Thái đang hỗ trợ phát triển những nhà hàng Thái với những quy mô khác nhau ở khắp thế giới, với khoảng 7.000 nhà hàng. Một chiến dịch nhƣ vậy đã mang hƣơng vị Thái đến tận những ngƣời ít quan tâm tới đất nƣớc này nhất, buộc họ phải chú ý và đi du lịch Thái Lan.

Việc mở rộng các nhà hàng Thái trên khắp thế giới cũng góp phần xuất khẩu gạo thơm của Thái, các công nghệ chuyển giao và làm bùng nổ ngành du lịch của Thái. Chính phủ Thái Lan lập một công ty mới là Global Thai Restaurant để quảng bá các nhà hàng Thái trên thế giới.

Song song với các chiến dịch ngắn hạn thiên về bề nổi nhƣ trên, Cục Xúc tiến phối hợp với công ty CAD xuất bản ấn phẩm Tin tức về nhà hàng Thái và tổ chức hội thảo để giúp các nhà đầu tƣ Thái phát triển thƣơng hiệu nhà hàng Thái ở nƣớc ngoài.

Một nét nổi bật trong chính sách đối với ngành du lịch, trực tiếp Chính phủ “xắn tay áo” làm tiếp thị du lịch. Các quan chức Thái luôn đặt mục tiêu tìm kiếm khách hàng thƣờng xuyên cho ngành du lịch nƣớc nhà. Chẳng hạn, năm 2004, chính Phó Thủ tƣớng Thái Lan là Somkid Jatusripitak đã dẫn một phái đoàn thƣơng mại đến Nhật để khai thác thị trƣờng du lịch của nƣớc này. Điều đặc biệt là phái đoàn thƣơng mại không ký kết một văn bản nào với Chính phủ Nhật mà lại ký bản ghi nhớ với 19 công ty lớn của Nhật để cam kết thực hiện việc đƣa các nhân viên của các công ty này đến du lịch tại Thái Lan.

Tƣơng tự nhƣ vậy, các phái đoàn các cấp của Chính phủ Thái còn thƣờng xuyên tiếp xúc với các công ty nƣớc ngoài để thảo luận các cơ hội kinh doanh về du lịch. Thái Lan thƣờng đƣa ra đƣợc giá chào tour du lịch hấp dẫn cho các nhà lãnh đạo cao cấp của các công ty lớn này. Mời đƣợc khách đến rồi, ngƣời Thái vẫn

không ngừng quan sát và tìm cách chiều lòng khách hàng. Chẳng hạn, từ lâu nơi này đã là điểm hẹn của dân hippi và Tây ba lô, song Thái Lan ngày nay còn lo thu hút thêm các vị cao niên, một khối lƣợng du khách đang tăng 6% mỗi năm tại đây. Mục tiêu là tìm thêm tiền cho Thái Lan bằng cách nới dài số ngày mà các du khách cao niên có thể ở. Trƣớc kia du khách có thể ở tối đa từ một đến ba tháng. Hiện giờ, nếu khách trên 50 tuổi với 18.660 USD trong ngân hàng, hay có thu nhập hàng tháng hơn 65.000 baht có thể đƣợc cấp visa cƣ trú dài hạn 1 năm. Nhờ những biện pháp thiết thực, hiện nay du khách cao niên chiếm 15% tổng số du khách, và tăng đều hàng năm. Nhƣ vậy, ngành du lịch đã và đang cùng với hai chính sách lớn mang tầm vĩ mô của cả nền kinh tế nhƣ đã nói trên, chính sách song trùng, tạo thành ba mũi tấn công mang tầm chiến lƣợc giúp ngƣời Thái vững bƣớc tiến trên thƣơng trƣờng toàn cầu hiện nay.

b. Dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế với tỷ lệ trong GDP quốc gia là 7-8%. Theo số liệu thống kê, tổng phí bảo hiểm của Thái Lan năm 1998 lên tới gần 100 tỷ Baht (khoảng gần 3 tỷ USD). Tuy nhiên, do bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, mức tăng trƣởng của ngành cũng bị ảnh hƣởng đáng kể. Nếu trong giai đoạn 1991-1997, ngành bảo hiểm của Thái Lan luôn tăng trƣởng ở mức 17-19% thì trong năm 1997- 1998 đã sụt giảm 4-5%.

