1.2.5 .Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
2.1. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM 1996-2009
2.1.1. Sự tăng trƣởng của các loại hình dịch vụ
Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cũng nhƣ trong những năm đầu đổi mới, chỉ có một số ít ngành dịch vụ với một số loại hình dịch vụ cơ bản trong nền kinh tế, và trong số đó hầu nhƣ không có các loại hình dịch vụ kinh doanh mang tính thị trƣờng. Tuy nhiên, kể từ đầu những năm 1990 đến nay, các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế đã có chiều hƣớng gia tăng, tuy chƣa xứng với tiềm năng, điều này thể hiện ở tính chất đa dạng và phong phú của khu vực dịch vụ. Đáng chú ý là sự gia tăng của các loại hình dịch vụ kinh doanh có tính thị trƣờng, kể cả về số lƣợng và tốc độ. Tính trong thời gian 2001-2005, các dịch vụ kinh doanh có tính thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng trung bình cao hơn tốc độ tăng trƣởng chung của khu vực dịch vụ (7,02% so với 6,97%). Giai đoạn 2006-2008 tốc độ tăng trƣởng trung bình của các dịch vụ kinh doanh có tính thị trƣờng là 7,57% cao hơn tăng trƣởng bình quân của toàn khu vực dịch vụ (7,2%) (Bảng 2.1.).
Nhóm các dịch vụ sự nghiệp trong những năm vừa qua có tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong ba nhóm (bình quân 7,4%/năm trong thời gian 2001-2005 và giai đoạn 2006-2008 là 7,42). Một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự tăng trƣởng của các dịch vụ sự nghiệp là việc Nhà nƣớc đẩy mạnh thực hiện các chính sách xã hội hoá cung ứng dịch vụ công đối với một số dịch vụ nhƣ: giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá, khoa học và công nghệ, thể dục, thể thao. Bản thân quá trình xã hội hoá cung ứng dịch vụ công là một sự đổi mới việc tổ chức và phƣơng thức cung ứng dịch vụ, trong đó các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động cung ứng dịch vụ công.
Năm Tăng trƣởng
GDP Nông nghiệp Dịch vụ Công nghiệp
– xây dựng 1996 9.30 4.40 8.80 14.50 1997 8.20 4.30 7.10 12.60 1998 5.80 3.50 5.10 8.30 1999 4.80 5.20 2.30 7.70 2000 6.80 4.60 5.30 10.10 2001 6.90 3.00 6.10 10.40 2002 7.10 4.20 6.50 9.50 2003 7.30 3.60 6.50 10.50 2004 7.80 4.40 7.30 10.20 2005 8.40 4.00 8.50 10.60 2006 8.17 3.40 8.30 10.40 2007 8.48 3.41 8.68 10.60 2008 6.23 3.79 7.20 6.33 2009 5.32 1.83 6.63 5.52
(Nguồn: www.gso.gov.vn - Tổng cục thống kê 2009 - 2010)
Trong giai đoạn 1986-1996, tốc độ tăng trƣởng của khu vực dịch vụ gia tăng liên tục và cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP. Tuy nhiên, kể từ năm 1997-2004, tốc độ tăng trƣởng của khu vực dịch vụ đã giảm xuống thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của GDP- điều này ngƣợc lại với xu hƣớng tăng trƣởng dịch vụ nói chung trên thế giới.
Tuy nhiên, từ năm 2005-2009, tốc độ tăng trƣởng của khu vực dịch vụ lại tăng cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng của GDP. Cũng trong giai đoạn này, trong số 12 phân ngành dịch vụ thì chỉ có 5 phân ngành có tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm cao hơn tốc độ tăng trƣởng GDP. Trong số đó, đáng chú ý là năm 2008 có một số phân ngành chiếm tỷ trọng cao trong GDP cũng có tốc độ tăng trƣởng cao, chẳng hạn nhƣ: Phân ngành vận tải, du lịch và bƣu chính viễn thông có tốc độ tăng trƣởng năm 2008 so với năm 2007 là 13,84%. Cũng trong năm 2008, phân ngành dịch vụ mang tính thƣơng mại có tốc độ tăng trƣởng bình quân 8,54%/năm
(cao hơn tốc độ tăng GDP [23]); phân ngành khách sạn và nhà hàng có tốc độ tăng trƣởng 8,7% (cũng cao hơn đáng kể tốc độ tăng trƣởng GDP). Tuy nhiên, cũng có những phân ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP nhƣng có tốc độ tăng trƣởng thấp hơn tốc độ tăng trƣởng GDP, nhƣ: dịch vụ kinh doanh và bất động sản chiếm 3,8% GDP nhƣng chỉ đạt tốc độ tăng trƣởng trung bình 2,49%/năm trong năm 2008 (bảng 2.2.)
Đánh giá khái quát về tình hình phát triển của khu vực dịch vụ ở Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, cho thấy các ngành dịch vụ ngày càng đa dạng hoá với sự xuất hiện của nhiều ngành mới và có trình độ phát triển cao hơn, song tốc độ tăng trƣởng nhìn chung là chƣa cao và chƣa ổn định, hay nói cách khác khu vực này còn kém năng động. Sự biến động tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP chƣa phản ánh xu hƣớng diễn biến cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế thị trƣờng đang phát triển mạnh mẽ.
2.1.2. Tình hình chung về xuất khẩu dịch vụ
Trong điều kiện môi trƣờng kinh tế đổi mới, chính trị và xã hội ổn định, bên cạnh đó lại đƣợc Nhà nƣớc chú trọng khuyến khích xuất khẩu dịch vụ đã có sự khởi sắc. Từ chỗ hoạt động dịch vụ còn rất ít ỏi và do một số doanh nghiệp nhà nƣớc độc quyền cung cấp, nhƣng chỉ sau một thời gian ngắn đã có ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đã tạo nên diện mạo mới cho xuất khẩu dịch vụ. Một số ngành dịch vụ nhƣ: Bƣu chính Viễn thông, công nghiệp phần mềm, tƣ vấn xây dựng, ngân hàng tài chính… đã phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời đã vƣơn ra nƣớc ngoài một cách thành công. Danh mục sản phẩm dịch vụ ngày càng kéo dài khi có thêm những dịch vụ mới đƣợc cung cấp không những trong nƣớc mà còn cung cấp ra nƣớc ngoài, trong đó có sự xuất hiện và bứt phá của những ngành có hàm lƣợng chất xám cao, đƣợc thừa hƣởng từ thành quả của sự bùng nổ công nghệ thông tin.