Do tầm quan trọng của ngành đối với nền kinh tế, Thái Lan bảo hộ rất chặt chẽ khi hạn chế tối đa việc cung cấp dịch vụ của các công ty nƣớc ngoài. Mãi tới năm 1997, Chính phủ Thái Lan mới tiến hành một số động thái nhằm tự do hoá thị trƣờng bảo hiểm khi lần đầu tiên cho phép nƣớc ngoài đƣợc tham gia góp 25% vốn trong các công ty liên doanh và cấp phép thành lập 25 doanh nghiệp bảo hiểm mới bao gồm 12 nhân thọ và 13 phi nhân thọ. Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đang xem xét sửa đổi luật để cho phép nƣớc ngoài tăng vốn đóng góp lên 49% và sẽ đạt mức trên 49% sau 5 năm kể từ khi luật sửa đổi có hiệu lực.

Hiện nay, có khoảng 25 công ty bảo hiểm nhân thọ hoạt động trên thị trƣờng Thái Lan. Tuy nhiên, các công ty này chủ yếu là của Thái Lan hoặc một số công ty liên doanh trong đó vốn góp của phía nƣớc ngoài rất thấp (25% vốn pháp định). Theo thống kê, năm 1999 tổng giá trị phí bảo hiểm nhân thọ của Thái Lan đạt mức gần 51 tỷ Baht (tƣơng đƣơng với 1.3 tỷ USD). Mặc dù hạn chế sự cung cấp dịch vụ của nƣớc ngoài qua hình thức hiện diện thƣơng mại, Thái Lan lại khá thông thoáng đối với hình thức cung cấp qua biên giới khi cho phép nƣớc ngoài đƣợc tự do cung cấp dịch vụ cho cƣ dân của Thái Lan qua hình thức này. Điều này đã khiến tỷ trọng phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài chiếm tới 47% tổng phí bảo hiểm quốc gia.

Bảo hiểm phi nhân thọ

Cũng tƣơng tự nhƣ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ đối với dịch vụ bảo hiểm này cũng đƣợc nới lỏng với việc cho phép nƣớc ngoài giữ 25% vốn trong các công ty liên doanh. Tuy nhiên, số lƣợng cho phép thành lập mới hoàn toàn do Chỉnh phủ quyết định trên cơ sở từng trƣờng hợp. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2006 tổng phí bảo hiểm của ngành này đạt tới gần 50 tỷ Baht (khoảng 1.2 tỷ USD). Điều đáng chú ý là Thái Lan không cho phép nƣớc ngoài đƣợc cung cấp dịch vụ qua biên giới cho cƣ dân Thái Lan ngoại trừ trong một số lĩnh vực nhƣ bảo hiểm vận tải biển quốc tế, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm quá cảnh.

c. Dịch vụ thông tin

Ngành thông tin của Thái lan vẫn còn tình trạng độc quyền. Có hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin tại Thái lan, khống chế toàn bộ hoạt động dịch vụ này: Tổ chức điện thoại Thái lan (TOT) và cơ quan thông tin Thái lan (CAT) trong đó TOT chủ yếu cung cấp các dịch vụ điện đàm hoặc thƣ tín trong nƣớc còn CAT đảm nhận hầu hết các loại hình dịch vụ điện đàm hoặc thƣ tín quốc tế. Hai nhà cung cấp này có quyền thiết lập mức phí, cƣớc điện đàm nhƣng phải đƣợc nội các thông qua. Nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài chƣa đƣợc phép thành lập công ty cung cấp dịch vụ thông tin tại Thái lan trừ một số trƣờng hợp đặc biệt theo đó Thái lan sẽ cho phép

nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc nắm giữ khoảng 40% cổ phiếu của các công ty cung cấp dịch vụ thông tin Thái lan. Trong vài năm trở lại đây, Chính phủ Thái lan đã có kế hoạch cải tổ ngành thông tin theo hƣớng thúc đẩy quá trình tƣ nhân hoá hai nhà cung cấp dịch vụ chính của quốc gia. Đặc biệt năm 1997, Chính phủ Thái lan đã quyết định thực hiện quy hoạch tổng thế phát triển ngành viễn thông quốc gia bằng biện pháp chính thức xoá bỏ tình trạng độc quyền Nhà nƣớc trong ngành viễn thông. Theo biện pháp này, hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin là TOT và CAT sẽ đƣợc tƣ nhân hoá nhằm tăng cƣờng môi trƣờng cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên, quá trình tƣ nhân hoá hai công ty hùng mạnh này sẽ đƣợc chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thiết lập một công ty mẹ đứng ra quản lý cả 2 công ty. Giai đoạn 2 sẽ cho phép các công ty khác cũng nhƣ tƣ nhân tham gia mua cổ phiếu nhƣng cổ phiếu Nhà nƣớc vẫn giữ tỷ lệ khống chế (50%).

b. Dịch vụ vận tải

Dịch vụ vận tải hàng không

Hiện có 5 công ty quốc doanh tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không trong đó lớn nhất là Thai Airway (TG), Cụm cảng hàng không Thái lan. Tƣ nhân cũng tham gia khá nhiều vào ngành vận tải hàng không nhƣng do chƣa có một cơ chế chung điều chỉnh hoạt động của các thành phần này nên sự tham gia của tƣ nhân vẫn chƣa có hiệu quả.

Chính phủ Thái lan vẫn giữ vai trò khống chế trong ngành vận tải hàng không, thể hiện qua cổ phần khống chế (70%) nắm giữ trong hãng TG hoặc trong AAT (trên 60%). Tuy nhiên, Chính phủ Thái lan cũng có kế hoạch sẽ tiến hành tƣ nhân hoá dần các doanh nghiệp này trong một vài năm sắp tới.

Nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài chƣa đƣợc tham gia tự do vào thị trƣờng vận tải hàng không. Hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế của Thái lan chủ yếu vẫn dựa vào các hiệp định song phƣơng đã ký với nƣớc khác trên cơ sở có đi có lại. Ngoài ra, các hãng hàng không nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép tham gia thị trƣờng vận tải hàng không của Thái lan dƣới hình thức góp vốn liên doanh trong đó vốn của phía nƣớc ngoài không quá 49%.

Dịch vụ vận tải biển

Thái lan tƣơng đối tự do đối với dịch vụ này. Cụ thể, Chính phủ Thái lan không áp dụng các biện pháp hạn chế nào đối với hàng hoá ra vào Thái lan ngoại từ hàng hoá do cơ quan Chính phủ mua phải do tàu mang cờ Thái lan chuyên chở. Trong một số năm trở lại đây, hoạt động vận tải biển của Thái lan tăng trƣởng không đều. Điều này phụ thuộc vào tình hình xuất nhập khẩu của nƣớc này.

Tóm lại, trƣờng hợp của Trung quốc cho thấy những rủi ro liên quan đến cấu trúc hành chính, thậm chí ở mức trung ƣơng, làm rắc rối thêm việc xây dựng lên những cấu trúc kinh doanh hiệu quả nhất. Có lẽ, một vấn đề quan trọng hơn là đƣa những cam kết với WTO thành những chính sách của chính quyền điạ phƣơng, đặc biệt là đối với các vùng có truyền thống áp dụng những công cụ chính sách để bảo vệ doanh nghiệp địa phƣơng. Việc áp dụng các quy tắc đối với các doanh nghiệp một cách minh bạch và không phân biệt là một nhân tố quan trọng để các thị trƣờng là thực sự mở đối với sự cạnh tranh nƣớc ngoài.

Kinh nghiệm của Thái lan cho thấy sự hoàn chỉnh về chính sách thƣơng mại dịch vụ ở mức cao. Do là một nƣớc đang phát triển nên Thái lan không hoàn toàn mở cửa trong lĩnh vực dịch vụ của mình. Vẫn còn nhiều ngành dịch vụ mà Thái lan đang hạn chế sự tham gia của các công ty nƣớc ngoài nhƣ bảo hiểm, viễn thông, vận tải hàng không... tuy nhiên, là một thành viên của WTO, Thái lan cũng đang dần nới lỏng các quy định của mình để phù hợp hơn với GATS. Việt nam có thể tham khảo kế hoạch cải cách các ngành dịch vụ này của Thái lan cho phù hợp với GATS. Những kinh nghiệm của Trung quốc lại cho thấy việc thiết kế các cam kết trong GATS là rất phức tạp đối với những ngành mới. Các cam kết của Trung quốc, những cam kết rất có ý nghĩa và nhiều phần vƣợt ra ngoài các ràng buộc của những chính sách hiện hành, đã đƣa ra một hình mẫu mà các nền kinh tế đang phát triển khác có thể xem xét áp dụng trong đó có Việt nam. Tuy nhiên, một trong những thách thức là cải cách về thể chế và chính sách hành chính.

CHƢƠNG 2.

CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách xuất khẩu dịch vụ của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)